Chức năng 12 đôi dây thần kinh sọ não và các bệnh thường gặp
Trừ những người sinh ra không may bị khuyết tật bẩm sinh về số lượng cũng như cấu trúc, tất cả những người bình thường đều có đủ 12 đôi dây thần kinh sọ não.
Liệt dây thần kinh số 7.
Từ những đôi thần kinh gốc đó sinh ra các nhánh nhỏ hơn tỏa đi chằng chịt khắp cơ thể và điều hành hoạt động của mọi cơ quan.
Tùy theo chức năng nhiệm vụ được tạo hóa giao phó mà mỗi một sợi dây thần kinh sọ não khi bị tổn thương sẽ gây ra những bệnh lý mang tính đặc trưng.
Tên gọi theo chức năng
Để tiện “kiểm soát” các nhà khoa học đánh số thứ tự theo chữ số La Mã cho 12 đôi dây thần kinh sọ não. Bắt đầu từ số I, cuối cùng là số XII. Trong đó, riêng dây thần kinh số VII khi bị tổn thương gây ra bệnh liệt nửa mặt, gọi tắt là liệt mặt dây VII là quen thuộc đối với nhiều người.
Tuy được các nhà chuyên môn thường xuyên “điểm danh” theo số thứ tự, nhưng mỗi đôi dây thần kinh đều có một tên riêng được gọi theo chức năng, đặc điểm hay vị trí của dây thần kinh đó.
Chúng gồm: Dây khứu giác (dây số I), dây thị giác (dây số II), dây vận nhãn chung (dây số III), dây cảm động (dây số IV), dây tam thoa (dây số V), dây vận nhãn ngoài (dây số VI), dây mặt (dây số VII), dây thính giác (dây số VIII), dây thiệt hầu (dây số IX), dây phế vị (dây X), dây gai sống (dây số XI), dây hạ thiệt (dây XII).
Bệnh lý liên quan
Biểu hiện của đau dây thần kinh số V.
Dây thần kinh số I (Dây khứu giác): Từ não, dây khứu giác bò qua hành não để xuống đáy não, rồi chui qua lỗ sàng xương tỏa thành nhiều sợi nhỏ phủ khắp niêm mạc mũi. Nó có nhiệm vụ nhận cảm giác về mùi.
Nếu mất mùi thì dây này bị chấn thương, bị đứt hoặc do khối u chèn ép. Nếu rối loạn ngửi là do viêm mũi, do polyp. Một số trường hợp nhiễm khuẩn gây mất mùi đột ngột, điển hình là nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Dây thần kinh số II (Dây thị giác): Từ trung tâm thị giác ở vỏ não, dây thị giác thoát ra khỏi hộp sọ nhờ chui qua 2 lỗ xương nhỏ có tên là lỗ thị giác. Khi đến võng mạc, đầu dây thị giác phân tán mỏng thành các tế bào.
Video đang HOT
Các tế bào này thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hình ảnh của sự vật và dẫn truyền cảm giác về ánh sáng. Nếu bị chèn ép do khối u sẽ chỉ nhìn thấy một bên mắt.
Tình trạng này gọi là bán manh. Trong trường hợp bệnh lý làm cho dây thần kinh thị giác bị teo nhỏ lại thì người bệnh sẽ nhìn mọi sự vật trên đời này như người bình thường nheo mắt nhìn qua một… ống nứa!
Dây thần kinh số III (Dây vận nhãn chung): Xuất phát từ trung não (còn gọi là cuống đại não) hướng ra phía trước, rồi vào ổ mắt. Dây thần kinh này có nhiệm vụ vận động một số cơ ở mắt đưa nhãn cầu lên xuống và vào trong.
Nếu bị tổn thương sẽ gây lác ngoài (ngược với lác trong khi tổn thương dây thần kinh số VI). Các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh số III thường gặp là chấn thương nền sọ, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, chảy máu cuống não.
Dây thần kinh số IV (Dây cảm động): Có cùng vị trí xuất phát với dây thần kinh vận nhãn chung, cũng chạy vào ổ mắt, điều khiển hoạt động của cơ chéo to giúp mắt có thể hướng xuống dưới và ra ngoài.
Khi dây thần kinh số 4 bị tổn thương sẽ không đưa mắt ra ngoài và xuống thấp được. Các nguyên nhân thường gặp gây tổn thương dây thần kinh này cũng giống như các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh số III. Có lẽ, chúng cùng chung vị trí gốc và hướng xuất phát.
Dây thần kinh số V (Dây tam thoa): Còn gọi là dây thần sinh ba (tam thoa) vì chia thành 3 nhánh là: Mắt, hàm trên và hàm dưới. Đây là đôi dây thần kinh sọ não lớn nhất trong số 12 đôi. Nó xuất phát từ cầu não, hướng ra phía trước.
Các nhánh mắt và hàm trên nhận cảm giác từ vùng mắt, da mi trên, hốc mũi, trán, da đầu, phần trên hầu và các tuyến. Nhánh hàm dưới nhận cảm giác 2/3 trước lưỡi, tuyến nước bọt và răng hàm dưới điều khiển hoạt động các cơ cắn và cơ nhai.
Tổn thương dây này làm mất cảm giác các phần dây phân nhánh. Bệnh nhân nhức đầu, vận động hàm dưới kém, cắn không chặt. Các nguyên nhân thường gặp là chấn thương nền sọ, viêm đa dây thần kinh và bệnh Zona thần kinh. Trong đó bệnh Zona thần kinh là “quen mặt” nhất.
Dây thần kinh số VI (Dây vận nhãn ngoài): Bắt nguồn từ thân não đi qua rãnh hành não và cầu não ra phía trước và phân nhánh vào ổ mắt, cơ thẳng ngoài. Nó điều khiển vận động nhãn cầu ở tư thế liếc ra ngoài. Nếu dây thần kinh số VI tổn thương sẽ làm cho mắt bị lác trong (ngược với lác ngoài khi tổn thương của dây thần kinh số III).
Dây thần kinh số VII (Dây mặt): Đây là một dây thần kinh hỗn hợp của các sợi thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ. Xuất phát từ thân não đi qua rãnh hành não và cầu não, sau khi chạy một đoạn qua phần đá xương thái dương, nó thoát ra khỏi hộp sọ qua lỗ trâm chũm.
Nhiệm vụ chính của dây thần kinh số VII là vận động các cơ ở mặt. Nếu tổn thương mặt sẽ lệch về bên lành, nhân trung bị kéo về bên không liệt. Do đó nói khó và ăn uống bị rơi vãi. Biểu hiện sẽ rõ hơn khi bảo người bệnh cười hoặc huýt sáo. Các nguyên nhân thường gặp là do tai biến mạch máu não và u não.
Trong chuyên khoa, tổn thương dây thần kinh số VII được chia làm hai loại, thường được gọi là liệt mặt trung ương (do tổn thương neuron vận động trên nhân) và liệt mặt ngoại biên (do tổn thương từ nhân trở ra).
Người bị liệt mặt ngoại biên còn có thêm biểu hiện mắt nhắm không kín bên bị liệt. Các nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên là do nhiễm lạnh, bệnh Zona, viêm đa dây thần kinh, viêm màng não, các bệnh lý ở tai giữa và xương đá.
Dây thần kinh số VIII (Dây thính giác): Nguồn gốc từ vỏ não, chui ra hộp sọ phân thành hai nhóm thần kinh dạng sợi. Nhóm ở ốc tai thu nhận thông tin thính giác (nghe), nhóm ở tiền đình có nhiệm vụ giữ thăng bằng và tư thế cho cơ thể.
Các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh này có thể gặp là tăng huyết áp, xơ vữa các động mạch ở ốc tai – tiền đình, viêm màng não, chấn thương sọ não, u não, nhiễm độc (hóa chất hoặc thuốc chữa bệnh) và viêm thận mạn tính.
Dây thần kinh số IX (Dây thiệt hầu): Bắt nguồn từ rãnh bên hành não chạy vào khoang hầu. Dây thiệt hầu phụ trách vận động các cơ vùng hầu và cảm giác 1/3 sau lưỡi. Điều lạ lùng là dây này thường bị liệt cùng với các dây khác chứ không… chịu bị liệt riêng!
Dây thần kinh số X (Dây phế vị): Sau khi từ não chui qua hộp sọ, dây thần kinh này chia nhánh xuống các vùng cổ, ngực và bụng. Đến bụng lại tách thành 2 nhánh và đi quặt ngược lên điều khiển hoạt động dây thanh âm.
Dây thần kinh số X được xếp vào hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật). Nó là dây thần kinh phó giao cảm lớn nhất của cơ thể. Có nhiệm vụ vận động, cảm giác hầu hết các cơ quan ở ngực và ổ bụng như tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang…
Tổn thương dây thần kinh số X thường gây ra “nghẹn thức ăn đặc, sặc thức ăn lỏng”. Nếu tổn thương xảy ra ở nhánh quặt ngược sẽ gây khàn tiếng do sự “trục trặc” hoạt động của dây thanh âm. Nguyên nhân gây tổn thương do khối u trung thất chèn ép hoặc rủi ro từ các phẫu thuật vùng cổ và ngực.
Dây thần kinh số XI (Dây gai sống): Bắt nguồn từ rãnh sau của hành não, chui qua hộp sọ, đi xuống vùng ngực và phân nhánh điều khiển hoạt động của các cơ thanh quản, ức đòn chũm và cơ thang. Các tổn thương dây gai sống sẽ ảnh hưởng giọng nói và hoạt động của các cơ liên quan.
Khi hành não (còn gọi là hành tủy – phần tiếp giáp giữa não bộ, tủy sống và phình to giống củ hành) bị tổn thương sẽ gây liệt dây thần kinh số XI. Đồng thời cũng gây liệt cả các đôi dây thần kinh số IX (dây thiệt hầu) và số X (dây phế vị)
Dây thần kinh số XII (Dây hạ thiệt): Bắt nguồn từ rãnh trước của hành não, chui qua nền sọ và phân nhánh đến vùng hầu và vùng hàm. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh hạ thiệt (còn gọi là dây thần kinh dưới lưỡi) là vận động các cơ ở lưỡi.
Liệt dây thần kinh này, lưỡi không thể nào lè ra thẳng mà bị đẩy sang phía bên lành. Nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh hạ thiệt thường do viêm màng não và các chấn thương gây vỡ xương nền sọ.
Để hạn chế khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh ở trẻ
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, cuối năm 2020, toàn tỉnh có 2.392 trẻ khuyết tật, trong đó có nhiều trẻ khuyết tật bẩm sinh.
Để nâng cao chất lượng dân số, những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhằm giúp các gia đình sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Các địa phương đẩy mạnh hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thành lập các câu lạc bộ "Tiền hôn nhân" sinh hoạt hàng quý theo các chủ đề. Qua đó, các thanh niên trước khi kết hôn đã đi khám sức khỏe toàn diện.
Năm 2020, tỷ lệ vị thành niên, thanh niên tham gia khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn đạt hơn 51%. 80% vị thành niên, thanh niên 15-24 tuổi chưa kết hôn được tư vấn về khám sức khỏe tiền hôn nhân... Điều này, góp phần trong việc giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên; từ đó giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật, khuyết tật bẩm sinh.
Lấy mẫu máu gót chân sàng lọc sau sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Ảnh: Đức Thiêm (CTV)
Một trong những tác động làm gia tăng tình trạng trẻ khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh chính là hôn nhân cận huyết thống. Bởi vậy, tỉnh đã đẩy mạnh phòng, chống hôn nhân cận huyết thống, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh triển khai Đề án Phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 74 xã của 9 huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, gồm: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.
Trên cơ sở đó, các ngành, địa phương, đơn vị đều tích cực tuyên truyền cho bà con pháp luật về hôn nhân và gia đình với nhiều hình thức phong phú, từ nói chuyện chuyên đề, tọa đàm giao lưu, phát tờ rơi, sách, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa, đài; tuyên truyền trong các trường học...
Nhờ đó, tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh giảm rõ rệt. Giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn tỉnh còn 1,2% trên tổng số cặp kết hôn trong giai đoạn; không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Kiểm tra sức khỏe thai nhi tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Cùng với các giải pháp trên, để hạn chế tình trạng trẻ khuyết tật, bệnh tật bẩm sinh, tỉnh còn chú trọng phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ cấp tỉnh đến cấp xã, mạng lưới này không ngừng được đầu tư, nâng cao chất lượng hỗ trợ rất hiệu quả cho việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước khi mang thai và đang mang thai.
Năm 2020, các đơn vị y tế đã thực hiện 177 buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn hướng dẫn chế độ ăn cho phụ nữ mang thai tại 177 trạm y tế xã/phường; tổ chức 502 buổi thực hành dinh dưỡng cho 15.163 lượt phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi tại 109 xã vùng khó khăn, dân tộc miền núi.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các tuyến đã giúp bà mẹ trong giai đoạn thai kỳ được tiếp cận dịch vụ khám thai một cách thuận tiện nhất, từ đó phát hiện các bất thường của thai nhi để có sự can thiệp kịp thời. Đồng thời, Trung tâm y tế, trạm y tế ở các địa phương cũng tích cực hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sức khỏe sinh sản, sức khỏe thai nhi... Năm 2020, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên trên địa bàn tỉnh trong 3 giai đoạn thai kỳ đạt 84,1%.
Cả 177 xã, phường, thị trấn của tỉnh còn chú trọng hoạt động tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Trong giai đoạn 2016-2020, các đơn vị y tế đã tổ chức 11.160 cuộc tư vấn lồng ghép tại trạm y tế về nội dung sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nhân ngày tiêm chủng mở rộng. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sơ sinh năm 2020 khoảng 70%, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 83%.
Việc đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tầm soát dị dạng, bệnh tật bẩm sinh... của tỉnh đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ khuyết tật, trẻ mắc các bệnh bẩm sinh trên địa bàn. Điều này cũng mang lại niềm vui cho các gia đình khi đón những đứa con khỏe mạnh chào đời.
Cha uống rượu, con dễ bị khuyết tật bẩm sinh Theo phát hiện mới công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Pediatrics), thói quen uống rượu của người cha có thể làm tăng nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh cho con. Trước đó, nhóm nghiên cứu tại ại học Phục án (Trung Quốc) đã quan sát thói quen uống rượu trong thời gian cố gắng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Thế giới
05:25:59 04/05/2025
Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025