“Chúng tôi từng cưu mang ngư dân Trung Quốc bị nạn ở Hoàng Sa”

“Chung tôi đa tưng cưu mang ngư dân Trung Quôc, thê ma giơ đây ho co thê nhân tâm đâm chim ca tau ca cua chung ta không thương tiêc”.

Chúng tôi từng cưu mang ngư dân Trung Quốc bị nạn ở Hoàng Sa - Hình 1

Ngày 9-6, những nhân chứng từng sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 đã đến thăm, gặp thân mật với lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).

Ông Trần Văn Bảo (sống ở Hà Nội), có cha là Trần Văn Phước, một sĩ quan hải quân thời Pháp thuộc từng sống cùng bố, mẹ và hai người em trên đảo Hoàng Sa (quân đao Hoang Sa) từ năm 1938-1940 đã kể lại: “Tôi rât vinh dư vi đa tưng sinh sông va lam viêc tai Hoang Sa cach đây đa 3/4 thê ky. Bô tôi đươc ngươi Phap phân bô lam trương tram vô tuyên đâu tiên tai Hoang Sa. Luc đo tôi mơi năm tuôi, tôi thuôc nhưng công dân ngươi Viêt đâu tiên sinh sông ơ Hoang Sa. Luc chung tôi ra đao, có rât nhiêu ngươi trên đao đa chay ua ra bê anh em tôi. No xua tan đi nhưng lo sơ la lâm khi xa đât liên. Khi chung tôi đên thi trên đao Hoang Sa đa xây dưng côt ăng-ten vô tuyên điên, đương sa trên đao đa hinh thanh rât thăng thăn, nha cưa co khoang 10 noc nha rât quy cu”.

Ông Trân Hoa (sống tai TP.HCM) tưng tham gia vào lực lượng đồn trú của Việt Nam Cộng hòa ơ Hoang Sa cung nhơ lai: “Chung tôi ra Hoang Sa đa thây đao đươc xây dưng rât khang trang, trên đao đa co câu tau. Luc đên Hoang Sa, tôi la môt y ta mơi 19-20 tuôi”. Đăc biêt, ông Hoa con nhơ lai hinh anh ông va đông đôi công tac trên đao Hoang Sa tưng cưu và cưu mang môt gia đinh ngư dân Trung Quôc (TQ) khi găp bao. “Khoang thang 10-1973, Hoang Sa xuât hiên bao. Chiêu hôm đo song rât lơn, co môt chiêc tau ca cua ngư dân TQ đang hương tơi Hoang Sa. Chung tôi đa ra cưu, keo ho vao Hoang Sa đê tranh bao. Hôm đo, bao dư dôi va hôm sau tau cua ho hoan toan bi đanh tan. Chung tôi phai nuôi gia đinh ngư dân TQ nay. Theo quy đinh, chung tôi chi đươc câp bảy lang gao/ngay nhưng khi gia đinh ngư dân nay đươc cưu, chung tôi phai chia ra đê nuôi sông ho”. Ngẫm đến chuyện tàu cá TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam, ông Hòa bức xúc: “Chung tôi đa tưng cưu mang ngư dân TQ, thê ma giơ đây ho co thê nhân tâm đâm chim ca tau ca cua chung ta không thương tiêc”.

Đặc biệt, chuyến thăm này còn có anh Nguyễn Hoàng Sa, có cha là Trung sĩ Nguyễn Thành Trọng đã nằm lại cùng chiến hạm Nhật Tảo (HQ10) vào ngày 19-1-1974 khi TQ dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa. Lúc bấy giờ mẹ anh mang thai anh được bảy tháng. Ngày 23-3-1974, anh ra đời và mẹ anh đã đặt tên là Nguyễn Hoàng Sa để tưởng nhớ đến người chồng đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Hiện anh đã có vợ, hai con và làm nghề thợ nhôm kính ở Thới Lai – Cần Thơ.

Trong buổi gặp mặt thân mật với lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa, các nhân chứng đã trao tặng huyện những kỷ vật và tài liệu thiêng liêng về chủ quyền Hoàng Sa vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày nay.

Theo Lê Phi

Pháp luật Tp HCM

Sự thật về "đường lưỡi bò" và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Biển Đông (vùng biển Đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình Dương, kéo dài từ Xin-ga-po tới eo biển Đài Loan được bao bọc bởi 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Đài Loan) với diện tích khoảng 3.500.000km2... Trong Biển Đông có rất nhiều đảo, tập hợp thành một số quần đảo; trong đó, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Do có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế nên vùng biển này trở thành mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) và hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông.

Tiếp đó, ngày 7-5-2009, Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam (khu vực phía Bắc). Việt Nam trình các Báo cáo trên với Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc là một việc làm bình thường như bất cứ các quốc gia ven biển nào và hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển 1982.

Video đang HOT

Sự thật về đường lưỡi bò và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Sự thật về "đường lưỡi bò" và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Điều đó không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)...

Ngày 7-5-2009, cùng với Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.

Theo Công hàm của Trung Quốc thì "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".

Nếu như xâu chuỗi lại các sự kiện trong thời gian gần đây, từ vụ Trung Quốc trắng trợn cắt cáp tàu Bình Minh 1, Bình Minh 2, tàu Viking 2 của Việt Nam, đến việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, hay những vụ gây hấn đối với các quốc gia đã tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã dựa vào cái gọi là Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn để giải thích cho các hoạt động đơn phương và xa hơn nữa là ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Để làm rõ vấn đề trên, bài viết này sẽ đề cập đến nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông và cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là "biên giới trên biển của Trung Quốc".

Về nguồn gốc của "đường lưỡi bò" trên Biển Đông: "Đường đứt khúc", "đường chữ U" hoặc còn gọi bằng cái tên khác là "đường lưỡi bò" - đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông và xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948 dựa theo bản đồ của Bai Meichu.

Một viên chức Trung Hoa dân quốc đã trình bày đường này trong một atlas của riêng mình vào tháng 12-1947 để thể hiện quan điểm của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa.

Vì có lợi cho mình, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã chính thức cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc có 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông; trong đó, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, chính quyền mới đã tiếp tục cho xuất bản bản đồ "đường lưỡi bò"... Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ 2 đoạn đứt khúc trong vịnh Bắc Bộ.

Sự thật về đường lưỡi bò và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 2

Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên Biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven Biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Như vậy, bản đồ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn này chỉ còn có 9 đoạn; trong đó, có nhiều đoạn của đường yêu sách này được vẽ sát bờ biển Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin; trong đó, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam 50-100km...

Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ "đường lưỡi bò" gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao "đường lưỡi bò" từ 9 đoạn thành 10 đoạn.

Về cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là biên giới trên biển của Trung Quốc: Công hàm ngày 7-5-2009 là văn bản đầu tiên, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách đường 9 đoạn (nay là 10 đoạn) và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố đường yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Với công bố này, Trung Quốc yêu sách (đòi hỏi) cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất "lịch sử của đường lưỡi bò", coi Biển Đông như một "vịnh lịch sử" của Trung Quốc; "đường lưỡi bò" được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước "nội thủy" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế bác bỏ, coi "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Thứ nhất, không thể coi "đường lưỡi bò" là đường biên giới trên biển của Trung Quốc; bởi vì, theo nhiều án lệ quốc tế thì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát; trong khi đó, "đường lưỡi bò" lại không có tính ổn định và xác định...

Đến nay, "đường lưỡi bò" vẫn chưa có tọa độ chính xác để có thể xác định một cách rõ ràng trên thực tế. Mặt khác, Trung Quốc đã phải tự bỏ đi 2 đoạn (từ 11 đoạn vào năm 1948, xuống còn 9 đoạn vào năm 1953), vì bản chất vô lý của nó. Một đường không có điểm cơ sở, không xác định cụ thể kinh độ, vĩ độ theo luật pháp quốc tế thì không thể gọi là đường biên giới quốc gia.

Thứ hai, càng không thể coi Biển Đông là "vịnh lịch sử của Trung Quốc"; bởi vì, theo Ủy ban Pháp luật quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng nước được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác đối với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.

Cả trên phương diện pháp lý, lịch sử và thực tiễn, Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách thực sự, liên tục, hòa bình...

Các chính quyền Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì sự quản lý độc tôn nào trong vùng biển này. Mặc dù trước đó, đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về "đường lưỡi bò" của mình; thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Tuyên bố về đường cơ sở 1996; về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998) đều không hề nhắc đến đường yêu sách này.

Có thể khẳng định, từ khi xuất bản bản đồ thể hiện "đường lưỡi bò" trên Biển Đông cho đến trước ngày 7-5-2009 (Trung Quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam) thì cả chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ chính thức yêu sách hay có lời giải thích gì về "đường lưỡi bò".

Vì vậy, các quốc gia khác (có Việt Nam) đã không lên tiếng phản đối vấn đề này là lẽ đương nhiên. Sự im lặng này không được coi là "mặc nhiên thừa nhận".

Mặt khác, năm 1951, tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô, các nước tham dự đã bác đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Thực tế, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi hỏi của các nước khác trong vùng đối với một bộ phận của quần đảo Trường Sa đã chứng minh đường yêu sách của Trung Quốc chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" do chính họ tự vẽ ra từ năm 1947, với lý do không có ai phản đối.

Thứ ba, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Từ lâu, quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải là lãnh thổ vô chủ. Hơn nữa, trong Công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Pa-ri khẳng định các nhóm đảo Lưỡi Liềm, An Vĩnh của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) "tạo thành lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam".

Như vậy, quần đảo Trường Sa chưa hề xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành mọi hoạt động trên Biển Đông, như: Hàng hải, dầu khí, nghề cá... một cách bình thường mà không hề gặp phải sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể nói mình đã thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hoà bình đối với Biển Đông từ năm 1947.

"Đường lưỡi bò" (còn gọi là đường 9 đoạn) được Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ đính kèm Công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển 1982; bởi vì, bản chất tiến bộ của Công ước Luật Biển 1982 đã công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gắn với lãnh thổ của mình; trong khi đó, "đường lưỡi bò" cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn ki-lô-mét...

Rõ ràng, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Theo luật pháp quốc tế, "đường yêu sách do Trung Quốc tự vẽ dựa theo bản đồ của một cá nhân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được và nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông".

Việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về "đường lưỡi bò", hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự xâm phạm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở hoạt động của các lực lượng chấp pháp Việt Nam, cố tình sử dụng vũ lực đe dọa và xâm hại tính mạng, sức khỏe và tài sản của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Đồng thời, làm cho tình hình trên Biển Đông ngày càng phức tạp, đi ngược lại nỗ lực của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trong việc tìm giải pháp ổn định lâu dài, bền vững trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Có thể nói, các lập luận vô lý và các hành động đơn phương trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc đều nằm trong âm mưu và toan tính sâu xa của họ là độc chiếm Biển Đông. Trước âm mưu và hành động của Trung Quốc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả kiên quyết, hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

PGS, TS Phạm Công Chiển - ThS Nguyễn Xuân Quân - Học viện Biên phòng

Theo Biên Phòng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
10:27:57 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
09:31:01 11/05/2025
Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại NgaTrung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
08:28:33 12/05/2025
Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạmVụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm
08:54:06 12/05/2025
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàngBé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
10:20:48 12/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết ngườiTài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
18:22:14 10/05/2025
Một số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiênMột số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiên
18:04:09 10/05/2025
Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'
08:24:00 12/05/2025

Tin đang nóng

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
12:43:33 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đờiPGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
13:41:01 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọCha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
12:32:04 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hộiQuang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
11:43:15 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"
12:26:25 12/05/2025
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lầnVũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần
13:57:22 12/05/2025
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy raKhoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra
14:18:03 12/05/2025

Tin mới nhất

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

16:42:46 12/05/2025
Khi đoàn rước tượng Phật sơ sinh từ chùa Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm, trời ở Huế chuyển mưa nhưng mọi người vẫn trang nghiêm bộ hành hơn 4km để hoàn thành nghi lễ quan trọng của Đại lễ Vesak 2569.
Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt

Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt

16:35:43 12/05/2025
Trong giờ cao điểm buổi sáng, hàng loạt trường hợp cố tình đi ngược chiều trên phố Minh Khai để né tắc đường đã bị cảnh sát xử phạt. Có cả những trường hợp vượt đèn đỏ cũng bị cảnh sát xử lý.
Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"

Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"

16:29:44 12/05/2025
Khi mắc kẹt, đất đá vẫn liên tục đổ xuống, tôi chỉ biết kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống. Rất may, một tài xế xe tải đã đến hỗ trợ đưa tôi ra khỏi khu vực nguy hiểm , ông Khắng kể.
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an

Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an

15:29:40 12/05/2025
UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) đang vào cuộc xác minh nghi vấn cô gái 20 tuổi bị một người đàn ông tác động vào vùng đầu, phải nhập viện.
Từ vụ ô tô tông 6 xe máy ở Hà Nội: Có được rời hiện trường sau tai nạn?

Từ vụ ô tô tông 6 xe máy ở Hà Nội: Có được rời hiện trường sau tai nạn?

15:16:39 12/05/2025
Theo luật sư, người gây tai nạn phải ở lại hiện trường tới khi công an xuất hiện, trừ trường hợp xét thấy bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, nhưng phải đến trình báo công an hoặc UBND nơi gần nhất.
Vụ tài xế xe bus cố va vào xe máy: triệu tập 2 bên, 'ngầu' 15s bị phạt 5 triệu

Vụ tài xế xe bus cố va vào xe máy: triệu tập 2 bên, 'ngầu' 15s bị phạt 5 triệu

13:35:53 12/05/2025
Chiều 11-5, thông tin từ một cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết Tổ CSGT địa bàn TP Vinh thuộc Phòng CSGT Công an Nghệ An đã triệu tập tài xế Đ.M.L. (thuộc hãng xe buýt Đông Bắc) lên làm việc.
Bình Định: Phát hiện thi thể đang phân hủy bên bờ suối

Bình Định: Phát hiện thi thể đang phân hủy bên bờ suối

09:54:03 12/05/2025
Người dân ở Bình Định phát hiện một thi thể bên bờ suối, đang trong giai đoạn phân hủy nên đã báo cho cơ quan công an đến hiện trường để điều tra.
Quảng Trị: Nam shipper bị sét đánh hôn mê sâu

Quảng Trị: Nam shipper bị sét đánh hôn mê sâu

09:26:16 12/05/2025
Một nam shipper tại tỉnh Quảng Trị trong lúc đi giao hàng trên đường đã bị sét đánh phải đi cấp cứu tại bệnh viện, trong tình trạng hôn mê sâu.
Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

09:10:27 12/05/2025
Căn nhà 2 tầng làm cơ sở điện lạnh ở TPHCM xảy ra cháy lớn kèm nhiều tiếng nổ đã làm nhiều tài sản bị hư hại, một người tử vong.
TP.HCM: Phát hiện người đàn ông tử vong trong khách sạn ở Gò Vấp

TP.HCM: Phát hiện người đàn ông tử vong trong khách sạn ở Gò Vấp

09:01:57 12/05/2025
Ngày 9.5, Công an TP.HCM phối hợp Công an P.12, Q.Gò Vấp làm rõ nguyên nhân vụ một người đàn ông được phát hiện tử vong trong khách sạn trên địa bàn Q.Gò Vấp.
Phú Quốc: Xử lý một khách nước ngoài chạy xe buông tay, đánh võng

Phú Quốc: Xử lý một khách nước ngoài chạy xe buông tay, đánh võng

08:53:58 12/05/2025
Cơ quan chức năng đã tìm ra người khách nước ngoài có hành vi điều khiển xe máy không mũ bảo hiểm, buông tay, đánh võng rất nguy hiểm, tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang).
Sụt chân cầu Tây Ninh, sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Xây dựng chỉ đạo 'nóng'

Sụt chân cầu Tây Ninh, sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Xây dựng chỉ đạo 'nóng'

08:51:11 12/05/2025
Hàng loạt sự cố liên quan đến chất lượng công trình xây dựng đã diễn ra như sụt lún cầu ở Tây Ninh, rơi dầm cầu Đại Ninh ở Lâm Đồng, trôi cầu treo ở Bình Phước, sập cầu dây văng ở Long An...

Có thể bạn quan tâm

HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?

HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?

Sao châu á

17:15:25 12/05/2025
Song Joong Ki và Katy Louise Saunders vốn đã là những cực phẩm nhan sắc, nên con của họ được dự đoán sẽ là những nam thần, mỹ nhân trong tương lai.
Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Thế giới

17:14:55 12/05/2025
Lực lượng Ukraine hiện rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không tầm xa để bảo vệ các thành phố khỏi tên lửa Nga.
Hạt Dẻ gây bàn tán, làm 1 việc "hơn thua" Lọ Lem, flex 4 thứ vượt mặt chị?

Hạt Dẻ gây bàn tán, làm 1 việc "hơn thua" Lọ Lem, flex 4 thứ vượt mặt chị?

Netizen

17:05:32 12/05/2025
Từ khi chào đời, Lọ Lem và Hạt Dẻ đã nhận được sự quan tâm. Không chỉ sinh ra trong gia đình giàu có, hai cô con gái nhà MC Quyền Linh còn sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp cùng thành tích học tập ấn tượng.
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon

Ẩm thực

16:59:09 12/05/2025
Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon. Hương vị thơm ngon, độc đáo của từng món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn khiến cả nhà thích thú.
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình

Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình

Pháp luật

16:55:29 12/05/2025
Trong lá đơn mới nhất sau khi bản án phúc thẩm giai đoạn 2 được tuyên, bà Trương Mỹ Lan đã nêu 2 đề nghị đặc biệt.
Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?

Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?

Sao việt

16:52:47 12/05/2025
Mới đây, Hoa hậu Ý Nhi tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi xuất hiện trên sóng truyền hình Ấn Độ. Đại diện Việt Nam tự tin trả lời về những trải nghiệm đáng nhớ tại cuộc thi
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Hậu trường phim

16:25:56 12/05/2025
Lê Tuấn Khang bất ngờ trở thành hiện tượng mạng nhờ những video hài hước, đời thường. Cơ duyên bất ngờ đưa anh góp mặt trong phim của đạo diễn Lý Hải bước ngoặt lớn trong hành trình từ đồng ruộng đến phim trường.
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Sức khỏe

16:13:02 12/05/2025
Tía tô có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Góc tâm tình

15:58:04 12/05/2025
Những ánh mắt đổ dồn về tôi với tiếng xì xầm. Bản thân tôi cũng ngỡ ngàng, tức giận đến mức tái mặt. Người đàn ông vừa làm anh hùng cứu mỹ nhân kia không ai khác chính là chồng tôi.
Tình thế đảo ngược với Casemiro

Tình thế đảo ngược với Casemiro

Sao thể thao

15:57:13 12/05/2025
Trong thế giới bóng đá hiện đại, nơi tuổi tác thường được coi là kẻ thù lớn nhất của mỗi cầu thủ, có những chiến binh vẫn bất chấp quy luật tự nhiên để khẳng định đẳng cấp vượt thời gian
NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

Tv show

15:42:50 12/05/2025
NSƯT Ốc Thanh Vân là giám khảo chương trình Biến hóa bất ngờ . Mới đây, nhà sản xuất chương trình tung ra hậu trường của các giám khảo.