Chuẩn bị sẵn sàng đón Tết Đoan Ngọ cùng cơm rượu nếp cẩm làm cực đơn giản
Cơm rượu nếp cẩm không chỉ là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cách làm cực dễ, bạn thử nhé!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm rượu nếp cẩm cho dịp Tết Đoan Ngọ:
- 500g gạo nếp cẩm
- 5g men rượu (thường men rượu sẽ được bán kèm gạo)
- 100g đường
- 100ml nước
Cách làm:
1. Gạo nếp cẩm vo sạch, ngâm ít nhất 6 tiếng hoặc qua đêm.
2. Cho gạo vào nồi cơm, đổ nước xâm xấp và nấu như nấu cơm. Tránh đảo quá nhiều trong quá trình nấu vì cơm nếp sẽ ra nhiều nhựa. (*)
3. Cơm chín thì dàn ra khay cho cơm bay bớt hơi nóng.
4. Men cạo bỏ vỏ trấu bọc bên ngoài rồi giã mịn.
5. Khi cơm đã nguội và chỉ còn hơi âm ấm thì dùng rây, rây men vào cơm sau đó trộn đều.
Video đang HOT
6. Cho cơm vào hộp thủy tinh có nắp, đậy kín và bọc khăn hay túi màu đen ra bên ngoài. Cất vào nơi kín như tủ, lò nướng, nồi cơm hay thùng xốp. (**)
7. Sau 2 ngày thì lấy cơm rượu ra kiểm tra. Nếu cơm rượu đã lên men chuẩn theo ý bạn thì đun nước đường cho tan. Khi nước đường nguội thì trộn vào cùng cơm rượu và thưởng thức thôi! (***)
Lưu ý:
(*) Bạn có thể đồ nếp cẩm thay vì nấu bằng nồi cơm. Tuy nhiên nếu đồ nếp cẩm bạn cần đồ hai lần. Lần thứ nhất đồ 30 phút, sau đó đem nếp xả nước lạnh cho ra hết sạch nhựa và ngậm thêm nước thì đổ nếp vào chõ và đồ tiếp thêm 30 phút nữa.
(**) Nếu như bạn có lá chuối hay lá sen để ủ thì cơm nếp sẽ có mùi thơm đặc trưng hơn.
Lá chuối hay lá sen chọc thủng vài lỗ rồi gói xôi nếp đã trộn men vào lá. Đặt bọc nếp cẩm vào bát để cho hứng nước chảy ra. Sau đó bọc kín và ủ cơm rượu ở chỗ kín cho lên men.
(***) Tuỳ từng thời tiết mà thời gian cơm rượu lên men sẽ khác nhau. Cách tốt nhất là sau 24h bạn nên kiểm tra cơm rượu một lần. Nếu cơm rượu chưa ủ đủ 24h thì không nên mở ra. Không nên ủ cơm rượu quá lâu vì sẽ bị cay và khó ăn.
Thành phẩm:
Làm cơm rượu nếp cẩm tại nhà không hề khó như nhiều người từng nghĩ. Cảm giác mở bọc cơm rượu ra kiểm tra và ngửi cái mùi thơm ngọt nhẹ thực sự rất sảng khoái. Mình đã từng cùng bà ngoại làm món rượu nếp này bằng một cách rất kỳ công nhưng hôm nay mình giới thiệu với các bạn cách làm đơn giản nhất dành cho chị em ở thành phố không có lá chuối hay lá sen. Các bạn còn chần chừ gì nữa nào, hãy bắt tay vào làm cho cả nhà mình thưởng thức nhân dịp Tết Đoan Ngọ sắp tới nhé!
Chúc các bạn thành công với món cơm rượu nếp cẩm này và đón Tết Đoan Ngọ thật vui nhé!
Tết Đoan Ngọ – ngày 5/5 theo lịch âm, là dịp Tết mang hương vị mùa hè, và tập trung đủ những đặc sản mùa hè khiến người ta phải rạo rực. Cũng giống như nhiều dịp lễ Tết, hội hè khác, Tết Đoan Ngọ gắn bó với mỗi người qua những lệ truyền khẩu của bà, mẹ, qua những thức quà không thể thiếu như rượu nếp, trái cây tươi.
Nghi thức đầu tiên của Tết Đoan Ngọ là nhất định đầu tiên phải ăn vài thìa nhỏ rượu nếp cho đúng lệ, và khi ăn chỉ lấy thìa nhỏ xúc vài hạt một rồi nhâm nhi cái ngọt ngọt, cay cay, sần sật.
Theo afamily
Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem
Gạo nếp là một món quà tuyệt vời của nền văn minh lúa nước, cũng là linh hồn của nhiều món bánh truyền thống Việt Nam.
Vị thế của gạo nếp trong ẩm thực Việt Nam là không thể chối bỏ khi mà có một phần lớn các món ăn truyền thống của ta được làm từ gạo nếp. Không chỉ giới hạn trong các món thường ngày, rất nhiều thức từ gạo nếp luôn phải có trong các dịp cúng kiếng, lễ lạt có ý nghĩa sâu sắc trong tín ngưỡng của người Việt.
Từ hạt nếp bé nhỏ, mở ra cả triết lý sâu sắc
Vào ngày Tết, nếp đến với ta dưới dạng các loại bánh truyền thống mà bất kì gia đình Việt Nam nào cũng phải có là bánh chưng và bánh tét. Còn nếu không bánh chưng, bánh tét thì đồng bào dân tộc người Tày cũng có món bánh giầy làm từ gạo nếp chưng. Nói chung là kiểu gì thì người Việt cũng phải có một món bánh gạo nếp cho các ngày lễ lạt quan trọng. Mặt khác, chúng ta không dùng một loại bánh cho nhiều dịp mà mỗi dịp đều sẽ có một loại khác nhau với muôn hình vạn trạng. Ví như Tết Đoan Ngọ có bánh tro (bánh gio), Tết Hàn thực có bánh trôi, bánh chay, Tết Trung thu có bánh dẻo và cưới xin thì chẳng thể thiếu bánh cốm, bánh su sê...
Gạo nếp và các loại bánh làm từ nếp nói chung có địa vị vô cùng quan trọng không chỉ ở phương diện ẩm thực mà còn ở đời sống tinh thần, có liên hệ mật thiết đến tư duy và triết lý chung của dân tộc ta.
Gói bánh chưng ngày Tết là truyền thống của nhiều gia đình người Việt Nam.
Tương truyền khi xưa chàng Lang Liêu dâng bánh chưng bánh giầy lên cho Vua Hùng đã giải thích về phần gạo nếp trong hai loại bánh như sau: rằng gạo là thức nuôi sống con người vạn vật, gạo nếp lại đủ mềm dẻo và kết dính để làm bánh thành hình tròn, hình vuông tượng trưng cho đất và trời. Mặt khác, gạo nếp bao bọc nhân bên trong, giống với hình tượng thai nghén, bảo bọc của đấng sinh thành. Vậy nên lấy nếp làm chính, tạo ra bánh chưng bánh giầy dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày này xem ra là hợp lí.
Từ truyền thuyết này, có thể thấy gạo nếp có quan hệ và ý nghĩa rất mật thiết với tư duy, triết lý sống của người Việt: vừa là món ăn mang tính nuôi dưỡng, vừa tượng trưng cho truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Đó cũng chính là lý do vì sao mà nhiều loại bánh làm từ gạo nếp lại luôn thuộc dạng "phải có" trong các dịp cúng kiếng trang trọng.
Vắng gạo nếp, các món bánh truyền Thống Việt Nam sẽ thật buồn
Kho tàng bánh Việt Nam giàu có đến mức chỉ nhắc đến ba chữ "bánh truyền thống" thôi cũng khiến ta có cảm giác... mông lung, bởi vì nó bao gồm quá nhiều. Mỗi một vùng miền, mỗi một khu vực hay thậm chí là cả những đơn vị nhỏ như gia đình đều sẽ có một món bánh, một biến tấu riêng. Chỉ từ một số công thức cơ bản, theo thời gian trăm năm, nghìn năm đã sản sinh ra thật nhiều các món bánh được làm nên từ sự sáng tạo, khéo léo của dân tộc. Không nói đâu xa, chỉ như một loại bánh tét truyền thống, đến hiện tại đã có đủ loại từ bánh tét chuối, bánh tét đậu, bánh tét lá dứa, bánh tét nếp cẩm, bánh tét gấc...
Chỉ từ bánh tét truyền thống, người ta đã sáng tạo biết bao nhiêu loại khác.
Đa dạng và phong phú là thế, nhưng ngẫm kỹ, chỉ cần lấy đi một thành tố nhất định thì ngay lập tức, kho tàng bánh Việt sẽ... "nghèo" đi một nửa (thậm chí là hơn): đó chính là gạo nếp.
Lấy ví dụ từ những món bánh truyền thống nổi tiếng nhất, chúng ta thử liệt kê ra vài cái tên mà ai cũng biết như bánh chưng, bánh tét, bánh giày, bánh nếp, bánh ú, bánh ít, bánh tro (bánh gio), bánh trôi, bánh chay... Tất thảy những loại bánh này sẽ không tồn tại nếu không có gạo nếp! Tưởng tượng một thế giới không có gạo nếp, ta sẽ thấy ngay một viễn cảnh thật "kinh khủng", ấy chính là quá nhiều món bánh quan trọng, những món bánh mang đậm bản sắc dân tộc và gắn liền đời sống tinh thần của ta sẽ biến mất.
Đấy là còn chưa kể đến những món bánh giản dị hơn luôn có mặt trong thời ấu thơ của chúng ta như bánh rán, bánh ít, bánh khúc, bánh dẻo, bánh da lợn... tất cả đều sẽ "vắng bóng" nếu thiếu đi gạo nếp. Chỉ với một vài ví dụ đơn giản như vậy, ta đã đủ thấy nếp quan trọng như thế nào đối với bánh Việt Nam rồi nhỉ.
Sự thiên biến vạn hoá tài tình của người Việt với gạo nếp
Có không ít món ăn dùng đến gạo nếp như xôi, chè... tuy nhiên phải ở các món bánh thì chừng như gạo nếp mới "phát huy" được hết tiềm năng của mình trong đôi bàn tay điêu luyện của người Việt Nam. Và quả thật như thế, gạo nếp khi được chế tạo thành bột sẽ có độ dẻo, mềm cực kì thích hợp để tạo thành bất kì hình dạng nào mà người thợ mong muốn. Gạo nếp thơm, có vị thanh nhẹ nên cũng không kén các loại nhân (vì thế nên mới có tình trạng một món bánh ú, bánh tét thôi mà có từ nhân mặn đến nhân ngọt).
Bánh tét với nhiều loại nhân khác nhau.
Gạo nếp dưới bàn tay người Việt có thật nhiều "nhân dạng", chỉ cần chế biến khác đi cũng có thể tạo ra kết cấu và hình dáng hoàn toàn khác. Ví dụ như từ gạo nếp nguyên hạt, ta có thể làm ra các loại bánh như bánh chưng, bánh tét. Thế nhưng khi xay thành bột, ta lại có vô vàn những loại bánh khác như bánh trôi, bánh nếp, bánh dẻo... Thậm chí, cũng cùng một loại nếp nhưng thay đổi một chút cách chế biến bột cũng có thể cho ra muôn hình muôn dạng khác. Ví dụ như bánh tro dùng nước tro để ngâm nếp trước khi xay hay bánh phu thê có bột được ngâm với nước hoa dành dành.
Bánh tro (trái) và bánh phu thê (phải).
Có thể nói, các món bánh làm từ gạo nếp của người Việt là cả một gia tài ẩm thực vô giá, với số lượng đồ sộ và sự phức tạp, đặc trưng của mỗi loại đủ để lập hẳn một khu bảo tàng rộng lớn. Bánh nếp Việt Nam, bất kể là dân dã hay có nguồn gốc cao sang cũng đều chứa đựng sự tinh tế, khéo léo. Cái tinh tế ẩn trong nét mộc mạc của hình dáng bánh tròn ủm, thuôn dài hay hình chóp khối hoàn hảo; cũng nằm trong cái cách lá chuối được cẩn thận gói sao cho vừa vặn với bánh không sai một nếp. Và chẳng dừng lại ở đó, người Việt Nam còn tận dụng cả những phẩm màu thiên nhiên để mang lại nét đẹp cho bánh.
Vậy nên nói, cái tài hoa, cái khéo léo của người Việt được thể hiện ở không ít khía cạnh, song ở phương diện các loại bánh trái làm từ gạo nếp lại rõ ràng hơn hẳn. Dân tộc Việt Nam giỏi canh tác, được tạo hoá ưu ái cho thổ nhưỡng giúp phát triển văn hoá lúa nước và chúng ta đã tận dụng triệt để tất thảy những điều mình có. Từ hạt gạo nếp bé nhỏ thôi, người Việt đã thành công tạo ra cả một gia tài bánh truyền thống có giá trị đến mãi hàng nghìn năm sau.
Theo TTVN
Chè nếp cẩm ăn với sữa chua Nếp cẩm ăn với sữa chua vừa đẹp da lại tốt cho sức khỏe. Có thể làm nếp cẩm ủ men ăn cũng rất ngon. nhưng hôm nay mình làm món chè trước nhé. Mọi người ai thích thì cùng làm chung cho vui. Nguyên Liệu 200 g gạo nếp cẩm ngon 100 g đường Một chút muối Nước sôi để nguội Nồi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần

Loạt món ngon đặc sản nhất định phải thử khi đi du lịch Phú Quốc dịp nghỉ lễ chỉ vài chục nghìn

Nghỉ lễ "mải chơi quên ăn", mẹ chỉ cần 15 phút là có món tráng miệng "bù dinh dưỡng" cấp tốc cho các con

Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ

Thêm một món ngon từ thịt vịt, nghỉ lễ làm đãi gia đình ai cũng mê

"Lộc trời" ngoi lên từ bùn đất ở Hải Dương, nhìn nổi da gà nhưng là đặc sản, ăn vào mới thấy thật tinh hoa

Nghỉ lễ, mẹ đảm Sài Gòn làm mẹt cuốn siêu hấp dẫn nhâm nhi cực đã, ai bí món tham khảo ngay!

3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng

4 món ngon đổi vị với 'thực phẩm vàng' giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ

Bật mí cách làm siro cóc chua ngọt giải nhiệt mùa hè

Loại hạt nhỏ nhưng giàu omega-3 hơn cá hồi, tốt cho tim mạch và não bộ

Loại cá có nhiều vào tháng 4 đem nấu với "sốt bí truyền" này vừa thơm, vị chua ngọt cực ngon
Có thể bạn quan tâm

Sắc màu phù hợp với Song Tử: Màu nào mang lại tài lộc cho bạn?
Trắc nghiệm
14:44:42 03/05/2025
'Á hậu fan Việt ghét' ứng xử dở tệ vẫn đăng quang MUP, bị cả dàn thí sinh ngó lơ
Sao châu á
14:43:02 03/05/2025
Thêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếng
Tin nổi bật
14:39:04 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
Sao việt
14:23:54 03/05/2025
Khởi tố nhóm "yêng hùng" mang đao kiếm đại náo trên Quốc lộ 6
Pháp luật
14:17:49 03/05/2025
Gặp nhóm sinh viên giúp đỡ cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ ngày 30-4
Netizen
14:07:35 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025
One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo
Thế giới số
14:03:30 03/05/2025
Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store
Thế giới
14:00:11 03/05/2025