Chương trình kỹ sư mới được ’sửa’ theo hướng nào ?
Từ tháng 3, quy định mới về cấp bằng kỹ sư chính thức có hiệu lực. Các trường đại học có đào tạo ngành cấp bằng kỹ sư đang xúc tiến chỉnh sửa chương trình theo quy định mới để kịp áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020.
.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành – Đào Ngọc Thạch
Điểm đáng chú ý trong quy định mới là bằng kỹ sư cần có chương trình với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên (đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương) hoặc từ 30 tín chỉ trở lên (với người đã tốt nghiệp trình độ ĐH).
Một ngành có 2 loại chương trình ?
Ngay khi quy định mới này có hiệu lực, các trường ĐH bắt tay vào điều chỉnh chương trình để áp dụng cho sinh viên khóa mới.
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trường này dự kiến xây dựng lại chương trình đào tạo cho 17 ngành áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020 trở đi. Theo đó, tất cả các ngành đào tạo trình độ ĐH của trường có thể chuyển sang cấp bằng cử nhân với thời lượng chương trình khoảng 120 tín chỉ. Đồng thời, trường xây dựng thêm module 30 tín chỉ định hướng đào tạo bằng kỹ sư.
“Khi đó, những sinh viên sau khi hoàn thành chương trình cử nhân và học thêm 30 tín chỉ này sẽ được cấp bằng kỹ sư. Tuy nhiên, hình thức đào tạo cấp bằng kỹ sư này chỉ áp dụng ở một số ngành”, tiến sĩ Lưu thông tin.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay trường sẽ bắt tay ngay vào việc cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tăng số lượng tín chỉ và thời gian đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ (các ngành này hiện có 146 tín chỉ). Cụ thể, các ngành đào tạo kỹ sư sẽ tăng thêm 10 – 12 tín chỉ, thời gian đào tạo từ 4 năm lên 4 năm rưỡi. Chương trình đào tạo mới này sẽ áp dụng ngay từ khóa tuyển sinh năm 2020.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, trường đang rà soát lại toàn bộ chương trình. Từ năm 2021, trường dự kiến có 6 ngành kỹ thuật đào tạo theo 2 hình thức cử nhân kỹ thuật và kỹ sư. Ví dụ, cùng ngành kỹ thuật xây dựng, trường có chương trình đào tạo 4 năm dưới 150 tín chỉ để cấp bằng cử nhân. Đồng thời ngành này cũng có chương trình trên 150 tín chỉ, học 5 năm và cấp bằng kỹ sư.
“Hai hình thức này có thể triển khai song song để sinh viên đăng ký từ đầu hoặc thực hiện chuyển tiếp từ chương trình cử nhân thêm để lấy bằng kỹ sư cho sinh viên có nguyện vọng”, ông Phương nói.
Video đang HOT
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho biết trường sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo cho khóa tuyển sinh 2020 với 17 ngành kỹ thuật công nghệ. Theo chương trình mới cấp bằng kỹ sư kéo dài 4 năm và gồm 154 tín chỉ (trước đó chương trình cũ gồm 121 tín chỉ).
Trước đó, ngay từ năm 2019, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh lại toàn bộ chương trình đào tạo. Các ngành đào tạo kỹ sư đã được nâng lên 158 tín chỉ và học trong 5 năm. Trong số 32 ngành của trường này, chỉ ngành kiến trúc cấp bằng kiến trúc sư. Đáng lưu ý điểm mới từ khóa tuyển sinh này là cho phép sinh viên cùng một ngành có thể nhận bằng kỹ sư nếu tích lũy đủ 158 tín chỉ hoặc chỉ cấp bằng cử nhân nếu đạt 128 tín chỉ.
Còn PGS-TS Từ Diệp Công Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu, cho biết hiện có 10 ngành đào tạo đang cấp bằng cử nhân. Từ khóa tuyển sinh năm 2021, trường chủ trương chuyển hướng đào tạo để cấp bằng kỹ sư một số ngành như công nghệ thông tin, nuôi trồng thủy sản, khoa học môi trường…
Chờ hướng dẫn của bộ GD-ĐT
Cùng với điều chỉnh chương trình mới, các trường cũng đang thực hiện việc cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên các khóa cũ. Tuy nhiên mỗi trường thực hiện khác nhau.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tính đến 1.3 trường có khoảng 14.000 – 15.000 sinh viên tuyển sinh các khóa cũ bị ảnh hưởng bởi quy định mới do chương trình chỉ có 142 tín chỉ (trừ chương trình chất lượng cao Việt Pháp 150 tín chỉ). Nếu thực hiện đúng theo quy định cấp bằng mới, các sinh viên này sẽ không tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu để nhận bằng kỹ sư. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, vấn đề này trường đã báo cáo lên ĐH Quốc gia TP.HCM. Phía ĐH này cũng đã tham vấn ý kiến cho Vụ Giáo dục ĐH. Hiện trường đang chờ hướng dẫn thực hiện cụ thể của Bộ GD-ĐT.
Đào tạo công nghệ thông tin cấp bằng cử nhân
Trong khi đó, cũng đào tạo các ngành công nghệ thông tin nhưng một số trường vẫn theo định hướng cấp bằng cử nhân.
Theo tiến sĩ Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Mở TP.HCM, 5 chương trình đào tạo của khoa trước nay cấp bằng cử nhân theo hướng ứng dụng, đào tạo 4 năm với tổng số trên 120 tín chỉ. Trước mắt, thời gian tới trường sẽ tiếp tục theo định hướng này, đặt nặng sinh viên kỹ năng thực hành.
Tương tự, các ngành đào tạo của Trường ĐH Nha Trang hiện đang có 140 – 155 tín chỉ và đào tạo trong 4 năm. Từ ngày 1.3, thay vì cấp bằng cử nhân và kỹ sư như trước đó, trường chuyển sang cấp bằng theo đúng quy định mới và trên bằng chỉ ghi bằng tốt nghiệp ĐH.
Còn Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, sinh viên nhận bằng đến hết ngày 29.2 trường đã cấp bằng kỹ sư. Nhưng từ 1.3, sinh viên các khóa tuyển sinh cũ đang học chương trình chưa đạt 150 tín chỉ và chưa tốt nghiệp đến thời điểm này khoảng trên 10.000 người. Theo đại diện nhà trường, các sinh viên này sẽ nhận bằng cử nhân theo quy định mới.
Sẽ có chương trình thạc sĩ riêng cho kỹ sư?
Dù bằng kỹ sư được xếp vào nhóm văn bằng tương đương trình độ của người có bằng thạc sĩ nhưng các trường ĐH vẫn đề xuất cần có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng cho đối tượng này.
Sinh viên một trường có đào tạo các ngành cấp bằng kỹ sư - Đào Ngọc Thạch
Nghị định 99 ban hành ngày 30.12.2019 nêu văn bằng của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục ĐH bao gồm: bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Căn cứ vào khối lượng học tập của chương trình đào tạo, bằng kỹ sư tương đương trình độ bậc 7 - trình độ của người có bằng thạc sĩ. Quy định này hiện đang "vênh" so với quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành khi yêu cầu người đầu vào đào tạo thạc sĩ phải tốt nghiệp ĐH. Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến thực hiện sửa đổi quy chế tuyển sinh cả 3 trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ nhằm khắc phục những điểm "vênh" trong các quy chế với luật Giáo dục ĐH bổ sung, sửa đổi.
Tăng thời lượng lên 150 tín chỉ
Dù chưa có quy chế đào tạo mới nhưng đến thời điểm này, các trường ĐH đào tạo kỹ sư đều có dự kiến điều chỉnh chương trình đào tạo đảm bảo tối thiểu 150 tín chỉ theo luật mới.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết các ngành đào tạo kỹ sư của trường hiện trên 130 tín chỉ. Trước đó, chương trình đào tạo các ngành này vốn có 150 tín chỉ nên sắp tới sẽ điều chỉnh tăng lại thời lượng chương trình. Tuy nhiên, theo ông Dũng, dù tăng thời lượng tín chỉ nhưng có thể trường vẫn duy trì thời gian đào tạo 4 năm như hiện nay...
Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng dự kiến sẽ tăng từ 146 lên tối thiểu 150 tín chỉ các ngành cấp bằng kỹ sư theo quy định mới. Việc điều chỉnh chương trình đào tạo dự kiến sẽ thực hiện trong năm nay để kịp áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết sẽ không có nhiều xáo trộn thời gian tới vì chương trình hiện hành đang gần tiệm cận với quy định mới.
Trong số 31 ngành đào tạo của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM hiện có 23 ngành cấp bằng kỹ sư với thời lượng 136 tín chỉ. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết với định hướng trở thành trường ĐH nghiên cứu, trường sẽ nghiên cứu cân nhắc điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra phù hợp với quy định danh xưng từng ngành nghề.
"Trong đó, không loại trừ khả năng có những ngành sẽ được xây dựng 150 tín chỉ và cũng có những ngành giữ nguyên 136 tín chỉ như hiện nay. Về việc này, hội đồng khoa học đào tạo của trường sẽ rà soát, nghiên cứu và quyết định sau khi tham khảo ý kiến bên ngoài", tiến sĩ Lý cho hay.
Trong khi đó, ngay từ năm 2019, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã "sửa" lại toàn bộ chương trình đào tạo. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, trường này đã sẵn sàng cho việc đào tạo kỹ sư theo luật mới. Các ngành đào tạo kỹ sư đã được nâng lên 158 tín chỉ (gồm 8 tín chỉ tiếng Anh) và học trong 5 năm (trước đó là 142 tín chỉ, học trong 4,5 năm). Trong số 32 ngành của trường này, ngoại trừ ngành kiến trúc cấp bằng kiến trúc sư, khả năng sẽ có 2 ngành không cấp bằng kỹ sư gồm quản lý công nghiệp và khoa học máy tính. "Tuy nhiên, điểm mới từ năm nay là cho phép sinh viên cùng một ngành có thể nhận bằng kỹ sư nếu tích lũy đủ 158 tín chỉ hoặc chỉ cấp bằng cử nhân nếu đạt 128 tín chỉ", ông Thắng chia sẻ.
Bằng kỹ sư không phiên ngang thạc sĩ
Trong khi chờ nghị định hướng dẫn thực hiện cụ thể, theo quan điểm cá nhân của đại diện một số trường ĐH là không nên chấp nhận phiên ngang bằng kỹ sư sang bằng thạc sĩ dù nghị định quy định tương đương trình độ đào tạo bậc 7.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng nói: "Bằng kỹ sư là tốt nghiệp trình độ ĐH, thạc sĩ là sau ĐH. Do vậy, người có bằng kỹ sư muốn nhận bằng thạc sĩ vẫn cần qua quá trình đào tạo. Chương trình đó có thể ngắn hơn và chỉ cần 1 năm, thay vì 1,5 năm như quy định hiện nay".
Tiến sĩ Trần Đình Lý cũng có ý kiến: "Sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH được cấp bằng kỹ sư và theo Nghị định 99 được tính tương đương bậc 7 trong khung trình độ quốc gia. Nhưng điều này không có nghĩa là bằng kỹ sư tương đương bằng thạc sĩ bởi việc học ở 2 trình độ này hoàn toàn khác nhau. Trong đó, thạc sĩ người học được học chuyên sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu và có định hướng nghiên cứu nhiều hơn chương trình học kỹ sư".
Bày tỏ quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân nói: "Việc đào tạo kỹ sư và thạc sĩ có mục tiêu khác nhau. Trong đó, kỹ sư đào tạo người có trình độ kỹ thuật cao, phục vụ công việc cụ thể trong các ngành nghề, còn thạc sĩ nghiên cứu nhiều hơn. Do vậy, nên chăng có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng cho kỹ sư với số lượng tín chỉ ít hơn cho đối tượng cử nhân".
Đồng quan điểm, PGS-TS Bùi Hoài Thắng nêu: "Kỹ sư thuộc nhóm ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, tương đương trình độ thạc sĩ nhưng không phải bằng thạc sĩ. Kỹ sư giải quyết những vấn đề thực tiễn, còn thạc sĩ có thiên hướng khoa học hơn". Ông Thắng cho biết, hiện sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp của trường đã được Bộ GD-ĐT công nhận tương đương trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, các kỹ sư này vẫn cần học thêm một số môn và thực hiện luận văn thạc sĩ để được nhận bằng thạc sĩ.
"Thời gian tới, mô hình đào tạo kỹ sư mới các ngành đại trà của trường sẽ thực hiện theo định hướng kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp. Tốt nghiệp ĐH, các kỹ sư chỉ cần học một số môn và làm luận văn sẽ nhận bằng thạc sĩ. Thời lượng học thêm sau ĐH dành cho đối tượng này chỉ khoảng 17 tín chỉ", ông Thắng thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng nhấn mạnh, các sinh viên muốn học thêm lấy bằng thạc sĩ vẫn cần xét đầu vào theo quy định đào tạo thạc sĩ đảm bảo điểm trung bình học tập, trình độ ngoại ngữ...
Ở góc nhìn chuyên môn, tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng bộ môn quản lý hàng hải - Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng nếu chỉ tăng cơ học số lượng tín chỉ đào tạo, vẫn chương trình đào tạo và đội ngũ giảng dạy đó thì không thể công nhận kỹ sư tương đương thạc sĩ.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 99 hướng dẫn luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.1, PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng cho rằng việc đưa bằng kỹ sư vào nghị định là đáp ứng sự mong đợi của các trường đào tạo kỹ thuật. Tuy nhiên, ông Sơn lo lắng nếu việc triển khai không thống nhất giữa các trường, không đào tạo tốt sẽ làm mất uy tín của chương trình kỹ sư.
Xác định văn bằng phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn
Trước đó trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho rằng nếu nói bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương với thạc sĩ chưa thực sự chính xác. Nghị định 99 đã đưa ra quy định có tính nguyên tắc (tại khoản 2, điều 14): căn cứ quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong khung trình độ quốc gia Việt Nam. Vì vậy, xác định văn bằng nào nằm ở bậc 6 hay bậc 7, thì phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn này chứ không chỉ dựa vào khối lượng học tập, không quy đơn giản tính từ số tín chỉ hay số năm học ra trình độ được đào tạo.
Theo Thanh niên
'Không phải bằng kỹ sư, bác sĩ nào cũng được công nhận như thạc sĩ' Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết nói tất cả bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ là không chính xác. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, có một số quy định mới về văn bằng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình
Góc tâm tình
21:24:38 12/05/2025
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay
Phim việt
21:02:40 12/05/2025
Lưu Học Nghĩa chật vật sau 3 dự án liên tiếp thất bại
Hậu trường phim
21:01:19 12/05/2025
Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An
Tin nổi bật
20:59:05 12/05/2025
Jung Kyung Ho tái xuất, 'cạnh tranh' với bạn gái Choi Sooyoung
Phim châu á
20:58:30 12/05/2025
Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
20:43:01 12/05/2025
Băng nhóm sản xuất thuốc giả lĩnh án
Pháp luật
20:33:31 12/05/2025
Amber Heard thông báo hạ sinh cặp song sinh, nói 1 điều gây xúc động
Sao âu mỹ
20:26:13 12/05/2025
Lọ Lem đột ngột đổi xe, chở Hạt Dẻ xuống phố hậu ồn ào, sắc vóc ngỡ ngàng?
Netizen
20:23:44 12/05/2025
Thêm 1 nhân vật lên tiếng căng giữa drama tình ái của Wren Evans, thừa nhận giữ trong tay nhiều bí mật
Sao việt
20:21:56 12/05/2025