Chương trình hay sách giáo khoa quan trọng, Bộ cần định hướng rõ ràng hơn
Khi xác định “chương trình” mới là quan trọng thì việc lựa chọn sách giáo khoa nào, ai là người chọn sách giáo khoa cũng sẽ giản đơn hơn rất nhiều.
Lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới này, chúng ta thấy Bộ đang chủ trương hướng tới việc đề cao “chương trình” hơn là “sách giáo khoa”. Thế nhưng, đội ngũ nhà giáo vẫn đang còn nhiều người mơ hồ về chương trình bởi họ đã quá quen với sách giáo khoa trong giảng dạy suốt mấy chục năm qua.
Ngay cả khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông mới thì dư luận vẫn hướng vào thị phần của sách giáo khoa. Mấy ngày nay, chúng ta vẫn thấy lãnh đạo của Bộ chia sẻ về việc tổ chức, cá nhân nào chọn sách giáo khoa mà thôi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố danh mục sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Còn nhiều giáo viên chưa rõ cặn kẽ chương trình tổng thể, chương trình môn học
Mặc dù chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua đã khá lâu nhưng đến thời điểm này thì những cụm này có lẽ vẫn xa lạ đối với một số giáo viên.
Các nhà trường thì cũng chỉ mới nói về việc chuẩn bị thay đổi sách giáo khoa, rất ít khi làm rõ được cụm từ “chương trình” khác với “sách giáo khoa” ở chỗ nào. Nhìn chung, nhiều giáo viên vẫn đang mơ hồ về sự khác biệt trong lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây.
Chính vì vậy, chỉ có những giáo viên thường xuyên đọc báo, những giáo viên cốt cán đã đi tập huấn thì mới phân biệt rạch ròi được “chương trình” và “sách giáo khoa” khác nhau như thế nào và lần thay đổi này cái nào quan trọng hơn.
Cái khó là chương trình môn học chi tiết thường rất dài và đọc hết cũng không phải là điều dễ dàng. Vì nó dài nên các báo cũng không thể nào đăng tải chi tiết được mà để ở dạng file nén và tạo liên kết địa chỉ nên số lượng giáo viên đọc chương trình mới phải nói là chưa nhiều.
Chúng tôi đã trò chuyện và tìm hiểu vấn đề này với nhiều giáo viên phổ thông ở các cấp học, giáo viên ở nhiều địa bàn khác nhau. Đa phần đều nhận được câu trả lời là chưa đọc chương trình môn học và đang còn lơ mơ về cụm từ này.
Trong khi đó, một số môn học không còn đứng độc lập nữa mà sẽ tích hợp lại như các môn học ở cấp Trung học cơ sở, đó là: môn Lý, Hóa, Sinh sẽ là môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử Địa lý sẽ là môn Lịch sử và Địa lý.
Ngoài ra còn thêm một số hoạt động trải nghiệm, một số môn học đưa lên, đưa xuống các cấp học khác. Những điều này nhiều giáo viên chưa được rõ tường tận, trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện ở lớp 1 vào năm học tới.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục đang định hướng như thế nào?
Thời gian qua, lãnh đạo Bộ cũng đã nhiều lần đề cập đến chuyện chương trình và sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng có lẽ chưa liên tục và đồng bộ.
Đáng lẽ ra khi Bộ đã xác định chương trình quan trọng hơn sách giáo khoa thì Bộ cần hướng tới vấn đề quan trọng nhất cho lần thay đổi này là chương trình các môn học.
Thế nhưng, hình như không chỉ giáo viên, dư luận xã hội còn nhiều người mơ hồ về chương trình bởi ngay cả lãnh đạo Bộ cũng chưa chú trọng tuyên truyền về chương trình mà lại đang hướng vào sách giáo khoa nhiều hơn.
Khi trả lời báo chí về thắc mắc về vấn đề kiểm tra trong chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều bộ sách giáo khoa, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học cho biết: “ Khi các địa phương lựa chọn những bộ sách khác nhau, việc kiểm tra đánh giá vẫn sẽ được đảm bảo.
Chúng ta thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách thì việc kiểm tra đánh giá vẫn phải đáp ứng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Đây cũng là điểm khác biệt với chương trình hiện hành.
Chương trình mới sẽ yêu cầu “Học sinh làm được những gì với kiến thức được trang bị trong chương trình“.
Một khi xác định chương trình quan trọng hơn, sách giáo khoa chỉ là công cụ, là tư liệu cho giảng dạy, học tập và kiểm tra không theo sách giáo khoa mà theo chương trình môn học thì việc định hướng dư luận sẽ đơn giản hơn.
Bởi thực tế, dạy và học hướng vào chương trình, kiểm tra theo chương trình thì sách giáo khoa chỉ là chất liệu để làm sáng tỏ cho chương trình mà thôi. Song, hình như những gì đang diễn ra thì lại không phải vậy.
Sách giáo khoa vẫn rất quan trọng đối với các nhà xuất bản nên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có tới 4/5 bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa được công bố.
Dù chưa đi vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng chúng ta đang thấy những bất cập xảy ra giữa Luật giáo dục năm 2019 và Nghị quyết 88 của Quốc hội cho việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 ở năm học 2020-2021.
Bởi, theo Luật giao duc 2019 thì “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn”.
Nhưng nếu theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì “cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh”.
Tuy nhiên, tháng 7/2020 thì Luật giáo dục mới có hiệu lực mà theo lộ trình của Bộ thì tháng 3 thì sách giáo khoa phải chọn xong rồi để tập huấn và chuẩn bị cho năm học mới.
Thiết nghĩ, khi đã xác định “chương trình” quan trọng hơn sách giáo khoa mà lần thay đổi này lại khác hoàn toàn với các lần trước nên Bộ cần tuyên truyền nhiều hơn qua các kênh khác nhau để giáo viên và dư luận hiểu rõ về vấn đề này.
Hơn nữa, khi xác định “chương trình” mới là quan trọng thì việc lựa chọn sách giáo khoa nào, ai là người chọn sách giáo khoa cũng sẽ giản đơn hơn, không phức tạp như những gì mà dư luận đang chứng kiến.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết!
Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa (SGK) phù hợp và thực hiện chọn sách một cách công tâm, minh bạch nhất, vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Vì thế, câu chuyện ai được quyền chọn SGK và chọn như thế nào đang là nỗi băn khoăn thường trực của báo chí và dư luận những ngày này trước việc Bộ GD&ĐT thông tin về việc đang dự thảo thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
Trường, giáo viên hay Ủy ban nhân dân tỉnh chọn sách giáo khoa?
Vấn đề được quan tâm trước tiên là việc: Ai có quyền quyết định chọn sách giáo khoa mới?
Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực vào 1/7/2020 lại quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Điều khoản này thay đổi so với Nghị quyết 88/2014/QH13 là: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT".
Lựa chọn sách giáo khoa cần quan tâm đến quyền lợi của học sinh. Ảnh: T.L
Theo chia sẻ với báo chí của đại diện Bộ GD&ĐT, thực hiện quy định tại Luật Giáo dục, Bộ đang xây dựng thông tư để hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và không quy định cứng nhắc việc các UBND tỉnh phải chọn tất cả SGK của các môn học trong cùng một bộ hay chỉ được chọn một bộ SGK cho địa phương. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được SGK phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương.
Trong thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK, Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể thành phần của hội đồng lựa chọn SGK để căn cứ vào đó, UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Thành phần sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học.Dự thảo thông tư về lựa chọn SGK của Bộ GD&ĐT sẽ không cứng nhắc mà linh hoạt để việc lựa chọn SGK đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương.
Hiện nay, dự thảo thông tư lựa chọn sách giáo khoa đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt ban hành, kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng SGK theo Chương trình GDPT 2018, thực hiện việc in và phát SGK đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.
Cũng theo đại diện Bộ GD&ĐT, 32 SGK của 8 môn học bắt buộc trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sẽ được dùng làm căn cứ để các địa phương lựa chọn sử dụng trong năm học 2020-2021 theo lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh, việc lựa chọn sách giáo khoa nên trao quyền cho các nhà trường theo Nghị quyết 88. Cô Thảo cho rằng, ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính trong khi chọn sách giáo khoa để dạy trong các nhà trường lại là việc có tính chuyên môn.
Ở góc nhìn khác, báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến của ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, các sách giáo khoa đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nên đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ khác nhau về cách tiếp cận. Tuy nhiên, nếu để cho các trường tự chọn sách giáo khoa riêng với rất nhiều sách khác nhau sẽ dẫn đến việc khó trong công tác chỉ đạo chung của địa phương. Vì thế, ông Thành cho rằng, Luật Giáo dục quy định ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định lựa chọn sách là phù hợp, để tạo sự thống nhất nhất định. "Nhưng điều này cũng không mâu thuẫn với Nghị quyết 88 của Quốc hội hay Quyết định 404 của Chính phủ vì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ ra quyết định, còn người chọn sách thực sự chính là các giáo viên khi có đến 2/3 thành viên hội đồng chọn sách là giáo viên, là tiếng nói thực tiễn từ cơ sở", ông Thành phân tích.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên chăng để chính các giáo viên lựa chọn SGK, bởi như vậy gần gũi với việc dạy và học nhất. Như quan điểm của báo Thanh Niên: Giao việc chọn SGK cho các nhà trường, GV, thì việc vận hành nhiều bộ SGK sẽ giống với các nước tiên tiến đang làm. GV chính là người hiểu rõ nhất đối tượng HS mà mình giảng dạy phù hợp với cuốn/bộ SGK nào. GV nếu thực sự có năng lực và được trao quyền chủ động, có thể sẽ không chọn một SGK cụ thể nào mà họ tham khảo nhiều cuốn SGK khác nhau và các tài liệu tham khảo để biên soạn một bộ tài liệu dạy của riêng mình, phù hợp nhất với HS mà họ giảng dạy, miễn sao đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình.
Quyền lợi của học sinh là quan trọng nhất
Nhiều ý kiến cho rằng, đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp và thực hiện chọn sách vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Mà để vì quyền lợi học sinh, nhiều tờ báo đã chỉ thẳng ra rằng, cái cần nhất là sự công tâm, minh bạch, có trách nhiệm để lựa chọn được bộ sách phù hợp mà không bị chi phối bởi những thứ "ngoài giáo dục".
Báo Tiền Phong, dẫn ý kiến lo ngại của GS Phạm Tất Dong - nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: "Khi thực hiện chủ trương để địa phương lựa chọn SGK cũng sẽ có khả năng nhà xuất bản "lót tay" nhằm bán sách vì để biên soạn bộ SGK các đơn vị bỏ ra một khoản tiền và công sức không nhỏ, họ sẽ phải tìm mọi cách để bán được sách". PGS. TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cũng bày tỏ sự lo lắng: "Để nhà trường hay địa phương lựa chọn bộ SGK cho riêng mình đều là bài toán nan giải, không biết sẽ thực hiện như thế nào mới đảm bảo sự khách quan, minh bạch. Nếu trước đây chỉ có một bộ SGK, trường nào, giáo viên nào cũng dạy theo đó rất dễ. Khi có nhiều bộ sách, nếu để các trường quyết định lựa chọn thì các nhà xuất bản có cơ hội "mời chào", "giới thiệu", thậm chí "mua chuộc"... hiệu trưởng để sử dụng bộ sách của họ. Nếu địa phương lựa chọn cũng khó tránh tình huống người quen, người thân giới thiệu và sử dụng liên quan đến lợi ích cá nhân". Theo PGS Vũ Trọng Rỹ, ở một số nước có nhiều bộ SGK cũng không yêu cầu nhà trường, địa phương lựa chọn bộ sách cụ thể nào cả. SGK đối với họ không phải là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo. Cùng với các tài liệu trên mạng internet, giáo viên sẽ tự biên soạn chương trình giảng dạy của riêng mình.
"Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh lựa chọn SGK, chẳng hạn các tỉnh, thành sẽ chọn một bộ sách gồm SGK tất cả môn học từ lớp 1 đến lớp 12 của một nhà xuất bản? GV trực tiếp đứng lớp sẽ có tiếng nói gì không trong hội đồng thẩm định, lựa chọn SGK của các địa phương? Việc lựa chọn SGK có thay đổi từng năm hay giữ ổn định lâu dài?... Đó là chưa kể những lo ngại về tiêu cực nảy sinh khi quyền lựa chọn SGK được thu hẹp ở một hội đồng cấp tỉnh, thay vì trao quyền ấy đến từng GV và HS. Nếu quy trình không chặt chẽ, dư luận có quyền nghi ngờ về sự khách quan trong quyết định lựa chọn SGK khi quyền quyết định ấy thuộc về một nhóm người. Ai dám đảm bảo các nhà xuất bản có SGK được lưu hành trên thị trường không "tìm cách", kể cả những cách như "vận động hành lang" để bộ SGK của mình được các hội đồng ấy lựa chọn?" - Câu hỏi mà báo Thanh Niên đặt ra có lẽ cũng là vấn đề cần được Bộ GD&ĐT lưu tâm hơn cả trong câu chuyện soạn thảo Thông tư về việc lựa chọn SGk.
Hà Trang
Theo baocongluan
Hội đồng lựa chọn SGK mới ở các trường sẽ gồm những ai? Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2020-2021, các trường có quyền tự chọn sách, từ những năm sau việc lựa chọn SGK sẽ do UBND tỉnh quyết định. Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD- ĐT) cho biết, về việc lựa chọn sách giáo khoa, Nghị quyết số 88/2014/QH13 quy định:...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025