Chuyến công du nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Chủ tịch Trung Quốc đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày (21 – 24/8) tới Cộng hòa Nam Phi theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Cyril Ramaphosa và dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22-24/8.

Giới chuyên gia đánh giá, chuyến công du này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia tại lục địa đen nói riêng, đối với các quốc gia đang phát triển và mới nổi nói riêng.

Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của BRICS kể từ khi nổ ra đại dịch COVID-19 mang đến cơ hội để thúc đẩy tầm nhìn nói trên. Các thành viên của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) chiếm hơn 40% dân số toàn cầu. Họ cũng chia sẻ mong muốn về một thế giới đa cực hơn và nhu cầu có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học London, nhận định: “ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không cố gắng vượt qua Mỹ trong trật tự quốc tế tự do hiện có do Mỹ thống trị. Mục tiêu dài hạn của ông ấy là thay đổi trật tự thế giới thành một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Để hỗ trợ cho tham vọng đó, theo chuyên gia Steve Tsang, “việc Trung Quốc tham gia với Nam bán cầu là điều hợp lý – nơi vốn đông hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây”.

Ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi Chen Xiaodong đã ca ngợi BRICS là “một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các quốc gia mới nổi và đang phát triển” và là “xương sống của sự công bằng và công lý quốc tế”. Ông nói: “Hệ thống quản trị toàn cầu truyền thống dường như không hoạt động, ốm yếu và thiếu năng lực. Cộng đồng quốc tế đang háo hức mong chờ BRICS… đóng vai trò dẫn đầu”.

Chuyến công du nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa.

Trong khi đó, ông Paul Nantulya, một cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi, cho biết, với việc Trung Quốc và Mỹ bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt, BRICS đã đảm nhận vai trò chiến lược lớn hơn đối với Bắc Kinh. Nhà phân tích này chia sẻ: “Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là trung tâm của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, vì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự trực tiếp sự kiện này”.

Video đang HOT

Nam Phi là điểm đến thứ hai trong các chuyến công du nước ngoài của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay, chỉ sau Nga. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của nước này trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đều là những quốc gia phát triển quan trọng trên thế giới, Trung Quốc và Nam Phi có quan điểm giống nhau hoặc tương đồng về phát triển, an ninh và trật tự quốc tế, có sự đồng thuận rộng rãi trong các vấn đề quốc tế và khu vực lớn. Trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), BRICS, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc và Nam Phi là một trong những mối quan hệ hợp tác thân thiết nhất. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã trở nên thân thiết hơn thông qua các cơ chế trao đổi cấp cao, thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế như Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI), Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi và các nước BRICS. Sự tương tác chặt chẽ hơn giữa hai bên sẽ giúp Nam Phi vượt qua những thách thức hiện tại về sản xuất điện, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Phi đang có một khởi đầu tốt đẹp, đồng thời có ý nghĩa hơn và cùng có lợi hơn thời gian tới.

Trong hơn 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế và phát triển ở châu lục nghèo nhất thế giới này. Bắc Kinh đã tăng cường các cam kết thương mại, đặc biệt thông qua BRI. Các hoạt động chủ yếu bao gồm cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, do các công ty Trung Quốc thiết kế và xây dựng với nguồn lực từ các công ty năng lượng và khai thác mỏ của Trung Quốc. Trong khi với một số nước như Ethiopia, Angola và Zambia có vị trí ưu tiên, Trung Quốc cũng đã tăng cường hiện diện ở hầu hết các quốc gia trong châu lục. Đối với các nước châu Phi, mặc dù Trung Quốc và châu Phi cách xa nhau, nhưng những kinh nghiệm lịch sử tương đồng và các khái niệm phát triển chung khiến Trung Quốc và châu Phi trở nên gắn bó chặt chẽ hơn với nhau. Châu Phi là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, mangan, đồng, đá quý… nhưng lâu nay các nguồn tài nguyên này chưa được khai thác hết, hoặc bị các nước chèn ép, mua lại với giá rẻ.

Trung Quốc là nước đang dư thừa về nguồn vốn và một số ngành công nghệ, nhiều ngành công nghệ ở Trung Quốc không thể chuyển giao cho các nước phát triển về tính chất tiên tiến. Ngược lại, châu Phi gần như trống rỗng – nhu cầu hiện tại của châu Phi là bắt đầu công nghiệp hóa, nhu cầu về vốn, nhu cầu việc làm và nhu cầu thoát khỏi tình trạng nền kinh tế quốc gia chỉ dựa vào “đào đất” – tức khai thác khoáng sản. Do đó, các nước châu Phi mong muốn Trung Quốc chuyển giao vốn và công nghệ. Đây là một tình huống mà đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia châu Phi xem BRI là “con đường nhanh chóng dẫn đến thịnh vượng”, do đó các quốc gia này, trong đó có Nam Phi mong muốn tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc thông qua sáng kiến này. BRI và khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi có phạm vi bao phủ rộng và mang lại lợi ích đáng kể cho Nam Phi và các nước châu Phi. Ngoài ra, trong mối quan hệ với Trung Quốc, các nước châu Phi còn có mong muốn được giảm bớt áp lực nợ.

Chuyên gia Trung Quốc đánh giá về lộ trình hòa bình của châu Phi với Nga và Ukraine

Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách đóng vai trò trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng đề xuất khó được chấp nhận trong bối cảnh tình hình phức tạp.

Chuyên gia Trung Quốc đánh giá về lộ trình hòa bình của châu Phi với Nga và Ukraine - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) nói chuyện với người đồng cấp Nam Phi Cyril Ramaphosa sau cuộc gặp với phái đoàn các nhà lãnh đạo châu Phi tại Saint Petersburg. Ảnh: AFP

Một phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo châu Phi đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tuần qua tại Saint Petersburg, một ngày sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nhằm tìm kiếm "con đường dẫn tới hòa bình" cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Moskva và Kiev.

Các nhà phân tích Trung Quốc đã ca ngợi những nỗ lực phối hợp của châu Phi trên trường quốc tế, nhưng chỉ ra rằng có rất ít khả năng một trong hai bên tham chiến sẽ chấp nhận các đề xuất từ phái đoàn trên, do tình hình xung đột phức tạp hiện nay.

Trong chuyến thăm Nga và Ukraine, phái đoàn châu Phi đã đưa ra 10 điểm của sáng kiến hòa bình nhằm tìm kiếm thỏa thuận về một loạt "biện pháp xây dựng lòng tin". Tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết sau cuộc họp kéo dài 3 giờ rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi là nỗ lực đáng trân trọng nhưng "không được xây dựng dựa trên thực tế".

"Sáng kiến hòa bình do các nước châu Phi đề xuất rất khó thực hiện", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói. Tổng thống Nga cho biết ông hoan nghênh cái mà ông gọi là "lập trường cân bằng" về cuộc xung đột ở Ukraine do các thành viên trong phái đoàn đưa ra sau cuộc hội đàm của họ. Ông Putin cũng lưu ý Moskva "sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với tất cả những ai mong muốn hòa bình dựa trên các nguyên tắc công lý và cân nhắc lợi ích hợp pháp của các bên".

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky trong cuộc gặp với phái đoàn châu Phi trước đó đã bác bỏ những nỗ lực nhằm đưa Kiev trở lại bàn đàm phán và loại trừ mọi cuộc thảo luận hòa bình với Nga cho đến khi các lực lượng của Moskva rút khỏi Ukraine.

Theo hãng tin Reuters trong báo cáo độc quyền vào ngày 15/6 về dự thảo tài liệu khung, các biện pháp xây dựng lòng tin mà phái đoàn châu Phi đưa ra có thể bao gồm việc Nga rút quân, loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus, đình chỉ thi hành lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế nhắm vào ông Putin và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Một thỏa thuận chấm dứt xung đột sẽ cần phải đi kèm với các cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây, Reuters đưa tin.

Thông cáo từ Văn phòng của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa từng mô tả sáng kiến hòa bình là "lần đầu tiên châu Phi thống nhất về việc giải quyết một cuộc xung đột bên ngoài lục địa và có một phái đoàn cấp cao châu Phi cùng nhau nỗ lực tìm ra một con đường hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine".

Chuyên gia Trung Quốc đánh giá về lộ trình hòa bình của châu Phi với Nga và Ukraine - Hình 2
Tổng thống Nga gặp các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 17/6. Ảnh: AFP

Nhận định về sáng kiến hòa bình của châu Phi, Liu Haifang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Bắc Kinh, nêu quan điểm trên tờ Hoàn cầu Thời báo (globaltimes.cn) của Trung Quốc: "Trong một thế giới đã quen với sự thống trị của các cường quốc và bỏ qua tiếng nói của những nước nhỏ hơn như các quốc gia châu Phi, nỗ lực phối hợp kêu gọi hòa bình của phái đoàn trên chắc chắn mang tính lịch sử".

Theo chuyên gia Liu, người hiện đang tiến hành khảo sát thực địa ở các nước châu Phi, tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể dễ dàng cảm nhận được ở đó, với giá ngũ cốc và năng lượng tăng vọt cùng với lạm phát gia tăng cũng như tình trạng thiếu phân bón trầm trọng.

Trong khi đó, He Wenping, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu châu Phi tại Viện Nghiên cứu Tây Á và châu Phi thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nêu rõ: không thực tế khi mong đợi rằng các đề xuất do phái đoàn châu Phi đưa ra sẽ được các bên xung đột chấp nhận ngay lập tức và đó sẽ là một đánh giá không đúng mức về tình hình phức tạp hiện nay.

Nhưng phái đoàn là đại diện cho tiếng nói của cả lục địa châu Phi và điều này không nên được xem nhẹ, chuyên gia Wenping cho biết, đồng thời lưu ý rằng nhà lãnh đạo Nam Phi sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới vào tháng 8/2023, do đó cũng có thể đang chuẩn bị cho sự kiện bằng cách có khả năng đề xuất hủy bỏ lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế nhắm vào nhà lãnh đạo Nga trong quá trình môi giới hòa bình để ông Putin có thể đến tham dự hội nghị.

Theo He Wenping, mặc dù có vẻ như vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng hy vọng chấm dứt xung đột về mặt ngoại giao nằm ở nỗ lực của các bên có lập trường trung lập, chẳng hạn như phái đoàn châu Phi và Trung Quốc.

Về phần mình, Song Zhongping, một chuyên gia quân sự và nhà bình luận truyền hình Trung Quốc chỉ ra rằng: "Khó khăn lớn nhất để bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào nằm ở chỗ phía Ukraine chỉ khăng khăng về kế hoạch hòa bình 10 điểm của mình, đây là kế hoạch duy nhất có thể chấp nhận được đối với phương Tây do Mỹ hậu thuẫn nhằm phục vụ mục tiêu làm suy yếu nước Nga của họ. Do dự về điều đó sẽ khiến Tổng thống Zelensky mất đi sự ủng hộ từ Mỹ và ông Zelensky cũng cần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9/2024".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
17:42:53 03/05/2025
Ông Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàngÔng Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàng
16:16:45 03/05/2025
Trung Quốc: Mỹ đã liên hệ để đàm phán thuế quanTrung Quốc: Mỹ đã liên hệ để đàm phán thuế quan
22:18:40 02/05/2025
Cái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tinCái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tin
18:35:50 02/05/2025
Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho UkraineNga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine
18:17:28 02/05/2025
Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?
07:54:31 03/05/2025
Chính sách thương mại và thuế quan của Mỹ định hình lại thị trường toàn cầuChính sách thương mại và thuế quan của Mỹ định hình lại thị trường toàn cầu
19:35:54 03/05/2025
Xuất hiện dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chao đảoXuất hiện dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chao đảo
06:02:18 02/05/2025

Tin đang nóng

Cha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnhCha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnh
21:22:39 03/05/2025
Mạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha TrangMạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha Trang
21:08:52 03/05/2025
Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏVụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ
20:50:19 03/05/2025
Cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếngCựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếng
20:25:01 03/05/2025
Nam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận raNam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận ra
23:38:50 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổiCuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
23:20:21 03/05/2025
Nam diễn viên điển trai cao 1,8m thành MC đắt show dịp 30/4 là ai?Nam diễn viên điển trai cao 1,8m thành MC đắt show dịp 30/4 là ai?
22:53:58 03/05/2025
Nam ca sĩ đi hát thuê 40 năm, không con cái, giờ 60 tuổi mới dám liều làm một việcNam ca sĩ đi hát thuê 40 năm, không con cái, giờ 60 tuổi mới dám liều làm một việc
21:14:07 03/05/2025

Tin mới nhất

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

05:58:52 04/05/2025
Tuyên bố trên được đưa ra khi các nước thành viên OPEC+ họp trực tuyến cùng ngày. Trước đó, 8 nước cũng quyết định tăng sản lượng cao hơn kế hoạch ở mức 411.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán

Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán

05:51:25 04/05/2025
Nhà ngoại giao lưu ý, mặc dù không nói rõ, nhưng Mỹ thể hiện họ không có ý định đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết bất đồng giữa Nga và Ukraine, đồng thời nhấn mạnh, đối thoại nên do chính các bên liên quan tiến hành.
Thủ tướng Yemen từ chức

Thủ tướng Yemen từ chức

05:44:50 04/05/2025
Tình hình ở Yemen ngày càng trở nên phức tạp sau các cuộc tấn công trên biển và xuyên biên giới của Houthi vào Israel, để bày tỏ ủng hộ Phong trào Hamas ở Dải Gaza. Đáp lại, Israel và Mỹ cũng liên tiếp tiến hành các cuộc không kích nhằm...
Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

05:39:35 04/05/2025
Ủy ban là một phần trong kế hoạch tái thiết và phục hồi Gaza do Ai Cập đề xuất và cũng đã được các quốc gia Arập, Hồi giáo cùng các bên quốc tế khác nhất trí thông qua tại Cairo hồi tháng 3 vừa qua.
Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

05:37:12 04/05/2025
Trong một thông báo, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Thông báo nêu rõ: Biện pháp hạn chế này được áp dụng vì lợi ích an ninh quốc gia và chính sách công .
Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot

05:25:59 04/05/2025
Đồng thời, áp lực lên Hy Lạp cho thấy Mỹ đang khuyến khích các đồng minh châu Âu đảm nhận trách nhiệm lớn hơn, từ đó bảo toàn nguồn lực của các đồng minh Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cho các kịch bản xung đột khác.
Cuộc đua giành tuyến đường vận tải ở Trung Á: Ai sẽ thống trị 'Con đường tơ lụa' mới?

Cuộc đua giành tuyến đường vận tải ở Trung Á: Ai sẽ thống trị 'Con đường tơ lụa' mới?

05:25:42 04/05/2025
Trong bối cảnh châu Âu ráo riết tìm kiếm các tuyến thương mại thay thế, né tránh ảnh hưởng từ Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine, khu vực Trung Á và Kavkaz bỗng chốc trở thành tâm điểm của sự chú ý toàn cầu.
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

22:38:26 03/05/2025
Tờ The Times of Israel hôm qua đưa tin Cơ quan Cứu hỏa và Cứu nạn của Israel thông báo lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được đám cháy rừng tàn phá các ngọn đồi Jerusalem trong gần 30 giờ.
Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

22:32:17 03/05/2025
Nhận định về tình hình Ukraine hiện nay, Phó tổng thống Mỹ JD Vance cho rằng cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua sẽ không đi đến đâu cả và không sớm kết thúc .
Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

22:28:30 03/05/2025
Những diễn biến dồn dập trên chính trường Hàn Quốc vài ngày qua khiến cuộc đua giành ghế tổng thống nước này ngày càng trở nên quyết liệt và khó lường.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

22:11:21 03/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1.5 đề cử Cố vấn an ninh quốc giaMike Waltzlàm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và bổ nhiệm Ngoại trưởngMarco Rubiotạm thời thay ông Waltz giữ chức cố vấn an ninh quốc gia.
Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

22:05:58 03/05/2025
Cựu Bộ trưởng Lao động và Việc làm Kim Moon Soo đã giành được sự ủng hộ trong khối bảo thủ sau khi từ chối xin lỗi về sắc lệnh thiết quân luật của ông Yoon Suk Yeol và phản đối việc luận tội tổng thống

Có thể bạn quan tâm

"Hoàng tử dị giới" Trung Quốc đẹp nhức nách: Nhan sắc vô thực ở phim mới, khí chất không chê vào đâu được

"Hoàng tử dị giới" Trung Quốc đẹp nhức nách: Nhan sắc vô thực ở phim mới, khí chất không chê vào đâu được

Hậu trường phim

05:51:08 04/05/2025
Lý Hoành Nghị sở hữu nhan sắc ấn tượng và visual của anh chàng càng được nâng tầm nhờ tạo hình lạ mắt mang hơi hướng dị vực.
Triệu Lệ Dĩnh 'sánh vai' với Huỳnh Hiểu Minh, hé lộ tạo hình gây ấn tượng

Triệu Lệ Dĩnh 'sánh vai' với Huỳnh Hiểu Minh, hé lộ tạo hình gây ấn tượng

Phim châu á

05:50:46 04/05/2025
Màn ảnh Hoa ngữ năm nay hứa hẹn bùng nổ với sự kết hợp giữa hai tên tuổi Triệu Lệ Dĩnh và Huỳnh Hiểu Minh trong dự án phim Người xây thành phố.
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Phim việt

23:35:04 03/05/2025
Lý Hải nhân dịp kỷ niệm 10 năm đã vẽ nên bức tranh gia đình chuẩn vị Việt, nơi mà mâu thuẫn gia đình, thế hệ giữa cha và con được khắc họa chân thực đến giật mình.
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Nhạc quốc tế

23:26:38 03/05/2025
Daesung yêu không khí, ẩm thực và năng lượng fan Việt truyền cho anh. Điều này được Daesung liên tục khẳng định trong buổi concert và cả cuộc phỏng vấn với chúng tôi.
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Phim âu mỹ

23:04:33 03/05/2025
The Accountant 2 - Mật danh: Kế toán 2 đang trở thành tâm điểm chú ý của khán giả, đặc biệt là những ai đam mê thể loại hành động kết hợp tâm lý tội phạm.
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con

Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con

Sao việt

22:58:23 03/05/2025
Diễn viên Phương Oanh khoe ảnh đi xông hơi cùng cặp song sinh gần 1 tuổi. Ca sĩ Hòa Minzy đăng ảnh diện trang phục dân tộc khi chuẩn bị về Điện Biên diễn.
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Pháp luật

22:54:38 03/05/2025
Do đang tình trạng nợ nần cá nhân, Trang nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc, Trang chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ trốn.
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Tv show

22:49:42 03/05/2025
Ca nương Kiều Anh và chồng đại gia Văn Quỳnh là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trưa 4/5 trên VTV3.
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Sao châu á

22:29:01 03/05/2025
Bài đăng gần đây trên một diễn đàn nổi tiếng của Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý khi so sánh hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) với vẻ ngoài lung linh thường thấy của nữ thần tượng.
Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

22:05:38 03/05/2025
AP ngày 2.5 đưa tin một số tài liệu cho thấy kế hoạch chi tiết cho một cuộc diễu binh của Lục quân Mỹ có thể diễn ra vào sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Nhạc việt

21:59:53 03/05/2025
Sau thời gian tập trung cho con gái, Kha Ly dần trở lại với các hoạt động nghệ thuật. Gần đây, cô gây chú ý khi góp giọng trong MV Đường từ tâm của tác giả Phạm Nhật Huy.