Chủng vi rút nguy hiểm gây tăng đột biến dịch tay chân miệng
Bất chấp nỗ lực chủ động phòng chống của ngành y tế, sự xuất hiện trở lại của vi rút Ev71 khiến dịch tay chân miệng lây lan trên diện rộng. Trước nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng, ngành y tế đang gồng mình triển khai các phương án “chống đỡ”.
Nỗi ám ảnh mang tên vi rút Enterovirus 71
Vi rút Enterovirus 71 là “thủ phạm” gây ra trận dịch tay chân miệng lớn vào năm 2011. Từ đó đến nay, bệnh tay chân miệng tại TPHCM và trên cả nước có khuynh hướng giảm, chủ yếu là các trường hợp nhẹ, điều trị ngoại trú. Bệnh nhân tay chân miệng tại thành phố nhập viện điều trị nội trú hàng tuần khoảng 100 trường hợp, những lúc cao điểm có khoảng hơn 200 trường hợp.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng đồn dập nhập viện trong 2 tuần qua
Tuy nhiên, những tuần gần đây bệnh đang có dấu hiệu tăng đột biến. Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố trong 2 tuần giữa tháng 9 năm 2018 số ca bệnh tay chân miệng nhập viện trên địa bàn thành phố đột ngột tăng nhanh.
Trong tuần 38 có 289 ca bệnh tay chân miệng nhập viện tăng 47% so với trung bình 4 tuần trước. Bên cạnh đó, số ca nhập viện từ các tỉnh cũng tăng nhanh, gần 60% số ca bệnh tay chân miệng đang điều trị tại TPHCM được chuyển đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và miền Trung, Tây Nguyên đang gia tăng áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2.
Vi rút Ev71 đang hoành hành gây bệnh cho con trẻ
Trung tâm Y tế Dự phòng nhận định, tháng 8 và tháng 9 hàng năm là thời điểm gia tăng số ca tay chân miệng theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch năm nay đang ghi nhận sự xuất hiện trở lại của chủng vi rút Enterovirus 71 – chủng vi rút đã gây vụ dịch tay chân miệng lớn trên cả nước những năm 2011. Đây có thể là nguyên nhân làm số ca bệnh gia tăng nhanh tại các tỉnh thành trên cả nước những tuần gần đây.
Kiểm tra đột xuất trường mầm non có 2 ca bệnh
Trước tình hình dịch tay chân miệng tăng nhanh, sáng 28/9 BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế cùng Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và các đơn vị liên quan trực tiếp kiểm tra trường mầm non phường 1, quận 10 và một điểm giữ trẻ hộ gia đình trên địa bàn cùng phường.
Video đang HOT
BS Nguyễn Hữu Hưng kiểm tra công tác phòng bệnh tại trường mầm non
Báo cáo của nhà trường cho thấy, tại lớp Mầm 3 liên tiếp có 2 bé mắc tay chân miệng được ghi nhận. Bé thứ nhất được phụ huynh phát hiện sốt và dấu hiệu của bệnh khi bé còn ở nhà ngày 21/9. Sau khi xác định trẻ mắc tay chân miệng, phụ huynh đã chủ động thông báo cho trường, đồng thời xin cho bé nghỉ học.
Tiếp đến ngày 24/9 khi đưa con đến trường, mẹ của một bé tại lớp mần 3 báo cho cô giáo về tình trạng bé có biểu hiện mệt. qua theo dõi sức khỏe của trẻ, cô giáo phát hiện những dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng. Sau khi nhà trường thông báo cho phụ huynh và đề nghị đến đón bé đưa đi bệnh viện, kết quả thăm khám tại Nhi đồng 1 xác định bệnh nhi mắc tay chân miệng.
Sau khi xảy ra liên tiếp 2 trường hợp mắc bệnh, nhà trường đã tiến hành vệ sinh bằng dung dịch Cloramin B theo hướng dẫn của Sở Y tế. Nhà trường cũng đã thông báo, đề nghị các phụ huynh theo dõi sức khỏe của con, từ ngày 25 đến nay chưa ghi nhận thêm ca mắc tay chân miệng tại trường.
Tay chân miệng có thể phòng tránh bằng biện pháp rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ
Kiểm tra các lớp học, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM yêu cầu các cô giáo đặc biệt lưu ý đến việc cho trẻ rửa tay thường xuyên trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi, đồ dùng của trẻ cũng phải khử khuẩn thường xuyên, để tránh nguy cơ mầm bệnh lây lan.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ: như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Có 80% số ca bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, tuy nhiên cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, nếu phát hiện các dấu hiệu trở nặng như: giật mình, đi đứng loạng choạng, yếu liệt… phải đưa trẻ đến các bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện
Từ đầu tháng 9 đến nay, trẻ mắc tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện TP Hồ Chí Minh tăng đột biến. Đặc biệt, số trẻ mắc bệnh do vi rút Ev71 chiếm hơn 50%, đặc tính của loại vi rút này là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng.
Trẻ nhập viện tăng đột biến
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần thành phố ghi nhận 286 ca, tăng 47% so với 4 tuần trước đây. Tổng số ca bị tay chân miệng ghi nhận được tại TP Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay là 3.195 ca.
Bệnh viện quá tải, 2 - 3 bệnh nhi phải nằm một giường.
Tại khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây rất đông trẻ nhập viện do bị tay chân miệng, trong đó có nhiều trẻ bị nặng phải thở máy và lọc máu. Theo thống kê, mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 80 bé mắc tay chân miệng, trong đó khoảng hơn 20 ca là nặng, độ 2b, độ 3.
Chăm đứa con gái mới 26 tháng tuổi bị mắc bệnh tay chân miệng độ 4 nằm ở bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Nguyễn Thị Hằng (huyện Hóc Môn) cho biết, lúc 11 tháng tuổi bé đã bị tay chân miệng một lần nhưng bị nhẹ và hết ngay. Lần này thấy bé có dấu hiệu mắc bệnh như đau bụng, đau miệng, sốt, gia đình đã đưa bé vào viện ngay nhưng bệnh tình của bé diễn tiến rất nhanh. Chỉ sau 1 đêm bé đã co giật, hôn mê, phải thở máy và lọc máu trong 2 ngày. Hiện tại bé đã tỉnh táo, hết sốt nhưng vẫn phải điều trị thêm vì biến chứng phù phổi.
Bị tay chân miệng trẻ thường xuất hiện mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, hiện trong khoa đang có 179 ca bệnh, trong đó có 25 - 30 ca nặng phải theo dõi. "Bệnh tay chân miệng đã được cảnh báo rất nhiều tới cộng đồng và nhận thức của người dân về căn bệnh này cũng đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, năm nay do số ca mắc nhiều, nhiều ca nặng. Bệnh nhi tay chân miệng mới chỉ tăng đột biến khoảng 3 tuần nay. Đỉnh điểm là ngày 24/9, khoa Nhiễm điều trị cho 222 bé mắc. Lượng bệnh nhân nhập viện, nhất là các ca nặng vẫn đang tiếp tục tăng. Đã có 10 trẻ phải thở máy và 4-5 trẻ phải lọc máu", bác Khanh cho biết thêm.
Bác sĩ Huỳnh Minh Thu, Trưởng khoa Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết mặc dù tính từ đầu năm tới nay, số ca nhiễm bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng trong vài tuần trở lại đây, số trẻ bị tay chân miệng lại tăng nhanh. Trong tháng 8, số ca nhập viện điều trị tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Cụ thể, số trẻ bị tay chân miệng trong tháng 8 là 4.511 trẻ, tăng hơn 100% so với tháng trước đó.
Tương tự, tại bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, trong những tuần qua cũng rất đông trẻ đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Hiện tại bệnh viện cũng có 48 ca bị tay chân miệng điều trị nội trú, trong đó có 2 ca nặng đang phải thở máy.
Vi rút lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng
Chủng vi rút Ev71 tái xuất hiện khiến cho nhiều trẻ trở bệnh nặng.
PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, cho biết bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành theo mùa ở các nước nhiệt đới, ghi nhận 20 - 100 nghìn ca mỗi năm. Bệnh tay chân miệng thường rơi vào tháng 5 đến tháng 11, đối với năm 2018 so với cùng kỳ thì giảm 31% nhưng trong tháng 8-9 tăng rất nhanh, khoảng 50% so với cùng kỳ tháng của năm 2017 và các năm trước đó.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa siêu vi trùng gây bệnh.
Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa ở trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Hiện nay tay chân miêng chưa có vắc xin phòng ngừa nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống.
Theo điều tra dịch tễ, những năm trước, số trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 rất thấp, nhưng gần đây, hơn 50% trẻ mắc vi rút Ev71. Đặc tính của loại vi rút này là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, vì thế số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng. Trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh.
Ông Phan Trọng Lân nhìn nhận, thường có sự thay đổi về chủng thì sẽ xảy ra dịch. Chẳng hạn vào năm 2011 tại Việt Nam có hơn 70.000 trường hợp mắc và 145 trường hợp tử vong. Ở các nước lân cận có những năm lên đến gần 400 trường hợp tử vong. Như vậy, chúng ta thấy rằng sự gia tăng đột biến đó do sự chuyển đổi các thứ nhóm gen C4.
PGS.TS. Phan Trọng Lân cho biết bệnh tay chân miệng hiện đang vào mùa nên việc phòng chống phải thường xuyên kiên trì, từng hộ gia đình, nhà trẻ cơ quan y tế. Đặc điểm của bệnh này chủ yếu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi dễ dẫn đến các biến chứng của chủng EV71. Đối với người lớn là người lành mang trùng thì có tới 80% người lớn mắc tay chân miệng không có biểu hiện lâm sàng lây cho trẻ.
Loại vi rút này tương đối bền, có thể sống ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Do đó, trong trường học, nếu xảy ra các ca nhiễm tay chân miệng thì trẻ bệnh phải được nghỉ học, cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày. Nhà trường phải phòng ngừa ngay bằng cách vệ sinh khử khuẩn bằng Cloramin B và phải làm thường xuyên.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Vũ Quang phấn đấu 100% người dân tham gia BHYT trong tháng 9 này Vũ Quang là huyện miền núi của Hà Tĩnh, có 42 km đường biên giới tiếp giáp với Lào nên người dân chủ yếu sống trên địa hình đồi núi, thưa thớt. Để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, ngành Y tế Hà Tĩnh đã tăng cường các hoạt động cho hệ thống y tế cơ sở tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025