Chừng nào tư duy “học để vượt qua các kỳ thi” vẫn còn thì…
Theo các thầy cô toán học, thực tế, gần 20 năm qua, việc dạy và học toán đã không giúp đại đa số người học đạt được những mục tiêu đề ra.
Dù chưa có một đánh giá chính thức nào nhưng có thể nhận thấy rằng, giáo viên và học sinh đã dạy và học toán để thi, vượt qua áp lực thành tích là chính.
Ảnh minh họa
Chương trình mới: Vẫn học để thi?
Cuối năm 2018, khi GS.TSKH Đỗ Đức Thái – Chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ thông tin: “Chương trình môn Toán mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Theo đó, để đạt được mục tiêu trên, Chương trình môn Toán mới được ban soạn thảo xây dựng trên phương châm 10 chữ: tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo. Nội dung phải tinh giản, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hóa toán học.
Đây là nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, phản ánh nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học. Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế và các môn học khác, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính…”.
Theo GS Thái, tinh thần chung của chương trình môn Toán mới là giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, cương quyết không đưa vào các dạng bài tập mẹo mực, lắt léo. Những bài tập như thế (về cơ bản) chỉ để phục vụ việc thi cử chứ không giúp hình thành và phát triển năng lực cho người học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay và phản ứng của dư luận xã hội về việc con em học toán vô cùng vất vả mà không biết để làm gì…
Tuy nhiên, nhiều giáo viên toán cho rằng họ hoang mang khi đọc chương trình này. Bởi chương trình không nói rõ đánh giá học sinh thế nào, nên sẽ khó thay đổi được việc dạy toán, người ta rất dễ sa vào tình trạng dạy để thi, không quan tâm đến yêu cầu cần đạt, đến mục tiêu giáo dục thực sự của môn học.
Theo PGS Toán Chu Cẩm Thơ (ĐH Sư phạm Hà Nội), chương trình hiện hành vẫn còn ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, thiết thực; góp phần quan trọng vào việc năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận đặc trưng của Toán học phát triển cần thiết cho cuộc sống; góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên; tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống… (trích Chương trình năm 2002, trang 2 và trang 26).
Thế nhưng, thực tế gần 20 năm qua, việc dạy và học toán đã không giúp đại đa số người học đạt được những mục tiêu đó. Có giáo viên còn thẳng thắn cho rằng: “Chúng tôi rất chờ đợi đề thi minh họa, để chúng tôi còn biết cách mà “dạy”. Việc học đáp ứng thi dẫn đến thói quen “luyện” các dạng bài có trong kỳ thi, mà hầu như học sinh nào cũng phải học (dù không muốn, không có mục tiêu thi cử) nên học sinh sợ, chán học, không thấy được những gì thuộc toán cần thiết cho cuộc sống, cho lao động và cũng không nắm được phương pháp toán học cơ bản… các phẩm chất cũng chẳng thể được rèn luyện và đo lường trong dạy học. Trong khi đó lần này, chương trình lại đi theo một xu hướng giáo dục hoàn toàn mới “định hướng năng lực”, khác rất nhiều với chương trình năm 2002 “giáo dục định hướng nội dung”.
Năng lực chỉ có thông qua kiến thức
Video đang HOT
Còn theo GS.TSKH Ngô Việt Trung, nếu trước đây, thời của ông học toán, bất cứ định lý nào cũng được chứng minh, giải thích rất rõ ràng. Và nếu hiểu cái cốt lõi ấy rồi thì không cần nhớ máy móc một công thức, tự mình cũng có thể phục hồi nó lại. Còn bây giờ, với chương trình giảm tải, người ta đã bỏ đi cái phần giải thích, chứng minh rất quan trọng này.
Trong khi sách toán phổ thông hiện nay khiến người học toán chỉ biết áp dụng các định lý, công thức một cách máy móc mà thôi. Bây giờ, người ta chỉ nghĩ cần phải học những cái gần với đời sống, có thể áp dụng ngay vào đời sống. Như thế, chỉ cần dạy học sinh cộng trừ, nhân chia là xong. Nhưng dạy toán đâu có phải vì mục đích đó.
Bây giờ ở ta thường nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực học sinh và đưa ra hàng loạt mĩ từ cho nó. Nhưng thực tế, năng lực chỉ có thông qua kiến thức. Rồi thi cử cũng vậy, giờ chúng ta thi trắc nghiệm môn Toán nhưng thử hỏi trên thế giới thường khi nào người ta dùng thi trắc nghiệm? Đó là khi người ta cần kiểm tra kỹ năng.
Ví dụ như học ngoại ngữ, học lái ôtô, đấy là học kỹ năng và những cái đó thì đúng là nên thi trắc nghiệm. Còn kiểm tra về kiến thức thì phải tự luận mới phân loại được học sinh. Chúng ta đã không học suy luận, đến thi cử cũng không còn thi tự luận, thành ra học sinh bây giờ suy luận rất kém.
Chỉ cần hỏi các thầy cô đang giảng dạy ở các trường đại học xem trình độ suy luận của sinh viên trong những năm gần đây thế nào sẽ biết ngay ảnh hưởng tai hại của thi trắc nghiệm đối với cách học của học sinh phổ thông. Có những bài tập mà trước kia bất cứ sinh viên nào cũng giải được nhưng bây giờ ngay cả những sinh viên giỏi nhất cũng không biết.
Cách dạy toán ở Việt Nam hiện nay toàn dạy các dạng bài rồi luyện cho học sinh mà rất ít đào sâu lý thuyết, dẫn đến học sinh không hiểu sâu sắc lý thuyết. Các ngành kỹ thuật công nghệ cao đòi hỏi nền tảng toán học vững chắc mà nhiều sinh viên đại học kỹ năng giải toán còn kém đi so với phổ thông. Trong khi đó, ứng dụng của toán trong công nghệ thông tin, trong kinh tế, trong nghiên cứu học thuật, chứng minh quy luật kinh tế, xã hội, văn hóa đều cần phải dùng các phép toán…
Cách dạy toán hiện khô khan, chỉ tập trung vào giải bài tập trên sách vở
Ở góc độ khác, PGS.TS Toán Lê Anh Vinh từng chia sẻ, học sinh giỏi toán nhiều khi cũng không đủ thời gian để suy nghĩ sâu sắc cho một vấn đề. Điều này, có lẽ do các em phải học nhiều môn với khối lượng bài tập lớn nên không được phép và không tạo được thói quen suy nghĩ sâu cho một điều gì. Cùng với đó, thêm một tồn tại trong giáo dục môn Toán ở phổ thông là nhiều giáo viên chỉ quan tâm học sinh trả lời đúng mà bỏ qua những đáp án khác biệt.
Theo TS Lê Anh Vinh, nếu giáo viên hỏi học sinh vì sao ra được kết quả khác thì vừa có thể giúp các em tự nhận ra cái sai (nếu em đó thực sự sai), vừa khai mở cho thầy và trò tới trường kiến thức mới. TS Vinh cho rằng, cách dạy toán hiện khô khan, chỉ tập trung vào giải bài tập trên sách vở. Trong khi đó đáng lý việc dạy và học môn này ở các cấp phải thông qua trò chơi. Điều này khiến học sinh hứng thú, cảm thấy môn học thú vị, gần gũi với cuộc sống…
Nguyệt Thương
Theo baophapluat
Học sinh mê toán từ 'bài ca định lý' do thầy phổ nhạc
Một số định lý quan trọng trong môn hình học được thầy Lê Hùng Việt, giáo viên Trường THCS Dương Đông 1 (H.Phú Quốc, Kiên Giang) phổ nhạc thành những 'bài ca định lý', giúp học sinh khắc sâu kiến thức và hứng thú hơn trong giờ học.
Thầy Lê Hùng Việt hướng dẫn học sinh hát bài định lý "Tỷ số không quên" - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Thầy Việt quê ở tỉnh Tiền Giang. Năm 1984, sau khi tốt nghiệp sư phạm, thầy dạy ở cù lao Phú Đông (H.Gò Công). Đến năm 1987, thầy xung phong ra đảo Phú Quốc công tác, làm giáo viên Trường THCS Dương Đông 1 (H.Phú Quốc, Kiên Giang), dù thời điểm đó đời sống ở đảo còn rất nhiều khó khăn. Hơn 30 năm công tác, thầy đã có rất nhiều sáng kiến hay và độc đáo trong giảng dạy.
Ôm ghi ta sáng tác trong thư viện
Không chỉ là giáo viên dạy toán giỏi, thầy Việt còn hiểu biết khá nhiều về hội họa và âm nhạc. Sau giờ lên lớp, thầy thường ôm đàn ghi ta cùng đồng nghiệp ca hát cho vơi đi những mệt nhọc.
Gần đây, nhận thấy nhiều học sinh (HS) thường không nhớ một số định lý quan trọng trong môn hình học dẫn đến không thể vận dụng vào việc giải bài tập nên thầy nảy sinh ý tưởng phổ nhạc vào các định lý rồi hát trước lớp cho các em nghe. Sau đó, thầy tập cho các em hát theo cho đến khi thuộc mới thôi. Hai tác phẩm thầy phổ nhạc mới đây nhất là "Định lý Py-ta-go" của chương trình hình học lớp 7 và "Tỷ số không quên" của chương trình hình học lớp 9.
Thầy Việt nhiệt tình dạy cho học sinh hát những bài ca định lý - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Vì thời gian lên lớp khá nhiều nên thầy chỉ tranh thủ phổ nhạc vào những giờ trống tiết. Khi ấy, thầy lặng lẽ một mình trong thư viện, mượn cây ghi ta của trường ngồi đàn, hát và ký âm. Phải sau nhiều lần, tác phẩm mới hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện tác phẩm, thầy viết ra trên tờ giấy lớn để đến các lớp dán lên bảng rồi hát cho HS nghe. Giai điệu bài hát vui tươi, mộc mạc và tiết tấu khá đơn giản giúp HS dễ hát, dễ nhớ và hứng thú hơn với môn học. "Đặc biệt, những lúc HS bị quên hoặc nhầm kiến thức dẫn đến sai sót khi làm bài tập thì tôi lại cho các em hát lại bài hát liên quan (một phần hoặc cả bài) để giúp HS nhớ lại và viết lại cho đúng. Khi đó không khí lớp học cũng khá thoải mái, vui nhộn và sinh động hơn", thầy Việt chia sẻ.
Thầy Việt lặng lẽ sáng tác trong thư viện của trường - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Bên cạnh đó, đối với những HS khá giỏi, đã nắm vững kiến thức thì việc học toán kết hợp với âm nhạc sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức hơn và cũng cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của việc học tập với đời sống âm nhạc và thực tiễn cuộc sống. Điều này vẫn hợp và đúng với những đối tượng học sinh khác.
Về hiệu quả, thầy Việt cho biết tâm trạng học môn toán của HS thoải mái hơn nhiều, tiến bộ và thân thiện hơn. Đặc biệt đối với các em "sợ" môn toán đã có tiến triển nhiều hơn, các em đã biết làm bài tập, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến, một điều mà trước đây rất ít xảy ra.
Ngạc nhiên khi thầy ôm đàn vào lớp
Gặp gỡ những học sinh đã học thầy Việt và được thầy dạy những "bài ca định lý", tất cả các em đều cho rằng những tiết học đó đều rất đặc biệt, các em rất thích tiết toán và luôn mong được học giờ toán, đặc biệt là tiết học của thầy Việt.
Cùng học sinh hát vang những "bài ca định lý" trong sân trường vào giờ ra chơi - ẢNH: HOÀNG TRUNG
Em Phạm Huỳnh Thảo Vy, học sinh lớp 9/3, cho biết em rất hứng thú với tiết học của thầy Việt, bởi với cách dạy định lý bằng các bài hát giúp các em rất dễ hiểu. "Trước đây, không khí tiết toán của lớp em khá trầm, có thể nói là hơi nặng nề vì bạn nào cũng nghĩ môn này khó. Từ khi được học toán qua những bài hát của thầy, không khí lớp lúc nào cũng sôi nổi, ngay cả các bạn chậm hiểu nhất cũng hăng hái tham gia phát biểu, chứ không mệt mỏi, uể oải như trước", Thảo Vy chia sẻ.
Còn em Trần Ngọc Sáng, cũng là học sinh lớp 9/3, thì cho biết em thật bất ngờ vì thầy Việt là giáo viên toán mà lại biết âm nhạc, lại còn biết đánh đàn. "Thầy quả thật là đa tài, em ngưỡng mộ và thán phục!", Sáng nói.
Cùng nhận xét như Thảo Vy, em Trần Ngọc Huỳnh Trâm, học sinh lớp 9/5, cho rằng thầy dạy thật dễ hiểu, với việc phổ nhạc cho các định lý, tiết toán của lớp em đã trở nên sôi nổi và vui hơn nhiều so với trước đây.
Nhận xét về việc này, thầy Nguyễn Minh Trí, Phó hiệu trưởng Trường THCS Dương Đông 1, cho biết đây là phương pháp dạy hay, nói đúng hơn là rất độc đáo. Phương pháp này giúp ích trong việc dạy học môn toán của trường, đặc biệt là những em còn yếu môn học này. "Tôi mong rằng những giáo viên khác trong trường có thể giới thiệu những bài ca định lý của thầy Việt đến học sinh lớp mình dạy để phương pháp này được nhân rộng hơn", thầy Trí nói.
Trước sự tiến bộ của học sinh sau khi áp dụng phương pháp của mình trong giảng dạy, thầy Việt đã quyết định chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Tích hợp bộ môn âm nhạc trong phân môn hình học". "Bản thân tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi phần nhiều học sinh các lớp tôi giảng dạy đều vận dụng tốt những bài ca định lý mà tôi đã dạy vào các bài toán liên quan. Tôi đặc biệt vui khi nghe đâu đó trong sân trường vang lên bài hát mà tôi đã dạy các em", thầy Việt chia sẻ.
Theo thanhnien
PGS Lê Anh Vinh: 'Trẻ mầm non có thể học xác suất, thống kê' PGS.TS Lê Anh Vinh cho hay xác suất, thống kê ở chương trình tiểu học là những bài liên quan nhiều đến đời sống thực tế, có thể dạy từ mầm non. Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo " NXB Giáo dục với đổi mới chương trình và SGK phổ thông" được tổ chức tại Hà Nội sáng 8/11, PGS.TS...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Ác nữ' Lim Ji Yeon gợi cảm
Phong cách sao
10:29:19 06/05/2025
Khả Như lộ video sắp lên xe hoa, Huỳnh Phương vội làm 1 việc đánh dấu chủ quyền
Sao việt
10:21:38 06/05/2025
Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc
Du lịch
10:17:13 06/05/2025
Khởi tố vụ án xả dầu thải gây ô nhiễm ở Hà Nội
Pháp luật
10:11:51 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
Tin nổi bật
10:03:14 06/05/2025
Đi làm, xuống phố đều đẹp với 5 gợi ý váy dáng dài
Thời trang
10:01:14 06/05/2025
Diễm My "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn: Tiếp tục truy tìm, GĐ nghi bị giấu
Netizen
09:58:04 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
Sức khỏe
09:56:55 06/05/2025
Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm
Thế giới số
09:55:33 06/05/2025
Yamal 'vượt trội' Ronaldo và Messi' ở tuổi 17
Sao thể thao
09:53:32 06/05/2025