Chùm ảnh những địa danh nổi tiếng thế giới bị ‘bủa vây’ bởi sét
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão cát.
Mặc dù các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh rằng những tia sét và sấm sét là kết quả của phóng điện trong khí quyển chứ không phải là dấu hiệu của sự thần bí, tuy nhiên, cảnh tượng sét đánh vẫn khiến nhiều số người nín thở và rùng mình. Khi phóng tĩnh điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ gần 100,000 km/s.
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó, về mặt chi tiết vẫn là một vần đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây dông có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc tạo ra điện trường mạnh.
Ngoài ra, sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện. Tia sét gây ra tiếng sấm, nó chính là âm thanh của sóng xung kích khi không khí tại những vùng lân cận nơi phóng điện giãn nở mạnh do chịu áp suất tăng đột ngột.
Dưới đây là những hình ảnh do hãng tin Sputnik tổng hợp về các địa danh nổi tiếng trên thế giới được chiếu sáng bởi các tia sét mạnh mẽ:
Sấm sét trên Tháp truyền hình Ostankino ở Moscow, Nga.
Tia sét vây quanh bức tượng Chúa Kitô ở Rio de Janeiro, Brazil.
Sấm sét tại đền Parthenon ở Athens.
Cảnh sấm chớp ở Philadelphia, Mỹ.
Video đang HOT
Sấm chớp trong đêm trên bầu trời London.
Sét đánh trên bầu trời tại đền Sensoji ở Tokyo, Nhật Bản.
Những tia sét chói sáng bên cạnh tháp Eiffel ở Paris.
Cận cảnh sấm sét trên quảng trường San Martin ở Buenos Aires, Argentina.
Những tia sét đánh vào phía trên Tháp truyền hình và vô tuyến Oriental Pearl ở Thượng Hải.
Tia sét đánh vào thành cổ Sassi di Matera, Matera, Italy.
Tia sét đánh trên bầu trời ở Madrid, Tây Ban Nha.
Những tia chớp trên tòa tháp chọc trời Burj Khalifa ở Dubai.
Mặt Trăng từng 'biến mất' gần 1.000 năm trước
Cách đây gần 1 thiên niên kỷ, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Gần 1.000 năm trước, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Sự xuất hiện của một đám mây lưu huỳnh khổng lồ tỏa ra khắp tầng bình lưu. Hiện tượng này khiến Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Thứ gì đã che lấp Mặt Trăng?
Tuy nhiên, bằng cách phân tích và thu thập lõi băng từ những bể khí lưu huỳnh, được hình thành bởi các đợt phun trào núi lửa sâu bên trong các tảng băng hoặc sông băng, các nhà nghiên cứu tin rằng cuối cùng họ cũng có câu trả lời.
Theo những ghi chép từ cách đây 1.000 năm, Mặt Trăng từng "biến mất" khỏi bầu trời vào năm 1110. Ảnh: Shutterstock.
Thời gian đầu, các nhà khoa học cho rằng lớp cặn lưu huỳnh có nguồn gốc từ vụ phun trào núi lửa Hekla của Iceland (hay còn được biết đến với cái tên "Cổng vào địa ngục") năm 1104 dựa vào lớp sunfat lắng đọng.
Thế nhưng suy đoán này đã dần bị bác bỏ do khả năng các lõi băng bị biến dạng theo thời gian bởi thời kì Greenland Ice Core Chronology 2005 (GICC05). Trong nghiên cứu mới nhất do nhà nghiên cứu sinh vật học Sébastien Guillet từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ dẫn đầu, các nhà khoa học kết luận Hekla không thể là nguyên nhân tạo ra những dấu vết sunfat này.
"Một phát hiện bất ngờ từ việc xác định niên đại lõi băng này là dấu vết của một núi lửa lưỡng cực kích thước lớn chưa được nhận dạng cùng sự lắng đọng sunfat bắt đầu từ cuối năm 1108 hoặc đầu năm 1109 và tồn tại đến đầu năm 1113, tài liệu thu thập được trong hồ sơ của Greenland" - Guillet và các đồng tác giả của ông giải thích trong bài báo của họ.
Chưa thể xác định nguyên nhân chính xác
Trong quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã điều tra lại các tài liệu lịch sử, ghi chép từ thời Trung Cổ về những sự kiện nguyệt thực lạ có khả năng khớp với sự kiện núi lửa phun trào.
"Các hiện tượng quang học khí quyển liên quan đến bể khí núi lửa đã thu hút sự chú ý của các nhà sử học từ thời kì cổ đại. Đặc biệt, các quan sát về độ sáng của nguyệt thực có thể được sử dụng để phát hiện các nguyên tố khí của núi lửa trong tầng bình lưu và để định lượng độ sâu quang học tầng bình lưu sau các vụ phun trào lớn", nhóm nghiên cứu cho biết.
Vụ phun trào núi lửa Hekla tại Iceland từng được coi là nguyên nhân của hiện tượng này. Ảnh: Alamy.
Theo ghi chép của NASA, trong 7 lần diễn ra nguyệt thực, một ghi chép đã diễn tả sự kiện nguyệt thực kì lạ diễn ra vào tháng 5/1110
"Vào đêm thứ năm của tháng, Mặt Trăng xuất hiện ánh sáng rực rỡ vào buổi tối và sau đó ánh sáng của nó giảm dần cho đến khi bị dập tắt hoàn toàn khi màn đêm buông xuống, khiến vạn vật không thể được nhìn thấy", trích trong Biên niên sử Peterborough
"Rõ ràng đây là một ví dụ của nguyệt thực đen, khi Mặt Trăng bị che lấp và trở nên vô hình" - theo tài liệu của nhà thiên văn học người Anh Georges Frederick Chambers
Mặc dù được xem là hiện tượng nổi tiếng trong lịch sử thiên văn học, tuy nhiên chưa bao giờ các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của nó được tạo ra bởi sự hiện diện của các đám mây khí từ núi lửa trong tầng bình lưu.
"Không có bằng chứng trong suốt quá trình nghiên cứu chứng minh hiện tượng này do bụi núi lửa gây nên" - nhóm nghiên cứu cho biết
Các nhà khoa học giờ lại nghi núi lửa Asama có thể là ngọn núi phun trào, khiến Mặt Trăng biến mất. Ảnh: Japan Times.
Mặc dù chưa thể biết chắc chắn, nhưng mọi "ánh mắt" của các nhà khoa học đều hướng về đợt phun trào khổng lồ vào năm 1108 của núi lửa Asama của Nhật Bản. Đợt phun trào này lớn hơn nhiều lần so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, khiến 1.400 người thiệt mạng.
Từ những bằng chứng được xâu chuỗi, ghi chép của các nhân chứng trong lịch sử, những tác động đến khí hậu và xã hội, cho đến dấu vết xuất hiện trên vòng tuổi của cây có thể dẫn đến những manh mối về một núi lửa gây ra hậu quả khủng khiếp đối với nhân loại.
Với các nhà khoa học, cuộc nghiên cứu mới chỉ bắt đầu.
Những vụ núi lửa phun trào khủng khiếp nhìn từ không gian Núi lửa phun trào khi được nhìn từ không gian là một hiện tượng gì đó rất đẹp, chứ không hề đáng sợ như những gì thực tế chúng gây ra. Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất trên hành tinh, có sức mạnh quét sạch mọi thứ từ thiên nhiên đến những gì con người tạo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao một câu cảm ơn của bạn với ChatGPT cũng tiêu tốn cả chục triệu USD và tác động của nó đến môi trường khủng khiếp thế nào?

5.000 năm trong mộ cổ, "người đẹp ngủ" còn nguyên da, tóc

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất

Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'

Phát hiện kho báu kỳ lạ với hơn 800 cổ vật giữa cánh đồng Anh

Sở thú Hàn Quốc 'đau đầu' vì thú cưng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol

Việt Nam phát hiện loài động vật cực kỳ quý hiếm, có một đặc trưng được ví là "họ hàng" của ma cà rồng

Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội

Cơ trưởng sơ tán hành khách khẩn cấp khi đọc tờ ghi chú trong nhà vệ sinh

Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng

Người phụ nữ 50 tuổi bỏ chồng rồi kết hôn với thanh niên 30 tuổi

Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy
Có thể bạn quan tâm

Điểm mặt 5 game di động hay nhất nên chơi trong tháng 5/2025
Mọt game
08:33:20 03/05/2025
Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển
Du lịch
08:28:48 03/05/2025
Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene
Sức khỏe
08:24:11 03/05/2025
Anh Phạm: "Chồng giỏi hơn tôi nhiều nên tôi phải cố gắng mỗi ngày"
Sao việt
08:12:50 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine
Thế giới
08:04:03 03/05/2025
Cuộc sống không ngờ của "ác nữ" Bản Tình Ca Mùa Đông làm dâu tài phiệt
Sao châu á
08:01:51 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025
Vụ thầy giáo nghi sàm sỡ nhiều nữ sinh: Thầy thừa nhận có đụng chạm
Pháp luật
07:16:42 03/05/2025