Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ có giúp xoa dịu lo ngại về thuế quan?
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio dự kiến thăm châu Á vào tuần tới, trong bối cảnh nhiều quốc gia Đông Nam Á đang theo dõi sát các diễn biến liên quan đến chính sách thuế quan mới của Washington.
Ông Marco Rubio phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ ở Washington ngày 15/1/2025. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nguồn từ nhiều hãng truyền thông Mỹ cho hay ông Rubio sẽ có mặt tại Kuala Lumpur trong hai ngày 10-11/7 để tham dự các cuộc họp với ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một số quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác.
Trước đó, ông Rubio dự kiến công du Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng kế hoạch được điều chỉnh để ông trở về Washington tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào ngày 8/7, trong khuôn khổ cuộc trao đổi về tình hình tại Gaza.
Đây sẽ là chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức Mỹ tới Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử hồi tháng 1. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chuyến thăm được cho là khó tạo ra thay đổi đáng kể về chính sách thương mại trong ngắn hạn.
Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã công bố chính sách thuế quan mới mang tên “Ngày Giải phóng thương mại”, áp mức thuế lên tới 50% đối với hàng nhập khẩu từ một số quốc gia. Mỹ đồng thời đưa ra giai đoạn hoãn kéo dài 90 ngày để các bên đàm phán, nhưng thời hạn này sẽ kết thúc vào ngày 9/7.
Trong phát biểu ngày 2/7, ông Trump cho biết ông không có kế hoạch gia hạn thời gian hoãn, khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại về khả năng phải đối mặt với mức thuế cao trong thời gian tới.
Một số chuyên gia đánh giá chuyến thăm của ông Rubio mang tính biểu tượng, thể hiện sự quan tâm của Mỹ với khu vực, nhưng khả năng tạo chuyển biến thực chất trong các vấn đề thương mại là hạn chế.
Ông Damien Duhamel, đối tác điều hành tại công ty tư vấn chiến lược Eurogroup Consulting, nhận định: “Chuyến công du của ông Rubio có thể là tín hiệu cho thấy cam kết từ phía Mỹ, nhưng điều quan trọng là liệu những cam kết đó có được cụ thể hóa bằng hành động hay không. Chính phủ các nước Đông Nam Á sẽ xem xét chuyến thăm này trong bối cảnh dài hạn và đặt câu hỏi liệu có nguồn lực, cơ chế hay miễn trừ nào đi kèm với các tuyên bố hay không.”
Trong vai trò Ngoại trưởng, ông Rubio được kỳ vọng sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì mối quan hệ bền vững với ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – ASEAN ngày 10/7, và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á tổ chức vào ngày hôm sau.
Chuyến công du diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đến Singapore hồi tháng 5, khẳng định với các lãnh đạo khu vực rằng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy vậy, lo ngại về thuế quan vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi một số quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trong ASEAN như Campuchia và Lào đối mặt với mức thuế lần lượt là 49% và 48%.
Video đang HOT
Đến nay, chưa có dấu hiệu cho thấy các quốc gia khác trong khu vực đạt được thỏa thuận, dù Indonesia, Malaysia và Thái Lan đang tích cực thúc đẩy đàm phán thương mại song phương với Mỹ.
Tổng thống Trump trước đó từng tuyên bố ông muốn rút ngắn quá trình đàm phán và sẽ gửi thư thông báo tới các quốc gia rằng họ sẽ phải chịu mức thuế 25%.
Ông Adib Zalkapli, Giám đốc điều hành công ty phân tích địa chính trị Viewfinder Global Affairs, nhận xét rằng những cam kết từ ông Hegseth hay ông Rubio gần như không có nhiều ý nghĩa, khi các chính sách thuế quan của Mỹ vẫn chưa được làm rõ.
“Thuế quan là yếu tố khiến các cuộc đối thoại khác giữa Mỹ và khu vực trở nên khó khăn hơn”, ông nói thêm.
Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh minh hoạ: Yonhap/TTXVN
Ông Shazwan Mustafa Kamal, Giám đốc công ty tư vấn Vriens & Partners, cho rằng chuyến thăm của ông Rubio khó có tác động lớn đến tiến trình đàm phán thuế quan, bởi quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào Tổng thống Mỹ.
Theo ông, một số nền kinh tế lớn trong ASEAN như Malaysia có thể kỳ vọng đạt được một “thỏa thuận khung”, trong đó đặt ra giới hạn chung về thương mại và kéo dài thời gian đàm phán các điều khoản khác như hàng rào phi thuế quan.
“Những quốc gia chưa bắt đầu đàm phán thương mại với Mỹ có thể sẽ nhận được thông báo về mức thuế thông qua thư chính thức”, ông cho biết
Tổng thống Trump ra 'tối hậu thư' thuế quan: Thế giới chạy đua trước hạn chót quyết định
Với chiến lược mới từ Tổng thống Trump, Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế quy mô lớn. Các nước đang chạy đua thời gian để đàm phán, tránh bị cuốn vào vòng xoáy thương mại căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Trump mới đây đã công bố một cách tiếp cận mới trong chính sách thương mại quốc tế, chuyển từ đàm phán thỏa thuận sang áp đặt thuế quan đơn phương. Trong chương trình "Sunday Morning Futures" trên Fox News, ông tuyên bố sẽ gửi thư trực tiếp cho hàng trăm quốc gia để thông báo về mức thuế nhập khẩu từ 20% đến 50%, thay vì tiếp tục các cuộc đàm phán. Quyết định này đặc biệt quan trọng khi thời gian tạm hoãn thuế quan toàn cầu sắp hết (ngày 9/7), mà nhà lãnh đạo Mỹ cho biết có thể không cần gia hạn.
Tình hình đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các nước
Về thỏa thuận thuế quan Mỹ - Anh: Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 5 năm nay giữa London và Washington, thuế quan của Mỹ đối với ô tô của Anh sẽ giảm từ 27,5% xuống 10%, với giới hạn 100.000 xe một năm. Thỏa thuận này cũng xóa bỏ hoàn toàn thuế quan 10% đối với các mặt hàng như động cơ và phụ tùng máy bay. Đổi lại, Anh đã đồng ý mở rộng thị trường hơn nữa cho ethanol và thịt bò của Mỹ.
Ngày 29/6, thỏa thuận cắt giảm thuế đối với ô tô và thiết bị hàng không vũ trụ xuất khẩu của Anh sang Mỹ có hiệu lực, trong khi hai bên tiếp tục đàm phán về thuế thép. Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Anh cho biết với thỏa thuận này, các nhà sản xuất ô tô và hàng không vũ trụ của Anh xuất khẩu sang Mỹ sẽ được áp thuế thấp hơn, cứu hàng nghìn việc làm trong ngành này. Trong cùng một tuyên bố, Thủ tướng Keir Starmer gọi đây là "thỏa thuận thương mại lịch sử", sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Anh và bảo vệ việc làm của Anh.
Hiện, London vẫn đang đàm phán để giảm mức thuế quan 25% đối với thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ. Trong một tuyên bố, Bộ Thương Mại Anh cho biết mục tiêu là đưa mức thuế quan đối với các sản phẩm thép cốt lõi về 0%.
Về thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung Quốc: Ngày 27/6 Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã ký kết một thỏa thuận thương mại tạm thời, được gọi là "khung trong khung" - tức một khung thỏa thuận tạm thời nhằm duy trì lệnh đình chiến đạt được tại Geneva vào tháng 5 và cuộc đàm phán tại London vào tháng 6. Mặc dù hai bên đều mô tả thỏa thuận là đã "ký kết," nhưng thực chất đây chỉ là bước lùi chiến thuật nhằm giảm căng thẳng sau khi mức thuế trừng phạt được đẩy lên đỉnh điểm. Với thời hạn 90 ngày, thỏa thuận tạm thời này không giải quyết các vấn đề gốc rễ như sở hữu trí tuệ hay tiếp cận thị trường, mà chủ yếu hoàn nguyên các leo thang gần đây và tạo dư địa đối thoại tiếp theo.
Về đàm phán với EU: Ủy viên Thương mại EU Maros Sefcovic đã tới Washington D.C. vào ngày 1/7 để gặp gỡ các đối tác Mỹ và xem xét các đề xuất dự thảo từ Mỹ. Dù tiến triển vẫn chưa rõ ràng, nhưng EU gồm 27 thành viên cho biết, các quy định của khối này về phương tiện truyền thông xã hội và các công ty công nghệ khác, nghiêm ngặt hơn nhiều so với Mỹ, là không thể đàm phán.
Trong khi đó, EU sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận với Mỹ, theo đó áp dụng mức thuế chung 10% đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của khối này, nhưng EU đang tìm kiếm các cam kết của Washington về việc giảm thuế trong các lĩnh vực quan trọng như dược phẩm, rượu, chất bán dẫn và máy bay thương mại. Ngoài ra, EU cũng đang thúc đẩy Mỹ áp dụng hạn ngạch và miễn trừ để giảm nhẹ mức thuế 25% của Washington đối với ô tô và phụ tùng ô tô, cũng như mức thuế 50% đối với thép và nhôm.
Về đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc cùng các đối tác khác: Nhật Bản cũng đang trong quá trình đàm phán thương mại song phương với Mỹ, với mối lo ngại chính là khả năng Mỹ áp thuế lên ô tô nhập khẩu. Mỹ đang tìm cách mở cửa thị trường nông nghiệp của Nhật Bản, trong khi Nhật Bản ưu tiên bảo vệ ngành này và tránh các rào cản thuế quan mới. Đối với Hàn Quốc, mặc dù đã ký kết một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) sửa đổi với Mỹ, được gọi là KORUS FTA, nước này vẫn bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế lên các sản phẩm ô tô và điện tử của mình.
Việc Hàn Quốc đã sửa đổi KORUS FTA nhưng vẫn lo ngại về thuế ô tô cho thấy rằng việc ký kết một thỏa thuận thương mại không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa thuế quan từ Mỹ. Washington có thể tiếp tục sử dụng đòn bẩy thuế quan cho các ngành hoặc vấn đề khác để đạt được các mục tiêu mới, buộc các đối tác phải liên tục cảnh giác.
Sự lạc quan ban đầu đã giảm xuống rất nhiều với các cuộc đàm phán Ấn Độ-Mỹ bị đình trệ do bất đồng về thuế quan của Mỹ đối với linh kiện ô tô, thép và hàng nông sản. Các quan chức thương mại Ấn Độ tại Washington cho biết họ sẵn sàng kéo dài thời gian ở lại Mỹ để đàm phán nhằm giải quyết điểm bế tắc chính là liệu Ấn Độ có sẵn sàng nới lỏng các biện pháp bảo hộ thương mại đối với sữa, hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chó, đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác của mình hay không và liệu Mỹ có nới lỏng thuế quan đối với thép và phụ tùng ô tô nhập khẩu của Ấn Độ hay không.
Hạn chót đang đến gần và phản ứng của các đối tác
Trước một tuần hết thời gian gia hạn áp thuế đối ứng của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV ngày 30/6 (giờ địa phương) cho biết, Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng 4 vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
Mặc dù các nước vẫn đang nghiêm túc đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng có thể nói đây là một lời cảnh báo rằng Washington sẽ vẫn áp thuế như đã công bố nếu các quốc gia phản đối mạnh mẽ mức thuế quan mà Mỹ đưa ra. Biện pháp thuế đối ứng từng có hiệu lực trong vòng 13 tiếng trước khi bị tạm hoãn vào tháng 4 vừa qua, dự kiến sẽ có hiệu lực trở lại vào lúc 0 giờ 1 phút ngày 9/7 (giờ miền Đông nước Mỹ).
Việc đặt ra một thời hạn cụ thể tạo ra áp lực rất lớn lên các đối tác thương mại, buộc họ phải đẩy nhanh tiến độ đàm phán và đưa ra các nhượng bộ cần thiết. Đây là một chiến thuật đàm phán rõ ràng của Mỹ, nhằm tận dụng yếu tố thời gian để đạt được các mục tiêu kinh tế và thương mại của mình. Việc công bố công khai một hạn chót cụ thể và được xác nhận bởi quan chức cấp cao không chỉ là thông báo mà là một chiến thuật đàm phán có chủ đích. Nó tạo ra một "áp lực thời gian" nhân tạo, buộc đối tác phải hành động nhanh chóng và có khả năng nhượng bộ để tránh hậu quả tiêu cực.
Trong bối cảnh đó, các đối tác thương mại của Mỹ đã thể hiện những phản ứng đa dạng nhưng đều hướng tới mục tiêu chiến lược chung là giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ lợi ích quốc gia. Hãng tin Bloomberg.com (Mỹ) ngày 26/6 cho rằng, các cuộc đàm phán thuế quan với Chính quyền Trump đang gặp phải trở ngại vì các đối tác của Mỹ không muốn ký kết các thỏa thuận mà không biết sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào trước các khoản thuế riêng biệt đối với hàng xuất khẩu.
Ông Deborah Elms, người đứng đầu chính sách thương mại tại quỹ Hinrich Foundation (Singapore), cho rằng: "Hãy tưởng tượng Việt Nam, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc vừa nhượng bộ một số điều khoản thuế đối ứng gây thiệt hại, và ngay ngày hôm sau khi mức thuế được công bố, Mỹ áp thuế theo Đạo luật 232. Điều cuối cùng là nhất trí một thỏa thuận mà chỉ để phá vỡ vào ngày hôm sau".
Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố kết quả điều tra trong vài tuần tới ở các lĩnh vực được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia, bao gồm chất bán dẫn, dược phẩm và khoáng sản. Có nhiều ý kiến dự đoán rằng các cuộc điều tra sẽ dẫn đến việc áp dụng thuế theo Mục 232 của Đạo luật Thương mại mở rộng đối với một loạt các sản phẩm do nước ngoài sản xuất trong các ngành công nghiệp đó. Vấn đề là các chính phủ không biết các khoản thuế theo từng ngành đó sẽ ở mức nào. Đối với nhiều người, mức thuế quan theo từng ngành cụ thể có thể gây thiệt hại nhiều hơn so với các khoản thuế chung.
Quang cảnh cảng hàng hóa Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Một minh chứng cảnh báo cho nhiều nước là thỏa thuận một phần mà Anh đã chấp nhận. Thỏa thuận đó bỏ lại các điều khoản quan trọng về thương mại thép song phương tùy thuộc vào việc đàm phán về hệ thống hạn ngạch và các yêu cầu xuất xứ chặt chẽ hơn. Trong khi đó, thuế quan của chính quyền Trump đối với thép của Anh vẫn ở mức 25%, không đạt được mục tiêu của Chính phủ Anh là hạ thuế xuống mức 0.
Ông Wendy Cutler, cựu chuyên gia đàm phán thương mại cấp cao của Mỹ, Phó Chủ tịch của Viện nghiên cứu Chính sách xã hội châu Á (Mỹ), nhận định: "Hiện không rõ tất cả các mức thuế này sẽ tương quan với nhau như thế nào, điều này cũng khiến các đối tác của Mỹ lo ngại".
Theo một quan chức Nhà Trắng, khung thỏa thuận của Anh cho thấy có một số dư địa để đàm phán với Mỹ về thuế quan cho từng ngành, nhưng các nước khác không nên coi đó là khuôn mẫu cho các cuộc đàm phán của chính họ. Mức thuế theo Đạo luật 232 là nhằm đưa sản xuất các mặt hàng được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia trở lại Mỹ, điều này tách biệt với các mục tiêu của mức thuế đối ứng ngày 2/4. Một trong những khó khăn đối với nhiều nước là có thể hiểu được cách thức Chính quyền Trump đôi khi xem xét thuế quan và mối đe dọa của thuế quan dưới góc độ giao dịch.
Trong khi đó, Đài phát thanh Quốc tế DW (Đức) dẫn ý kiến giới nghiên cứu cho rằng không có nước nào trên thế giới chủ động hơn Việt Nam trong việc đàm phán giảm thuế quan với chính quyền Trump. Một trong những tình thế khó khăn đối với người Việt Nam hiện nay là phải đàm phán và nhượng bộ đến mức nào.
Triển vọng thời gian tới
Dựa trên các bằng chứng hiện có, có thể dự báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán chiến lược để bảo vệ lợi ích quốc gia và tái định hình các thỏa thuận thương mại. Mục tiêu của Mỹ sẽ vẫn là giảm thâm hụt thương mại, đảm bảo tiếp cận thị trường công bằng cho hàng hóa Mỹ, và giải quyết các vấn đề như sở hữu trí tuệ và trợ cấp nhà nước. Các hạn chót và đe dọa áp thuế mới có thể sẽ tiếp tục được sử dụng để tạo áp lực và thúc đẩy các cuộc đàm phán. Xu hướng bảo hộ thương mại có thể sẽ tiếp diễn, với các quốc gia khác cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự để bảo vệ nền kinh tế của mình.
Các hành động thuế quan của Mỹ không chỉ là sự kiện nhất thời mà là chiến lược dài hạn. Các đối tác đang tìm cách giảm thiểu thiệt hại và đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm thích nghi với một môi trường thương mại mới, nơi thuế quan và bảo hộ là một phần của "trạng thái bình thường mới" trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thay vì kết thúc, cuộc chiến thuế quan có thể biến thành cuộc cạnh tranh thương mại dai dẳng, nơi các quốc gia liên tục điều chỉnh chính sách và chuỗi cung ứng của mình.
Các đối tác thương mại sẽ tiếp tục tìm cách giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm của mình, và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các tranh chấp thương mại song phương, và làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Khi các quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng, họ đang giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường hoặc nhà cung cấp nhất định, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ; để giảm thiểu rủi ro chính trị và kinh tế. Đây là một dấu hiệu của sự "tái cấu trúc toàn cầu hóa".
Cuộc đua nước rút trước hạn chót áp đặt thuế quan từ Mỹ phản ánh một giai đoạn đầy biến động của thương mại quốc tế. Mỹ đã và đang sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia, dẫn đến các thỏa thuận như với Anh và Thỏa thuận Giai đoạn 1 với Trung Quốc; nhưng cũng tạo ra căng thẳng và áp lực đáng kể với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Trong khi đó, các đối tác thương mại của Mỹ đang phải đối mặt với áp lực lớn, buộc họ phải tính toán kỹ lưỡng để bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ sẵn sàng gia hạn thời gian đàm phán thuế đối ứng Ngày 11/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sẵn sàng gia hạn hạn chót ngày 8/7 để hoàn tất đàm phán thương mại với các nước trước khi các mức thuế quan cao hơn của Mỹ có hiệu lực, nhưng ông tin rằng điều đó sẽ không cần thiết. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN. Phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ ngừng cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine báo hiệu sự chuyển hướng chiến lược?

Trung Quốc kích hoạt phản ứng khẩn cấp đối phó với lũ lụt tại 5 tỉnh

Trung Quốc khẳng định duy trì nguồn cung đất hiếm cho châu Âu

Google gửi thông báo quan trọng đến người dùng Chrome

Bắt nạt ở trường, trên mạng sẽ bị tước bằng lái xe ở tiểu bang Mỹ

Nổ lớn san bằng cơ sở pháo hoa ở California, 7 người mất tích

Trung Quốc đưa tua bin thủy điện lớn nhất thế giới đến Tây Tạng

Tàu sân bay Trung Quốc vào cảng Hồng Kông

Sống với đàn chó nhiều năm, bé trai bị mẹ bỏ mặc chỉ biết sủa thay vì nói

Khẳng định của Tổng thống Trump giữa đồn đoán Mỹ dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine

Tổng thống D.Trump: Mỹ, Nga chưa đạt được tiến triển trong vấn đề Ukraine

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
Có thể bạn quan tâm

Thi thể Diogo Jota đã được đưa về quê nhà, người hâm mộ đứng suốt đêm chờ đón, bật khóc tiễn biệt
Sao thể thao
18:56:00 04/07/2025
Thực hư việc Hồ Nhất Thiên tuyên bố giải nghệ
Sao châu á
18:42:14 04/07/2025
Mỹ nhân Running Man nghi "toang" với bạn trai lộ dấu hiệu đáng ngờ, ẩn ý mất niềm tin?
Sao việt
18:39:31 04/07/2025
Mercedes-Benz mang xe cổ gần 70 năm tuổi trưng bày tại TP HCM
Ôtô
18:36:58 04/07/2025
Tây Ninh: Phát hiện 29 người Việt từng làm tại ổ lừa đảo Campuchia, lý lịch sốc
Tin nổi bật
17:45:21 04/07/2025
Những rắc rối đời tư của ngôi sao Kill Bill trước khi qua đời
Sao âu mỹ
17:24:54 04/07/2025
Cloudflare ngăn chặn AI ăn cắp bản quyền website
Thế giới số
17:21:10 04/07/2025
Nắng - cô gái 27 tuổi 2 lần mắc ung thư: Sống ở Hà Nội, mua nhà ở Đà Nẵng sau 3 ngày tìm hiểu
Netizen
17:15:45 04/07/2025
Song Hye Kyo bất ngờ đeo nhẫn ngón áp út, cư dân mạng sốc "Chị cưới ai?"
Phim châu á
16:30:56 04/07/2025
Samsung sẽ tung Galaxy Z Flip màn hình gập giá rẻ trong năm nay
Đồ 2-tek
16:17:33 04/07/2025