Chuyện gì xảy ra khi kết nối Wi-Fi công cộng?
Sử dụng mạng Wi-Fi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro, người dùng cần trang bị những kĩ năng cần thiết để phòng tránh bị tin tặc tấn công, đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Điểm thuận lợi ở những thiết bị như laptop, máy tính bảng hay điện thoại di động là cho phép truy cập Wi-Fi ở bất kỳ đâu. Hệ thống mạng không dây ngày một phát triển giúp người dùng có cơ hội sử dụng Internet mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, việc kết nối Wi-Fi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan tới bảo mật dữ liệu cá nhân.
Mạng Wi-Fi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các điểm truy cập Wi-Fi tưởng chừng rất an toàn đều tồn tại nguy cơ bị tin tặc nhòm ngó. Chúng có thể đáng cắp tài khoản ngân hàng, mật khẩu các dịch vụ và cả danh tính của bạn.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế làm việc của các điểm phát Wi-Fi, về cách thức kết nối, những rủi ro gặp phải và làm cách nào để chắc chắn dữ liệu cá nhân được an toàn.
Tính bảo mật của Wi-Fi công cộng
Do thói quen sử dụng mạng thường xuyên nên nhiều người cảm thấy khó chịu khi không thể vào Internet. Vì vậy theo phản xạ, họ sẽ lập tức kết nối Wi-Fi công cộng ngay khi có thể. Về mặt công nghệ, loại Wi-Fi này cũng giống như ở nhà, chỉ khác là khả năng phủ sóng lớn và cho phép nhiều người truy cập hơn.
Một khi đã sử dụng kết nối công cộng, bạn có thể tìm kiếm các thiết bị trong mạng nội bộ đó và nếu không thiết lập khóa ở chế độ riêng tư, máy tính hoặc điện thoại của bất kỳ ai cũng bị người khác truy cập dễ dàng.
Tin tặc có thể tạo một mảng ảo để “gài bẫy” người dùng.
Những vị trí phủ sóng Wi-Fi miễn phí cũng khá đa dạng. Đó có thể là nội bộ công ty, cửa hàng ăn, quán cà phê, phòng thư viện, sân bay, khách sạn. Thậm chí một số quốc gia, Wi-Fi được phát toàn thành phố, ngay cả dưới khu tàu điện ngầm.
Nhờ vậy, mọi người có thể sử dụng smartphone để xử lý công việc, giải trí hay trò chuyện trực tuyến bất cứ lúc nào. Nhưng loại kết nối đó rõ ràng thiếu an toàn hơn sử dụng Wi-Fi ở nhà vì có nhiều người cùng tham gia sử dụng, không ít trong đó có ý đồ xấu.
“Hầu hết các router không dây đều hỗ trợ tường lửa bảo vệ người dùng Internet, nhưng nó không có nghĩa sẽ bảo vệ bạn khỏi những con mắt nhòm ngó trong cùng mạng kết nối. Tin tặc có thể đánh cắp tài khoản, mật khẩu của ai đó, hoặc xem thao tác họ đang làm gì trên cùng cổng mạng”, chuyên gia Lifehacker khuyến cáo.
Ở các điểm truy cập miễn phí không yêu cầu mật khẩu, tài liệu sẽ thiếu cơ chế mã hóa khiến bất kỳ ai trong nội bộ mạng nếu biết cách đều đủ có thể theo dõi hoạt động của bạn. Thậm chí với những trang web ghé thăm không được bảo mật tốt, tin tặc sẽ dễ dàng biết được người dùng đang làm gì trên đó, kể cả việc nhập mật khẩu.
Video đang HOT
Nguy hiểm khi dùng Wi-Fi tại nơi công cộng.
Chưa hết, hacker còn “bẫy” người dùng bằng một kết nối không được bảo mật. Nó được gọi là “evil twin”, phương pháp tạo ra mạng cùng tên giống với mạng bạn muốn truy cập. Vì vậy, tưởng chừng như đang tham gia vào kết nối an toàn, bạn đã vô tình cung cấp những thông tin và dữ liệu quan trọng cho hacker.
Làm cách nào để kết nối an toàn?
Không nhất thiết phải tránh xa các điểm phát Wi-Fi công cộng, đơn giản người dùng phải chắc chắn mình đang sử dụng Internet một cách thông minh và an toàn. Dưới đây là những lời khuyên tránh gặp rủi ro khi vào mạng công cộng:
Sử dụng giao thức HTTPS để tăng tính bảo mật.
Luôn kết nối theo giao thức HTTPS
Nếu được mã hóa, website sẽ bảo vệ dữ liệu của bạn tránh mọi con mắt nhòm ngó của người khác. Nhiều trang như Facebook, Gmail đều tự động sử dụng giao thức HTTPS, nó an toàn hơn HTTP, nhưng hãy kiểm tra thanh địa chỉ để chắc chắn có chữ “s” ở phần “https” khi bạn đang trao đổi thông tin nhạy cảm. Nếu nó biến mất, hãy ngay lập tức thoát trang. Giao thức HTTP sẽ để lộ mọi thứ bạn thực hiện trên website.
Lư ý: Mặc dù các trang web ngân hàng và những dịch vụ khác thường dùng HTTPS, bạn cũng không nên giao dịch hoặc trao đổi dữ liệu mật bằng kết nối mạng Wi-Fi công cộng. Trừ khi đó là trường hợp khẩn cấp, chỉ nên dùng mạng ở nhà.
Tắt tính năng tự kết nối Wi-Fi
Tắt thiết lập Wi-Fi trên điện thoại khi không sử dụng. Điều này nhằm tránh thiết bị tự động đăng nhập bất kỳ mạng nào khi dò được sóng. Nếu đã dùng mạng công cộng nhưng không chắc chắn về độ an toàn của nó, thoát ra và xóa lưu trên máy.
Bằng cách đó, người dùng sẽ không vô tình kết nối trở lại mạng Wi-Fi đó vì một số ứng dụng như Skype, Twitter và các ứng dụng nhắn tin khác sẽ tự động kích hoạt khi có mạng.
Hãy chắc chắn phần mềm trên thiết bị được cập nhật với bản vá lỗi mới nhất và đừng tắt tính năng thông báo cập nhật này. Thêm nữa, người dùng phải kiểm tra và đảm bảo chắc chắn hệ thống tường lửa đã kích hoạt. Đó sẽ là tấm giáp bảo vệ thiết bị khỏi những hiểm họa trên mạng.
Sử dụng Wi-Fi công cộng an toàn
Wi-Fi công cộng rất hữu ích và tiện dụng khi bạn ra ngoài. Nhưng luôn nhớ rằng, mạng phát chung đồng nghĩa với việc người khác có thể truy cập vào các tập tin và nguồn dữ liệu của bạn. Vì thế, hãy chắc chắn thiết lập các bước cài đặt trên thiết bị lẫn trình duyệt Internet và thận trọng với những đường link nhấp vào.
Trần Tiến
Theo Zing
Cái giá thực sự khi sử dụng Wi-Fi miễn phí
Bạn vui mừng khi tìm thấy một mạng Wi-Fi miễn phí và tưởng rằng mình được dùng Internet thoải mái không lo tốn tiền. Bạn có biết đang tự bán mình với giá rất rẻ.
Tại New York, cách đây nhiều năm, chính quyền thành phố đã phát triển một dự án Wi-Fi công cộng miễn phí với tên gọi LinkNYC nhằm giúp mọi công dân đều có khả năng truy cập Internet miễn phí. Nhiều công ty khác như Facebook hay Google cũng đưa ra các dự án nhằm đem Internet về với càng nhiều người càng tốt.
Thông thường, bạn có thể truy cập Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm. Thế nhưng, những dịch vụ miễn phí này đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định. Bạn có quyền sử dụng miễn phí nếu như những công ty cung cấp các dịch vụ này có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các thông tin giá trị về chính cá nhân, địa điểm và hành vi của bạn.
Ngoài ra, Wi-Fi miễn phí cũng là khởi nguồn của nhiều vụ rò rỉ dữ liệu, mất mát thông tin... Vậy Wi-Fi miễn phí có thực sự miễn phí? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về hệ thống Wi-Fi miễn phí cung cấp cho toàn thành phố New York để xem cái giá phải trả nếu sử dụng các dịch vụ miễn phí này.
Nguồn gốc của LinkNYC
Thành phố New York bắt đầu khai thác mạng Wi-Fi công cộng miễn phí vào năm 2012 để thay thế hệ thống di động công cộng đã lâu đời, và chỉ hai năm sau, kế hoạch cho mạng Wi-Fi này đã được đệ trình.
Thắng vụ thầu này là City Bridge, một công ty hợp danh của bốn bên gồm công ty quảng cáo Titan và thiết kế Control Group. Bản đề xuất này bao gồm việc xây dựng một mạng 10.000 máy kios khắp thành phố, trang bị router Wi-Fi tốc độ cao để cung cấp Internet, cuộc gọi miễn phí trong nước Mỹ, kèm chức năng sạc điện thoại và bản đồ thành phố cảm ứng.
Gần đây, Google đã sáng lập ra một công ty với tên gọi Sidewalk Labs. Công ty này đã "nuốt gọn" Titan và Control Group sau đó sáp nhập cả hai với nhau. Google, một công ty với mô hình kinh doanh dựa trên việc thu thập dữ liệu người dùng, nghiễm nhiên trở thành đối tác chính cung cấp Wi-Fi miễn phí cho cả thành phố New York.
Miễn phí như thế nào thì là miễn phí?
Giống như nhiều sản phẩm và dịch vụ Internet miễn phí, LinkNYC sẽ được hỗ trợ nhờ doanh thu quảng cáo. LinkNYC dự kiến sẽ đem về 500 triệu USD doanh thu quảng cáo cho thành phố New York trong vòng 12 năm tới, dựa trên việc treo quảng cáo kỹ thuật số tại các kios và máy di động của mọi người. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp truy cập Internet miễn phí và đổi lại bằng dữ liệu về cá nhân cũng như hành vi của người sử dụng nhằm đưa ra các quảng cáo hướng đối tượng.
Trong chính sách bảo mật của Link NYC không hề sử dụng từ "quảng cáo" mà chỉ nói một cách mơ hồ là nó "có thể sử dụng thông tin của bạn, bao gồm thông tin có khả năng nhận dạng cá nhân" để cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng không hề nói rõ rằng mạng này có thể sử dụng để theo dõi địa điểm của người dùng ở mức độ nào.
Năm 2014, công ty Titan dính "phốt" sau khi cài đặt hơn 100 đèn hiệu Bluetooth tại các bốt điện thoại công cộng mà không được sự đồng ý của thành phố. Sau đó, công ty này đã buộc phải gỡ bỏ tất cả. Thế nhưng những chiếc đèn hiệu này lại quay trở lại như một phần của hợp đồng LinkNYC. Những chiếc đèn hiệu này sẽ cho phép quảng cáo hướng đối tượng được gửi thẳng vào điện thoại di động của người dùng sau khi họ lời khỏi điểm phát đó. Tuy nhiên người dùng có quyền lựa chọn tắt chế độ này khi sử dụng dịch vụ của thành phố. Vậy là khi sử dụng Internet miễn phí trên hệ thống LinkNYC, đổi lại người dùng sẽ phải trả giá bằng việc bị thu thập thông tin nhạy cảm cá nhân, địa điểm và dữ liệu hành vi.
Sự nhập nhằng trong điều khoản điều kiện là cách mà nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền Internet đã sử dụng để thu thập dữ liệu của những người dùng sơ ý.
Sự nghịch lý về quyền riêng tư
Có một nghịch lý rất kỳ lạ giữa suy nghĩ và hành động thực tế liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Trong cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 93% người sử dụng trưởng thành cho rằng việc nắm quyền kiểm soát về đối tượng được chia sẻ thông tin là một điều quan trọng, 90% cũng có suy nghĩ tương tự khi được hỏi về thông tin bị thu thập.
Những người được hỏi cũng đưa ra cái giá rất cao (khoảng 60 USD) khi được ngỏ lời muốn mua lại thông tin cá nhân của mình hay muốn biết về địa điểm của mình.Thế nhưng trên thực tế, họ lại đánh đổi thông tin cá nhân và dữ liệu hành vi bằng cái giá quá rẻ, chỉ là vài giờ sử dụng Wi-Fi miễn phí.
Quay lại với mô hình kinh doanh của LinkNYC, ước tính hệ thống này đem về doanh thu 500 triệu USD trong vòng 12 năm. Với 10.000 kios Link và khoảng 9 triệu người tại thành phố New York, doanh thu mỗi tháng trên đầu người là 0,000043 USD. Đây có thể quy đổi thành cái giá mà mỗi người chấp nhận trả để các công ty cung cấp Internet miễn phí mua lại thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của mình khi họ sử dụng dịch vụ của LinkNYC. Thử so sánh với cái giá 60 USD mà họ tự giao bán mình trước đó, quả là một sự chênh lệch lớn! Tại sao lại vậy?
Trong những cuộc thử nghiệm, người tham gia được cung cấp thông tin và hiểu rõ ràng rằng thông tin nào sẽ được sử dụng, sử dụng cho mục đích gì... Thế nhưng trên thực tế, người dùng chẳng buồn đọc điều khoản và điều kiện riêng tư. Đôi khi họ cũng không thể hiểu những điều trong đó viết thực sự có ý nghĩa pháp lý thế nào bởi các tài liệu này thường dùng nhiều thuật ngữ pháp lý và có nhiều chỗ rất thiếu rõ ràng. Cuối cùng, người dùng chấp nhận giao nộp dữ liệu cá nhân của mình với cái giá vô cùng rẻ mạt.
Nhiều mô hình kinh doanh thành công đã phần nào dựa trên chính sự tráo đổi này. Các mạng xã hội như Facebook hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc báo điện tử cũng dựa trên chính điều này.
Hãy là người dùng khôn ngoan
Trong thời đại thông tin phong phú, nhiều người vẫn kém hiểu biết về giá trị của mình trên mạng Internet. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn hãy luôn nghĩ thật kỹ trước khi kết nối vào một mạng Wi-Fi miễn phí nào đó. Hãy nghĩ về những dữ liệu cá nhân mình sẽ mất đi ngay sau khi kết nối với mạng Wi-Fi miễn phí hay dịch vụ miễn phí đó. Thử tưởng tượng nếu dữ liệu về tài chính, lịch sử mua sắm, dữ liệu y tế hay tất cả địa điểm bạn đã từng ghé qua bị thu thập và rồi bị bán cho các công ty nước ngoài nào đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nhiều công ty cũng đã ý thức được điều này. Mozilla gần đây đã tung ra một bản cập nhật trình duyệt giúp chặn quảng cáo và các chức năng theo dõi. Apple cũng tránh trở thành một mô hình kinh doanh quảng cáo bằng cách khai thác dữ liệu người dùng, đổi lại công ty này chọn cách kiếm tiền từ bán phần cứng và dịch vụ. Mọi người cần biết đánh giá đúng giá trị của những dữ liệu cá nhân. Đây là một bước quan trọng để tiến tới phát triển những mạng Internet miễn phí nhưng đáng tin cậy, riêng tư và bảo mật.
Theo Lê Nga/ ICT News
Công nghệ Wi-Fi mới không cần mật khẩu Các nhà nghiên cứu tại MIT (Mỹ) cho biết đã tìm ra cách để loại bỏ yêu cầu mật khẩu để truy cập một mạng Wi-Fi mà không ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, theoBGR. Với Chronos, người dùng sẽ không phải khai báo mật khẩu Wi-Fi khi truy cập nữa - Ảnh: AFP Wi-Fi đang là phương thức chủ yếu để...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng

Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB

Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi

Hướng dẫn cách ghi âm trên Macbook nhanh chóng và tiện lợi

Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Hai lỗ vuông trên đầu nối USB có tác dụng gì?

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh

Apple sắp cho Siri 'về vườn' sau hơn một thập kỷ?
Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê
Ẩm thực
11:09:48 23/05/2025
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn
Sáng tạo
11:05:27 23/05/2025
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal
Sao thể thao
10:54:53 23/05/2025
Diệp Lâm Anh và tình trẻ kém 11 tuổi có hành động xôn xao MXH, ghen tuông ra mặt
Sao việt
10:47:21 23/05/2025
Xoài Non muốn cưới lần 2, lộ khoảnh khắc Gil Lê 'thái độ' ra mặt, chồng cũ hả hê
Netizen
10:46:28 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
Sức khỏe
10:43:48 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
Tin nổi bật
10:37:57 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025
Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025
Du lịch
10:34:35 23/05/2025