Chùm ảnh: Xem “đụng lợn” ngày Tết ở làng quê
Chú lợn khoảng 80kg được chia làm 4 phần cho 4 gia đình để lấy thịt gói bánh chưng, làm giò, ăn Tết…
Tục lệ “đụng lợn” ở làng Kiến Châu, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có từ thời xa xưa. Đến nay, dù các cửa hàng, siêu thị mọc lên rất nhiều, các loại thức ăn luôn sẵn có, nhưng người dân Kiến Châu vẫn duy trì tục “đụng lợn” ngày Tết để giữ gìn tập tục đẹp của cha ông và tạo không khí gắn kết, chan hòa tình làng nghĩa xóm.
Bà Thắm (chủ nuôi lợn, làng Kiến Châu) cho biết, trước khi “đụng lợn”, các gia đình đã bàn nhau để lại một con từ trước Tết khoảng 5-6 tháng. Đây là con lợn còi được gia chủ nuôi bằng những thức ăn truyền thống như rau, cám ngô, vì thế, lợn thường nạc và rất chắc thịt.
Với mục đích nuôi để ăn Tết chứ không bán nên việc lỗ lãi không quan trọng đối với gia đình bà Thắm. Những người tham gia “đụng lợn” tại nhà bà Thắm đều là anh em, trong họ hoặc hàng xóm thân cận.
Việc thực hiện “đụng lợn” khá đơn giản. Đúng 6h sáng 27 Tết, chú lợn khoảng 80kg của nhà bà Thắm được đưa đi tắm rửa sạch sẽ. Tiếng lợn kêu hòa với tiếng dao, tiếng thớt, tiếng nồi niêu xoong chảo, tiếng cười nói, tiếng gọi nhau khiến không khí những ngày cận Tết càng trở nên rộn ràng.
Sau khi chọc tiết, lợn được cạo lông sạch sẽ, phanh mổ bày ra trên chiếc nong phủ lá chuối xanh. Phần thịt, xương được pha ra thành từng tảng to, sau đó được chia thành các phần đều nhau. Để chia đều, số thịt, xương được cân hết và chia theo số người và tỷ lệ “ăn đụng”. Các gia đình “đụng lợn” để lấy thịt gói bánh chưng, làm giò chả và nấu đông…
Mỗi người chia nhau một việc. Người đun nước, người cạo lông, người làm lòng. Phụ nữ thì chuẩn bị muối mắm, hành răm, rổ rá, chậu thau, lá chuối để đựng phần. Đám trẻ con chạy quanh, thích thú xem cảnh đụng lợn và nghe sai bảo làm những việc vặt cho người lớn.
Ông Phạm Văn Cừu (một trong số những người “đụng lợn” với gia đình bà Thắm) chia sẻ: “Chúng tôi sẽ phát huy tục “ăn đụng” vào năm sau. Bởi “đụng lợn” vừa giữ được tục lệ truyền thống, vừa tạo không khí rộn ràng, vui vẻ, chan hòa với hàng xóm”.
Dưới đây là chùm ảnh “đụng lợn” được ghi nhận vào ngày 27 Tết:
Lợn được bắt từ chuồng về để chuẩn bị giết mổ.
Đem cân lợn trước khi mổ để tính tỉ lệ thịt khi chia nhau.
Video đang HOT
Những người đàn ông tham gia “đụng lợn” khiêng ra thềm giếng chuẩn bị chọc tiết.
Lợn được tắm rửa sạch sẽ trước khi mổ.
Thanh niên có sức khỏe và kinh nghiệm thực hiện việc chọc tiết.
Trong khi đó, những người khác ngồi nhặt hành.
Sau khi mổ lợn, một số người ngồi làm lòng.
Sau khi lợn làm sạch sẽ, cân lại lợn để chia tỷ lệ cho đều.
Chia lợn thành từng mảnh đều nhau.
Sau khi thịt đã chia xong, các gia đình nhận phần thịt của mình đem về ăn Tết.
GS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hoá cho biết, phong tục “đụng lợn” có từ thời hình thành làng xã. Văn hoá “đụng lợn” của người Việt đã thể hiện rõ ở tình làng xã, đặc trưng của nếp sống cộng đồng. Không khí “đụng lợn” quây quần, sum tụ đông vui được coi là không khí mở đầu cho Tết. Ngày xưa, “lợn đụng” được chuẩn bị từ trước Tết khoảng 5 đến 6 tháng. Một vài gia đình sẽ mua chung một con lợn ưng ý nhất để nuôi. Cũng có khi, mấy anh chị em trong gia đình, hay mấy người trong cùng xóm nuôi chung một con. Trong khi đó, ngày nay tục đụng lợn ở các làng quê đã mai một do nền kinh tế thị trường, hàng hoá phong phú nên có nhiều thức ăn chế biến sẵn. Do đó, nhiều người cho rằng không cần thiết phải “đụng lợn”. Tuy tục “đụng lợn” không còn phổ biến nhưng đã trở thành một phong tục đẹp và ý nghĩa.
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
Chủ trại gà Đông Tảo tiết lộ bí quyết luyện gà "nghìn đô"
"Để có được con gà Đông Tảo trống đẹp như ý muốn, các chủ trại nuôi cũng cần phải có bí quyết riêng của mỗi người, song, theo tôi quan trọng nhất vẫn là khâu chọn, nhân giống, đặc biệt là cần phải có sự may mắn nữa".
Đó là chia sẻ của anh Giang Lê Hân, chủ trại chăn nuôi gà Hân Minh ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Hiện trại gà này đang sở hữu con gà trống độc nhất vô nhị được nhiều đại gia trả giá trên 40 triệu đồng.
Để tạo ra con gà trống Đông Tảo quý "nghìn đô", anh Hân cho gà bố, mẹ thuần chủng giao phối với nhau.
Mặc dù đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề nuôi gà Đông Tảo, nhưng đây là lần đầu tiên anh Hân nhân nuôi được con gà trống quý hiếm như thế. Theo anh Hân, hiện nay, đa phần các chủ trại gà trong và ngoài xã cho lai tạo pha tạp gà Đông Tảo với các loại gà khác nên cho ra lò phần lớn là các con lai, hay con giống pha tạp, chất lượng kém.
Trung bình mỗi con gà trống Đông Tảo đảm đương việc phối giống từ 4 đến 6 con gà mái mới cho chất lượng con giống tốt nhất.
Anh Hân bảo: "Qua quá trình nuôi, dần dần tôi đã đúc rút ra được kinh nghiệm nuôi đó là chọn gà bố, mẹ Đông Tảo thuần chủng, đáp ứng các tiêu chí khỏe mạnh, chân to, mầu mận chín hay màu đen...cho giao phối với nhau thì mới có thể tạo ra được con giống thuần chủng tốt nhất được".
Gà Đông Tảo đẻ khá ít, khả năng ấp nở kém (do trọng lượng lớn dễ giẫm vỡ trứng). Trung bình mỗi tháng 1 gà mái Đông Tảo chỉ đẻ được 12 đến 15 trứng, việc ấp nở phải nhờ gà ri hoặc ấp qua máy ấp trứng. Trên cơ sở những đặc điểm này, các chủ trại có thể chọn lọc, nhân nuôi duy trì giống gà Đông Tảo gốc cho nhu cầu chăn nuôi của nông trại gia đình.
Một đôi gà Đông Tảo bố, mẹ thuần chủng.
Anh Hân đang đổ thóc cho đàn gà Đông Tảo giống thuần chủng từ 3 đến 5 tháng tuổi ăn.
Sau khi đã nhân giống, khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Để chọn được một con giống có phẩm chất cũng cần người chủ phải có con mắt nhìn, phán đoán chuẩn xác. "Theo kinh nghiệm của tôi, khi gà nuôi đến giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi, tôi sẽ để ý sàng lọc và chọn những con gà có hình dáng thanh thoát, đầu to (hình củ tre), vai rộng, hai gối chân thẳng, đặc biệt là chân gà phải đỏ, bụ bẫm, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn, mình nở, lườn trắm, đít thóp, đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, mào xít, 2 ráy tai dài, rộng cân đối chảy xệ xuống dưới miệng mỏ màu đỏ tươi...", anh Hân tiết lộ.
Anh Hân chia sẻ thêm, không phải đàn gà nào nở ra cũng chọn được những con có đặc điểm hoàn hảo như thế mà có đàn chọn được 1 đến 2 con, nhưng có đàn không chọn được con nào. Sau khi chọn xong, cũng cần cho gà ăn theo chế độ nhất định, ví như, để nhanh lớn, giữ dáng, gà cần được cho ăn mỗi ngày từ 1 đến 2 lạng thóc ủ mầm, cho đến khi gà trưởng thành được hơn 1 năm khoảng hơn 3kg thì mới chuyển sang cho ăn thóc, ngô hạt...
Một chú gà trống Đông Tảo bạch do đột biến gen tạo nên màu đặc trưng, đây là một trong những con gà trống quý, hiếm duy nhất trong xã, được nhiều đại gia trả giá trên 10 triệu đồng nhưng chủ gà chưa bán.
Hiện, trại gà của anh Hân đang có gần 20 cặp gà bố, mẹ Đông Tảo thuần chủng, trung bình mỗi năm cho ra lò gần 4.000 gà giống, song tỷ lệ sàng lọc, chọn ra gà trống đẹp, quý chỉ chiếm cá biệt chưa đến 10%.
Đến khi gà trống đạt trọng lượng tầm từ 4kg đến hơn 6kg, anh Hân thường xuyên phải tỉa cánh, rửa chân...đảm bảo cho gà có mẫu mã đẹp nhất.
"Dù chọn được gà giống như ý muốn, nhưng khi nuôi đến khi trưởng thành lại không thành công, do không có bí quyết chăm sóc đúng", anh Hân chia sẻ.
Theo anh Hân, khi đã chọn được con giống tốt, anh thường tiêm phòng vắc xin định kỳ 6 tháng/lần, cùng với đó là cho gà ăn chế độ thóc, ngô... "Đến khi gà được tuổi từ trên 1 năm, các chủ cần chú ý tỉa lông để luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, nhất là việc rửa chân cho gà luôn sạch, thường xuyên cho gà được tập luyện (tập thể dục) bằng cách cho ra vườn rộng chơi, chạy nhảy... để tạo cho gà có thân hình vạm vỡ, săn chắc", anh Hân tiết lộ.
Theo Trần Quang (Dân Việt)
Trùm giang hồ Tú "khỉ" lấy "uy" từ súng đạn và những cuộc hỗn chiến Ngoài chuyện trang bị hàng nóng, Tú "khỉ" còn quy tụ một số đàn em nhiều tiền án, tiền sự, kể cả đối tượng đang bị truy nã.. Găm hàng nóng Tú "khỉ" tên thật là Phạm Khắc Tú (SN 1975, trú ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên) từ lâu được coi là "ông trùm" trong giới xã hội đen ở Hưng Yên....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025