Chưa thể nói dịch COVID -19 đã lui
Liên tiếp trong 3 ngày qua, Việt Nam ghi nhận số ca COVID-19 mắc mới giảm, từ 11 ca ngày 2/4 xuống còn 3 ca ngày 4/4 và hôm qua là 1.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga , chuyên gia dịch tễ, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đây chưa phải là giá trị dịch tễ đánh giá dịch đã lui, là một tín hiệu vui, nhưng không chủ quan.
27 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được chữa khỏi và ra viện vào ngày 30/3. Ảnh: PV
Không chủ quan
Theo ông Nga cần theo dõi ít nhất trong 2 tuần mới có thể nói dịch đã lui hay chưa. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để ngăn chặn dịch, vì thế cơ hội trong những ngày này là hạn chế lây lan đến mức thấp nhất, khoanh vùng kịp thời các ổ dịch COVID-19 để không bùng phát mạnh trong cộng đồng. Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, Thứ trưởng Long nhận định, việc tuân thủ giãn cách xã hội của người dân được xem là có ảnh hưởng trực tiếp việc thành bại khống chế dịch vì bệnh này lây chủ yếu qua tiếp xúc gần.
“Nếu thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta giữ vững được thế chủ động chống dịch. Nếu không kịp thời khống chế, dịch có thể bùng phát mạnh trong cộng đồng, dẫn tới nhiều người nhập viện do tình trạng nặng, đặc biệt người cao tuổi và có bệnh nền. Nếu qua 15 ngày cách ly vẫn có các ca bệnh mới, chúng ta tiếp tục bao vây, dập tắt ổ dịch và có khả năng phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Nếu không có ca bệnh mới, về cơ bản, ta đã khống chế được dịch trên lãnh thổ Việt Nam và có thể xem xét việc ngừng giãn cách xã hội. Khi đó, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới để khóa chặt các ca bệnh từ ngoài vào, cố gắng duy trì cho đến khi dịch bệnh trên thế giới thoái lui”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho biết.
Theo ông, đỉnh dịch là thời điểm (có thể ngày hoặc tuần) mà dịch phát triển mạnh nhiều ca mắc, nhiều người nhập viện, sau đó giảm dần. Việt Nam nếu ngăn chặn được lây lan cộng đồng, không tạo nên ổ dịch, vùng dịch lớn, sẽ không có đỉnh dịch. Thời gian kết thúc đại dịch cũng phụ thuộc lớn biến động đi lại của quốc tế. Thông thường các đại dịch có sự phát sinh, lên đỉnh và thoái lui. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ học quốc tế, đại dịch COVID-19 có thể rầm rộ vài tháng nữa rồi kéo dài đến hết năm nay và đuôi dịch có thể sang năm 2021.
“Chúng ta chưa biết được miễn dịch của bệnh sẽ như thế nào. Bệnh có thể hình thành miễn dịch, thành cúm thường như đại dịch cúm 2009 hoặc biến mất hẳn như dịch SARS 2003. Nếu trong trường hợp bệnh COVID-19 trở thành tương tự cúm mùa, những vụ dịch lần sau sẽ không còn quy mô lớn và trầm trọng như bây giờ. Ngoài ra, nếu virus gây bệnh này tạo ra miễn dịch ổn định, chúng ta có thể sản xuất vắc – xin để tiêm phòng đại trà”, chuyên gia dịch tễ này nói.
Hạn chế nguy cơ bệnh viện thành ổ dịch
Phân luồng, sàng lọc, cách ly, phát hiện sớm để hạn chế COVID-19 “thăm” bệnh viện. Đó là yêu cầu của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19 cùng các thành viên trong Đội Cơ động chống dịch của Bộ Y tế tại buổi kiểm tra công tác khám, sàng lọc, cách ly bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Việt Pháp và Bệnh viện Bưu điện ngày 5/4.
Từ bài học dịch SARS 2003, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị Bệnh viện Việt Pháp thực hiện nghiêm và cập nhật những văn bản, hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19. PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Bộ Y tế chưa giao nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 dương tính cho Bệnh viện Việt Pháp, nhiệm vụ của bệnh viện là phân luồng, cách ly, giám sát, phát hiện sớm và chuyển bệnh nhân COVID-19. Đoàn công tác Bộ Y tế đề nghị bệnh viện phân luồng ngay từ cổng; biển báo dễ nhận biết từ cổng để người có triệu chứng và người đi từ vùng dịch tễ đến đúng địa điểm.
Với trường hợp bệnh nhân 237 có mặt 2 lần tại bệnh viện, Đoàn công tác đề nghị Bệnh viện Việt Pháp rút kinh nghiệm, càng cảnh giác và phòng ngừa tốt, càng bảo vệ bệnh viện khỏi những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Hiện 22 nhân viên y tế Bệnh viện Việt Pháp có kết quả âm tính, tiếp tục cách ly trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với bệnh nhân.
Kiểm tra tại Bệnh viện Bưu điện, Đoàn công tác đã góp ý khu vực phân luồng, sàng lọc, phát hiện người mắc COVID-19 tại đây. Hiện Bệnh viện Bưu điện có 2 cơ sở ở Định Công gần với khu dân cư và cơ sở ở phố Huế. Trong đó, khoa thận lọc máy của bệnh viện đang điều trị cho 110 người bệnh thận nhân tạo, trong đó có 30 người bệnh thuê nhà tại xóm thận Bạch Mai- phố Lê Thanh Nghị cùng với 100 bệnh nhân của bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân này đều được tổ chức sàng lọc COVID-19.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng yêu cầu các bệnh viện không được lơ là trong phòng dịch bởi tất cả những người vào viện đều có nguy cơ nhiễm bệnh, mang nguồn bệnh từ bên ngoài vào.
Ngày 5/4, PGS.T Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, qua nghiên cứu trong thời gian qua, các nhà khoa học của Viện đã nhận thấy biến đổi khác biệt về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 tại Việt Nam. Cụ thể, virus này đã tách ra thành 2 nhóm. Từ đầu vụ dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 đợt bệnh nhân. Đợt 1 là những bệnh nhân về từ Trung Quốc, đợt 2 là bệnh nhân về từ châu Âu chiếm phần lớn. Trong quá trình phân lập virus từ mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân đến từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà khoa học nhận thấy virus gây bệnh cho 2 nhóm này khác hẳn nhau. Tuy nhiên, đến nay nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được virus nhóm nào lây nhiễm nhiều hơn, mạnh hơn. “Vì ngoài yếu tố đặc tính riêng, thì việc virus lây nhiễm còn phải có điều kiện tốt, môi trường tốt và cơ thể cảm nhiễm tốt”, PGS.TS Lê Quỳnh Mai phân tích. Cùng với đó cũng chưa khẳng định được độc lực của SARS-CoV-2 có liên quan gì đến yếu tố địa lý, nguồn gốc mà chúng phát sinh hay không.
THÁI HÀ
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đột biến, giờ có 8 chủng
Các chuyên gia y tế cho biết virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 vẫn đang đột biến. Tính đến nay, giới khoa học đã phát hiện ra 8 chủng trên toàn cầu.
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) được đánh giá là biến đổi chậm - Ảnh minh họa: AFP
Các nhà khoa học đã và đang sử dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng giải mã bộ gien của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 từ các mẫu thử nghiệm.
"Virus Corona đang thay đổi về mặt di truyền. Câu hỏi được đặt ra là liệu có bất kỳ biến đổi nào quan trọng đối với quá trình phát bệnh, khả năng truyền bệnh hay những thứ khác mà con người chúng ta quan tâm không", Marc Lipsitch, nhà nghiên cứu dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm của Đại học Harvard (Mỹ), nói với NPR .
Tin tốt là các chủng mới chỉ được điều chỉnh một chút, các đột biến không gây chết người nhiều hơn, Trevor Bedford, chủ trang web NextStrain.org (một trang web truy cập mở cho thấy cách thức virus lan trên toàn cầu và cách thức các chủng khác nhau phát triển), chia sẻ với New York Daily News .
"Tỷ lệ đột biến quan sát được (khoảng hai đột biến mỗi tháng) là hoàn toàn bình thường đối với virus. Cúm và cảm lạnh thông thường có tỉ lệ đột biến tương tự", Mitch Bedford viết trên Twitter.
Biết làm thế nào virus có thể đột biến tác động quan trọng đến cách tạo ra vắc xin hiệu quả. Bởi vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 đang biến đổi chậm, nên việc tiêm vắc xin một lần là có thể. Trong khi đó, như trường hợp cúm mùa, vắc xin được cập nhật hằng năm vì đột biến nhanh, theo Heath24 .
Tạ Ban
Cách tốt nhất để cắt đứt con đường lây của SARS-CoV-2 Theo chuyên gia, mỗi người phải tự hoài nghi với tất cả trường hợp mình tiếp xúc bên ngoài cộng đồng. Bởi họ đều có nguy cơ lây bệnh cho mình. Việt Nam đã ghi nhận 179 ca mắc Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân liên tục được kêu gọi thực hiện các biện pháp để giảm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025