Chuyến bay từ biệt Nhà Trắng của các cựu tổng thống Mỹ
Tổng thống Reagan từng khóc trên chuyến bay từ biệt Nhà Trắng, trong khi tổng thống George H.W. Bush lại tiếp đãi bạn bè bằng một bữa tiệc âm nhạc vui vẻ.
Trên chuyến bay cuối cùng từ biệt Nhà Trắng, các cựu tổng thống Mỹ luôn có bên cạnh mình gia đình và những người bạn đồng hành, thường là chánh văn phòng, thư ký báo chí hay giám đốc truyền thông, đội ngũ đã sát cánh cùng ông những năm tháng lãnh đạo đất nước. Câu chuyện họ kể cho thấy dù nhiệm kỳ tổng thống đã khép lại, các ông chủ Nhà Trắng một thời vẫn ôm trong lòng nhiều cảm xúc, tự hào xen lẫn tiếc nuối.
Theo truyền thống, tổng thống Mỹ chuẩn bị mãn nhiệm sẽ đón người kế nhiệm tại Nhà Trắng. Từ đây, họ cùng đến tòa nhà quốc hội, Đồi Capitol, trên chiếc limousine dành cho tổng thống để tham dự lễ nhậm chức.
Tổng thống Obama vẫy tay chào trước khi bước lên trực thăng Marine One rời Đồi Capitol ngày 20/1/2017. Ảnh: AP.
“Đó là ngày cuối cùng của chính quyền chúng tôi và cũng là ngày cuối cùng của cuộc khủng hoảng con tin Iran”, Gerald Rafshoon, giám đốc truyền thông cho tổng thống Mỹ đời thứ 39 Jimmy Carter, hồi tưởng. “Hamilton Jordan và tôi là người cuối cùng rời khỏi Phòng Tình huống bởi chúng tôi chịu trách nhiệm giám sát tình hình con tin. Chúng tôi hy vọng rằng ông Carter có thể thông báo tin vui tại lễ nhậm chức” của tổng thống kế nhiệm Ronald Reagan.
“Cuối cùng, vào 12h20, có người đến thông báo ‘Các ông nên rời khỏi đây bởi đội ngũ của ngài Reagan đang tiến vào Nhà Trắng’”, Rafshoon kể. “Khi chúng tôi rời Phòng Tình huống, các bức ảnh của ông Reagan được treo lên”.
Thất bại trong việc xử lý vụ bắt cóc 66 con tin Mỹ ở thủ đô Tehran, Iran, xảy ra vào ngày 4/11/1979 là một nguyên nhân quan trọng khiến Carter thất cử trước Reagan năm 1980. Các con tin được thả tự do chỉ vài giờ sau khi ông Reagan đọc diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1981.
Theo lời Rafshoon, Carter từng nói rằng chuyến đi đến Đồi Capitol cùng Reagan thật kỳ quặc bởi trong khi ông đang lo âu suy nghĩ về cuộc khủng hoảng con tin thì Reagan lại kể chuyện cười.
Sau lễ nhậm chức, tổng thống mãn nhiệm được trực thăng chở đến Căn cứ Quân sự Andrews để đón chuyến bay trở về quê nhà.
“Vài người chúng tôi lên trực thăng tới Andrews trước. Ông Carter vẫn chưa ở đó. Tôi nhớ chúng tôi đã lên Không lực Một và Hamilton gọi ngược trở lại Phòng Tình huống. Nhân viên bắt máy nói ‘Tôi không thể cung cấp thông tin đó’”, Rafshoon cho biết.
“Không sao đâu, chúng ta đang nói chuyện trên đường truyền bảo mật của chuyên cơ Không lực Một”, Hamilton Jordan đáp.
Đầu dây bên kia trả lời ngắn gọn: “Carter không còn là tổng thống và các ngài không thể truy cập thông tin này”.
Theo Jody Powell, thư ký báo chí của Carter, cựu tổng thống Mỹ là người cuối cùng bước lên chuyên cơ.
“Chúng tôi ngồi trên máy bay và ăn mừng vì các con tin Mỹ được trao trả tự do. Nhưng không khí âu sầu vẫn bao trùm. Lúc bước lên khoang, ông Carter đã biết chuyện nên ra dấu hiệu chiến thắng với chúng tôi. Sau đó, ông ấy kể các chi tiết. Tôi nghĩ chúng tôi có mở champagne, tôi cũng không nhớ rõ nữa”, Rafshoon kể. “Chúng tôi trở về Georgia, đáp xuống Macon, lên trực thăng tới Plains. Hàng nghìn người đã chờ sẵn ở đó”.
Trong hồi ức mà chánh văn phòng của tổng thống Reagan Ken Duberstein còn lưu giữ, ngày ông Reagan chia tay Nhà Trắng, thời tiết nắng đẹp, bầu trời trong xanh, quang đãng.
“Như truyền thống, trên đường tới căn cứ không quân Andrews, các tổng thống mãn nhiệm sẽ bay một vòng quanh Washington để tạm biệt thành phố. Chúng tôi rời thềm đông Đồi Capitol. Khi trực thăng bay qua Nhà Trắng, tổng thống Reagan nhìn xuống, gõ nhè nhẹ lên gối vợ, bà Nancy Reagan, rồi nói ‘Trông kìa em yêu, đó là căn biệt thự nhỏ của chúng ta’”, Duberstein nhớ lại. “Đấy cũng là lúc những giọt nước mắt lăn dài trên má Nancy, tổng thống và kể cả tôi. Nhiệm kỳ tổng thống của Reagan chính thức khép lại”.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1989 chào tạm biệt trước khi bước lên trực thăng Marine One rời nhiệm sở. Ảnh: Courtesy Ronald Reagan Library.
“Mọi người ai cũng mang cảm xúc vui buồn lẫn lộn”, Duberstein kể. “Nhưng chúng tôi quyết định cùng nắm tay như người ta vẫn làm trên chuyên cơ Không lực Một trước đây và hát bài ‘Auld Lang Syne’”.
“Ai đó mang ra bánh và champagne. Tất cả cùng nâng cốc, không biết nói gì. Một người hô to ‘Ngài tổng thống, nhiệm vụ đã hoàn thành’”, Fred Ryan, trợ lý cho tổng thống Reagan, hồi tưởng.
Theo Jake Siewert, thư ký báo chí cho tổng thống Bill Clinton, ngày ông Clinton rời Nhà Trắng, thời tiết vô cùng xấu, mưa rơi tầm tã.
“Vì thế, lúc khởi hành là thú vị hơn cả”, Siewert chia sẻ. “Chúng tôi đi bằng ôtô và chỉ có một đoàn xe nhỏ hộ tống, gồm vài xe cảnh sát. Chúng tôi phải đi chậm lại mỗi lần băng qua các ngã tư. Ông Clinton hầu như chưa từng trải qua chuyện này suốt 8 năm làm tổng thống”.
“Một đám đông đứng ở sân bay Andrews để chia tay chúng tôi. Nhân viên Nhà Trắng, Nội các, một vài người bạn. Mọi thứ diễn ra bên trong nhà chứa máy bay bởi bên ngoài trời mưa to. Ông Clinton phát biểu ngắn gọn. Chuyến bay không quá dài và cũng không có nước mắt”, Siewert kể.
Trên chuyến bay cuối cùng của tổng thống mãn nhiệm, các phóng viên cũng có mặt để đưa tin. Thomas DeFrank, phóng viên từ Newsweek , kể máy bay chở tổng thống Gerald Ford đã bị cánh báo chí “cướp”.
“Mọi thứ không được đóng chặt đều bị đem đi với danh nghĩa quà lưu niệm. Sổ tay, bao diêm, xì gà, chăn, gối, đồ dùng bằng bạc, khăn ăn, cốc có in dấu tổng thống”, DeFrank cho hay.
Theo Margaret Tutwiller, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, người có mặt trên chuyến bay tạm biệt của George H.W. Bush, tổng thống Mỹ thứ 41 đã mời ban nhạc Oak Ridge Boys lên chuyên cơ.
“Không lực Một có phòng hội nghị lớn và tôi nhớ rằng chúng tôi đã tới đó để cùng ca hát”, Tutwiller kể.
Tổng thống Mỹ George W. Bush ngắm nhìn Đồi Capitol từ bên trong trực thăng ngày 20/1/2009. Ảnh: White House.
Hồi năm 2017, sau lễ chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm Donald Trump tại Đồi Capitol, tổng thống Barack Obama cùng vợ lên trực thăng Marine One bay đến căn cứ quân sự Andrews. Hai người sau đó lên chuyên cơ Không lực Một để hướng tới Palm Spring, California.
Trước khi trực thăng rời Washington, nó đã bay một vòng quanh Nhà Trắng, có lẽ tổng thống Obama muốn nhìn lại nơi mình đã làm việc 8 năm qua lần cuối.
Bên trong một nhà chứa máy bay ở căn cứ Andrews, Obama đọc bài phát biểu chia tay các nhân viên của mình, kèm theo những lời khích lệ.
“Đây chỉ là một điểm dừng nhỏ. Đây không phải dấu chấm hết mà chỉ là dấu phẩy trong câu chuyện không ngừng xây dựng nước Mỹ”, ông nói.
Obama bắt tay các nhân viên trước khi bước chậm rãi lên từng bậc thang dẫn tới chuyên cơ Không lực Một rồi quay lại vẫy chào.
Trong lúc đó, Joe Biden, khi ấy là cựu phó tổng thống Mỹ, và vợ, Jill, chuẩn bị lên chuyến tau tới quê nhà Wilmington, Delaware. “Này mọi người, tôi đã quay lại với Amtrak”, ông nói khi lên tàu.
21 loạt đại bác chia tay Trump
Trump đặt chân đến căn cứ không quân Andrews trong 21 tiếng đại bác, trước khi phát biểu trước gia đình và người ủng hộ tại lễ chia tay.
Trump để lại thư cho Biden
Một nguồn tin giấu tên cho biết Trump để lại thư cho Biden - tiếp nối truyền thống của các tổng thống tiền nhiệm. Hiện chưa rõ nội dung của bức thư.
Melania cũng được cho là để lại "lời chào mừng ngắn" cho tân đệ nhất phu nhân Jill Biden.
Trump bác bỏ bài phát biểu được chuẩn bị trước
Các trợ lý đã chuẩn bị cho Trump bài phát biểu tại lễ chia tay, trong đó nhắc đến chính quyền kế nhiệm và đề cập đến chuyển giao quyền lực hòa bình. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng đã bác bỏ bản thảo này, toàn bộ máy nhắc chữ cũng được dỡ bỏ khỏi sân khấu trước khi Trump đến căn cứ Andrews, nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho hay.
Vợ chồng Trump lên Không lực Một
Sau bài phát biểu ngắn gọn, Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania bước lên chuyên cơ Không lực Một để trở về Florida. Họ dự kiến hạ cánh trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.
Vợ chồng Trump vẫy tay trước khi bước vào chuyên cơ. Ảnh chụp màn hình .
Trump phát biểu chia tay
Trump phát biểu trong lễ chia tay tại căn cứ Andrews. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ mở đầu bài phát biểu bằng lời cảm ơn gia đình và những người ủng hộ, trong khi Đệ nhất phu nhân Melania Trump bày tỏ vinh dự với vai trò của mình.
Trump sau đó liệt kê những thành tựu trong nhiệm kỳ 4 năm của mình như phục hồi sức mạnh quân đội, giảm thuế và phát triển vaccine Covid-19 trong thời gian ngắn.
Gia đình Ivanka Trump tại căn cứ Andrews. Ảnh: Reuters.
Đêm cuối của Trump ở Nhà Trắng
Một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã dành đêm cuối cùng của mình ở Nhà Trắng để làm việc về các lệnh ân xá và ký kết các giấy tờ cuối cùng trước nửa đêm. Con gái Ivanka đã ở bên ông cho đến 22h và rời đi để gọi điện thoại cho một số người được ân xá cho đến 2h sáng. Ivanka trong những ngày gần đây tham gia nhiều vào việc thúc đẩy ân xá cho tội phạm phi bạo lực.
Trump hạ cánh xuống căn cứ Andrews
Trực thăng Marine One chở vợ chồng Tổng thống Trump và một số trợ lý đáp xuống căn cứ Andrews sau chuyến bay ngắn từ Nhà Trắng. Phi cơ không bay thẳng mà lượn một vòng ở khu vực trung tâm thủ đô Washington, lượn qua Đồi Capitol và tượng đài Washington.
Trump dự kiến phát biểu trước công chúng lần cuối cùng với tư cách Tổng thống Mỹ. Không có máy nhắc chữ bên cạnh bục phát biểu.
Người ủng hộ Trump tại căn cứ Andrews
Người ủng hộ Trump tập trung tại căn cứ Andrews, một số người mặc áo đỏ, đeo cà vạt đỏ và đội chiếc mũ in khẩu hiệu "Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Ảnh: AFP .
Trump rời Nhà Trắng
Tổng thống Trump bước ra khỏi Nhà Trắng, trò chuyện với các phóng viên rồi lên trực thăng đến Căn cứ Andrews.
Trump vẫy chào trước khi lên trực thăng. Ảnh: AFP .
Trực thăng Marine One đáp tại Nhà Trắng
Trực thăng Marine One đã hạ cánh trên bãi cỏ của Nhà Trắng để chờ đợi Tổng thống Donald Trump. Các phụ tá bê một số thùng ra.
Trực thăng Marine One tại bãi cỏ Nhà Trắng. Ảnh: Guardian .
Các phụ tá bê một số thùng lên Marine One. Ảnh: AFP .
Trump phá vỡ thông lệ trong chuyến bay rời Andrews
Các tổng thống mãn nhiệm thường rời thủ đô Washington trên một trong các phi cơ được vận hành bởi Phi đoàn vận tải số 89. Tổng thống kế nhiệm sẽ phê chuẩn việc triển khai phi cơ này nhằm thể hiện lịch sự với người tiền nhiệm.
Tuy nhiên, các chuyến bay thường không mang định danh "Không lực Một" hoặc "Thủy quân lục chiến Một", do đây là định danh chỉ dành cho những phi cơ có mặt Tổng thống đương nhiệm. Chuyến trực thăng chở cựu tổng thống đến Andrews sẽ được gọi là "Executive One" (Lãnh đạo Một), trong khi chuyên cơ xuất phát từ Andrews được gọi là "Special Air Mission" (Nhiệm vụ Đường không Đặc biệt). Chuyến bay chở cựu tổng thống Barack Obama rời Andrews năm 2017 được gọi là "Special Air Mission 44".
Việc không tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden và trở về Florida trước buổi trưa của Tổng thống Trump khiến chuyên cơ chở ông vẫn mang định danh "Không lực Một".
Thảm đỏ được trải trước chuyên cơ Không lực Một
Các bước chuẩn bị cuối cùng đang được tiến hành tại căn cứ không quân Andrews, nơi Tổng thống Trump sẽ lên chuyên cơ Không lực Một để trở về Florida.
Binh sĩ Mỹ trải thảm đỏ trước Không lực Một tại căn cứ Andrews sáng 20/1. Ảnh: AFP .
Trump không muốn rời thủ đô Washington với tư cách cựu tổng thống
Trump nói với mọi người rằng ông không muốn rời thủ đô Washington với tư cách cựu tổng thống và ghét ý tưởng phải xin phép Biden để sử dụng chuyên cơ, nguồn tin giấu tên cho hay.
Gia đình Biden nhiều khả năng sẽ nghe và thấy chuyến bay của Trump từ Nhà Trắng do họ đang ở Nhà Blair, nhà khách nằm đối diện dinh thự tổng thống.
Nhiều quan chức chỉ trích Trump cũng được mời dự lễ chia tay
Hàng chục quan chức đương nhiệm và cựu quan chức đã được mời đến lễ chia tay Trump, bao gồm cả những người từng chỉ trích ông dữ dội sau khi rời Nhà Trắng, trong đó có cựu chánh văn phòng John Kelly và cựu cố vấn Don McGahn. Cả hai người đều từ chối lời mời.
John Kelly khi còn là chánh văn phòng Nhà Trắng hồi cuối năm 2017. Ảnh: Reuters.
Một số người cho biết không dự buổi lễ vì được yêu cầu có mặt trước 6h sáng, trong khi những người khác tỏ ý muốn tránh xa Trump vì ông bị cáo buộc kích động bạo lực trong vụ tấn công Đồi Capitol hôm 6/1.
Nhiều cựu cố vấn cấp cao được mời vẫn duy trì quan hệ tốt với Trump như Reince Priebus, chánh văn phòng Nhà Trắng đầu tiên của Trump. Ngay cả những cố vấn cấp thấp chưa từng tiếp xúc trực tiếp với Trump cũng nằm trong danh sách khách mời.
Trump sẽ tổ chức lễ chia tay tại căn cứ Andrews
Lễ chia tay Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra lúc 8h ngày 20/1 (20h giờ Hà Nội) tại căn cứ không quân Andrews gần thủ đô Washington, nơi ông chủ Nhà Trắng sẽ lên chuyên cơ Không lực Một để trở về bang Florida.
Trump lên chuyên cơ tại căn cứ Andrews hôm 12/1. Ảnh: AFP .
Một số cố vấn sẽ có mặt ở bãi đáp trực thăng phía nam Nhà Trắng để tiễn Trump lên trực thăng trước khi ông bay tới căn cứ Andrews. Số người tham gia lễ tiễn tại Nhà Trắng dự kiến rất giới hạn do các biện pháp an ninh tăng cường sau vụ bạo loạn ở Đồi Capitol. Hai quan chức cấp cao hôm 17/1 cho biết Lầu Năm Góc chưa có kế hoạch tổ chức lễ chia tay và dường như đã từ chối đề nghị của Trump về việc bắn 21 phát đại bác khi ông rời nhiệm sở.
Tổng thống Mỹ đã ân xá 73 người, gồm cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon, và giảm án cho 70 người chỉ vài giờ trước khi ông rời Nhà Trắng. Những người được hưởng ân xá gồm Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Trump, rapper Lil Wayne, người gây quỹ cho đảng Cộng hòa Elliot Broidy, cựu thị trưởng Detroit Kwame Kilpatrick và hàng chục cá nhân có hồ sơ vụ án được những người ủng hộ cải cách tư pháp hình sự nêu ra.
Trump sẽ về Washington ngày quốc hội định đoạt bầu cử Trump tuyên bố sẽ tới Georgia vận động bầu cử trước khi quay về Washington vào 6/1, ngày quốc hội họp xác nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri. "Hẹn gặp các bạn ở Washington ngày 6/1. Đừng bỏ lỡ. Hãy theo dõi tiếp các thông tin", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/12 viết trên Twitter, khi ông đang nghỉ lễ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm
Có thể bạn quan tâm

Ốp lưng iPhone 17 Series khiến iFan nín thở chờ đợi
Đồ 2-tek
09:12:46 17/05/2025
Diễn viên phim Ngã ba Đồng Lộc sau 28 năm: Người làm Cục trưởng, người 'mất tích'
Hậu trường phim
09:12:41 17/05/2025
Cuộc đua AI làm video thu hút giới khởi nghiệp, còn các nghệ sĩ lo lắng
Thế giới số
09:10:28 17/05/2025
Dược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắt
Sao việt
09:09:14 17/05/2025
Được Quang Hải tặng siêu xe chục tỷ, Chu Thanh Huyền bị "soi" vòng 2 lùm lùm, lên top tìm kiếm với từ "mang thai"
Sao thể thao
09:06:23 17/05/2025
V(BTS) nghi 'lén lút' với người có bạn trai, ARMY bức xúc truy lùng nữ chính
Sao châu á
09:02:52 17/05/2025
Bùng lên drama từ thiện giữa 2 TikToker, Phạm Thoại cũng bị gọi tên, netizen: "Chuyện này không nhỏ đâu"
Netizen
09:01:09 17/05/2025
Honda ra mắt SUV hạng B công suất 201 mã lực, thiết kế đẹp, giá hơn 900 triệu đồng
Ôtô
08:59:54 17/05/2025
Mẫu xe ba bánh Can-Am Canyon dành cho địa hình khó
Xe máy
08:48:26 17/05/2025
Tôi khuyên bạn đừng móc ví mua 5 thứ này, cảm giác hối hận là điều sớm muộn
Sáng tạo
08:48:08 17/05/2025