Chuyên gia cảnh báo khả năng xảy ra xung đột Nga – NATO
Chuyên gia quốc phòng cảnh báo, Nga có thể hành động quân sự với NATO trong những năm tới sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Binh lính Nga ở tỉnh Kursk (Ảnh: Reuters).
Michael Cecire, nhà nghiên cứu quốc phòng và an ninh tại RAND, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington thường thực hiện các nghiên cứu cho Lầu Năm Góc, tuần trước đã cảnh báo một nhóm các nghị sĩ thuộc cả hai đảng của Mỹ rằng Nga, theo một số đán.h giá của các đồng minh châu Âu, “có thể phát động một cuộc tấ.n côn.g vào NATO trong vòng 5-10 năm tới”.
“Tôi nghĩ đó là điều mà tất cả chúng ta đều phải tính đến”, ông Cecire phát biểu trong phiên điều trần do Ủy ban Helsinki, một cơ quan quốc hội tập trung vào châu Âu và Âu – Á, tổ chức.
“Những hậu quả tiềm tàng từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và những nỗ lực của Nga nhằm cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu là điều đáng lo ngại, nhưng những hành động này có thể bị phản công”, ông Cecire nói với các nhà lập pháp Mỹ.
Ông Cecire ngày 1/7 cảnh báo rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu, các giám đốc tình báo từng dự đoán Nga có thể phát động một cuộc tấ.n côn.g vào NATO trong vòng 5-10 năm tới. Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng đưa ra cảnh báo này.
Ông Cecire giải thích, dự đoán này được đưa ra dựa trên một số yếu tố.
“Đầu tiên, chiến dịch tấ.n côn.g mạng và các hoạt động phối hợp đang diễn ra của Nga chống lại các quốc gia châu Âu. Thứ hai, khả năng duy trì và tái tạo lực lượng của Nga bất chấp những tổn thất đáng kể ở Ukraine, theo một số ước tính đã lên tới một triệu thương vong. Thứ ba, những yêu cầu tối đa của Nga không chỉ là quyền kiểm soát trên thực tế đối với Ukraine và các vùng lãnh thổ rộng lớn hơn của châu Âu, mà còn bao gồm cả việc hủy bỏ các biện pháp bảo vệ đối với một số quốc gia thành viên NATO hiện tại”, chuyên gia nhận định.
Ông Cecire nói thêm rằng Nga cũng từng cảnh báo về xung đột trực tiếp với NATO.
“Mặc dù kinh nghiệm với Ukraine cho thấy Nga có thể không ở vị thế phát động một chiến dịch vũ trang phối hợp tập trung chống lại một quốc gia NATO ngay lập tức, nhưng họ có thể tham gia vào các hoạt động hỗn hợp để thử nghiệm và có khả năng làm suy yếu sự thống nhất của liên minh”, ông nói.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Helsinki, ông Cecire đã nêu bật các mối đ.e dọ.a tiềm tàng đối với an ninh châu Âu và lợi ích của Mỹ khi Nga tác động tới nền hòa bình tại Ukraine, trong đó tập trung vào các rủi ro tiềm tàng đối với Moldova.
Video đang HOT
Ông cho biết một chiến thắng quân sự của Nga – hoặc một lệnh ngừng bắ.n theo điều kiện của Moscow – ở Ukraine “gần như chắc chắn sẽ chứng kiến tham vọng của Nga chuyển hướng sang Moldova và xa hơn nữa”.
Chuyên gia Cecire cảnh báo kết quả có thể là một bước lùi đối với cả an ninh châu Âu và lợi ích quốc gia của Mỹ, làm gia tăng các mối đ.e dọ.a đối với đồng minh NATO là Romania và các nơi khác ở Trung và Đông Âu.
Vị trí Nga trên bản đồ (Ảnh: Sky).
Moscow coi việc NATO mở rộng về phía biên giới Nga là mối đ.e dọ.a an ninh quốc gia lớn, đồng thời cho biết sự ủng hộ của khối quân sự này đối với tư cách thành viên của Ukraine là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay.
Các quan chức Nga đã ch.ỉ tríc.h quyết định của NATO vào tuần trước về việc các quốc gia thành viên tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP. NATO tuyên bố quyết định này được đưa ra như một cách để ngăn chặn “mối đ.e dọ.a lâu dài mà Nga gây ra đối với an ninh khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”.
Trong bài phát biểu hồi đầu tháng, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng dự báo rằng Nga có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại NATO trong vòng 5 năm. Tổng thư ký NATO cáo buộc “cỗ máy chiến tranh của Nga đang tăng tốc chứ không chậm lại”.
Ông Rutte cho rằng NATO cần tăng cường năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa khoảng 400% để đảm bảo sức mạnh phòng thủ và khả năng răn đe của liên minh trong trường hợp xung đột nổ ra.
Lãnh đạo NATO cảnh báo nếu các quốc gia thành viên không hành động ngay từ bây giờ, nguy cơ bị tấ.n côn.g có thể trở nên hiện hữu chỉ trong vòng 3-5 năm tới.
Nga nhiều lần bác bỏ những thông tin cho rằng Moscow sẽ hành động quân sự với các nước NATO.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không có ý định tấ.n côn.g các quốc gia NATO trừ khi Nga bị tấ.n côn.g trước. Moscow cũng cảnh báo viện trợ quân sự của phương Tây cho Kiev trên thực tế khiến NATO “trở thành bên tham gia trực tiếp” vào cuộc xung đột.
Khi nước NATO bất ngờ phát tín hiệu sẵn sàng ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine - Kỳ cuối
Bộ trưởng Quốc phòng Italy, ông Guido Crosetto, đã tuyên bố rằng nước này sẽ chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Kiev một khi lệnh ngừng bắ.n giữa Liên bang Nga và Ukraine có hiệu lực.
Nguyên nhân và tác động
Hệ thống phòng không SAMP/T - nền tảng phòng không hợp tác Pháp - Italy, được thiết kế để đán.h chặn máy bay, thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ảnh: X
Dư luận Italy hiện đang phân hóa. Các cuộc khảo sát cho thấy sự ủng hộ cho viện trợ quân sự không giới hạn đang suy giảm, nhiều người dân ưu tiên phục hồi kinh tế và an ninh năng lượng. Chiến tranh đã đẩy giá năng lượng tăng cao, làm trầm trọng thêm lạm phát và áp lực tài chính đối với các hộ gia đình. Việc ông Crosetto nhấn mạnh vào việc bảo vệ kho vũ khí quốc gia đã đán.h trúng tâm lý cử tri lo ngại về sự quá mức trong cam kết quân sự.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng của Italy, do các tập đoàn như Leonardo dẫn đầu, lại được hưởng lợi từ chi tiêu quốc phòng tăng lên tại châu Âu. Leonardo - nhà cung cấp máy bay trực thăng và thiết bị điện tử lớn - đang hưởng lợi từ các kế hoạch tái vũ trang của EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen từng ghi nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera hồi tháng 3/2025.
Phản ứng của châu Âu với tuyên bố của Italy vẫn chưa rõ ràng. Đức và Pháp, hai trụ cột hỗ trợ Ukraine, chưa đưa ra tín hiệu thay đổi tương tự - dù cả hai cũng đối mặt với áp lực nội bộ về việc giảm hỗ trợ. Ba Lan và các nước Baltic, vốn rất ủng hộ Ukraine, có thể lo ngại quyết định của Italy sẽ tạo hiệu ứng domino trong nội bộ NATO.
Anh và Pháp đã xem xét khả năng triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình do châu Âu dẫn đầu tại Ukraine - ý tưởng mà bà Meloni đã bác bỏ vì cho là "phức tạp, rủi ro và không hiệu quả".
Trong khi đó, Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã giảm viện trợ quân sự cho Kiev, đồng thời kêu gọi châu Âu chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn - điều này càng khiến tính toán của Italy trở nên khó khăn.
Về phía Ukraine, nước này phản ứng thận trọng. Trong chuyến thăm Rome hồi tháng 3/2025, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umierov đã thúc giục ông Crosetto cung cấp thêm tên lửa SAMP/T và tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng. Kiev hiện phụ thuộc lớn vào viện trợ phương Tây, với hơn 90% ngân sách quân sự đến từ các nhà tài trợ nước ngoài.
Việc mất đi sự hỗ trợ từ Italy - dù không quá lớn về quy mô - cũng có thể gây thêm áp lực cho hệ thống phòng thủ của Ukraine, đặc biệt trong bối cảnh Liên bang Nga tăng cường tấ.n côn.g bằng tên lửa.
Các quan chức Ukraine đã bày tỏ sự thất vọng trong các cuộc trao đổi riêng với Italy về việc nước này không chịu bổ sung thêm tên lửa, dù các tuyên bố công khai vẫn mang tính ngoại giao.
Trong khi đó, Liên bang Nga có thể diễn giải quyết định của Italy như một dấu hiệu cho thấy phương Tây đang mỏi mệt. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, chẳng hạn như RIA Novosti, đã coi tuyên bố của Italy là một chiến thắng cho Moskva, cho rằng có những rạ.n nứ.t trong sự quyết tâm của NATO.
Điện Kremlin đã bác bỏ việc triển khai quân đội NATO tại Ukraine và yêu cầu có các đảm bảo an ninh, điều này khiến triển vọng về một lệnh ngừng bắ.n càng thêm phức tạp. Việc Italy thay đổi lập trường có thể khuyến khích Liên bang Nga kéo dài các cuộc đàm phán, nhằm thử thách sự đoàn kết trong liên minh.
Lịch sử cho thấy Italy thường điều hướng các cuộc xung đột toàn cầu bằng sự pha trộn giữa chủ nghĩa thực dụng và lý tưởng.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Rome đã cân bằng giữa tư cách là thành viên NATO với các mối quan hệ kinh tế với Liên Xô - một chiến lược hiện vẫn đang được phản ánh trong cách tiếp cận hiện nay.
Sự tham gia của Italy trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình - từ Bosnia đến Afghanistan - nhấn mạnh sự ưu tiên cho con đường ngoại giao thay vì tham gia quân sự kéo dài. Di sản này đang định hình chính sách của Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto, người muốn duy trì uy tín của Italy mà không bị sa lầy vào một cuộc chiến lâu dài.
Vai trò của hệ thống SAMP/T tại Ukraine làm nổi bật sự thay đổi trong bản chất của chiến tranh hiện đại. Phòng không đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Kiev nhằm đối phó với việc Liên bang Nga sử dụng tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái. Hiệu suất của hệ thống SAMP/T đã được khen ngợi, với các binh sĩ Ukraine báo cáo tỉ lệ đán.h chặn cao.
So với hệ thống S-400 của Liên bang Nga - có tầm bắ.n xa hơn nhưng gặp khó khăn với các mục tiêu bay thấp - SAMP/T có khả năng cơ động vượt trội. Tuy nhiên, chi phí cao và năng lực sản xuất hạn chế (Italy chỉ lên kế hoạch mua thêm 10 hệ thống trước năm 2030) đang cản trở khả năng mở rộng quy mô. Kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2026 của công ty MBDA có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt, nhưng vẫn chưa kịp thời để đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại của Ukraine.
Lập trường quốc phòng của Italy cũng đang thay đổi. Ông Crosetto đã kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng, phù hợp với mục tiêu 2% GDP của NATO - điều cũng là ưu tiên của Tổng thống Trump. Vào tháng 4 năm 2025, ông đã ch.ỉ tríc.h Vương quốc Anh vì giữ lại công nghệ trong dự án máy bay chiến đấu chung, cho thấy tham vọng của Italy trong việc khẳng định vị thế trên thị trường quốc phòng toàn cầu. Việc Rome đình chỉ đàm phán với SpaceX về hệ thống Starlink vào tháng 3/2025, sau những phát ngôn gây tranh cãi của tỷ phú công nghệ Elon Musk về Ukraine, cũng phản ánh sự nhạy cảm của Italy trước các liên kết địa chính trị.
Hệ quả kinh tế từ cuộc chiến đã ảnh hưởng nặng nề đến Italy.
Các nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng, bao gồm các thỏa thuận khí đốt mới với Algeria và Azerbaijan, đã giúp giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Liên bang Nga, nhưng chi phí vẫn cao. Các doanh nghiệp Italy, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn thương mại với Liên bang Nga và Ukraine. Việc chính phủ ưu tiên viện trợ nhân đạo phản ánh mong muốn duy trì ảnh hưởng mà không làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế.
Khi cuộc xung đột tiến gần đến năm thứ tư, sự thay đổi chính sách của Italy nêu bật những thách thức mà các đồng minh phương Tây đang phải đối mặt. Cuộc chiến đã thử thách sự đoàn kết của châu Âu, với những tranh luận về trừng phạt, năng lượng và viện trợ quân sự làm lộ rõ các rạ.n nứ.t. Bước đi của Italy có thể khiến các quốc gia khác xem xét lại cam kết của họ, nhất là khi sự ủng hộ của công chúng đối với Ukraine đang suy giảm. Triển vọng về một lệnh ngừng bắ.n do ông Trump làm trung gian, với sự ủng hộ của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, càng làm tăng tính cấp thiết cho những cuộc thảo luận này.
Tuyên bố của ông Crosetto là một bước đi có tính toán, cân bằng vai trò của Italy trong NATO với các ưu tiên trong nước. Bằng cách duy trì viện trợ nhân đạo, Rome giữ được vị thế đạo đức của mình trong khi gửi tín hiệu sẵn sàng cho hòa bình. Thành công của quyết định này sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến và khả năng của châu Âu trong việc xây dựng một chiến lược thống nhất. Hiện tại, Italy vẫn là một nhân tố then chốt - dù đang chuẩn bị cho thời kỳ hậu xung đột.
Tác động từ lập trường của Italy không chỉ giới hạn ở Ukraine. Khi châu Âu đang vật lộn với cấu trúc an ninh của mình, việc Rome chuyển hướng cho thấy nhu cầu tự lực nhiều hơn. Vai trò nổi bật của SAMP/T tại Ukraine càng nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực phòng thủ nội địa - một bài học mà Italy đang nỗ lực áp dụng.
Phía sau sự cường điệu từ NATO Phát ngôn của Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng trong khoảng thời gian 5 năm tới, Nga có thể tấ.n côn.g NATO khiến thiên hạ ngỡ ngàng. Tổng thư ký NATO Mark Rutte . ẢNH: REUTERS. NATO coi Nga là kẻ thù và ông Rutte cho tới nay không phải là người duy nhất ở phía NATO tiên liệu rằng khối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khám phá lý do cá voi sát thủ tặng cá cho con người

Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường

Điện Kremlin bình luận về việc Mỹ đình chỉ cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine

Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng sau thông tin về thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Colombia lần đầu thu giữ tàu ngầm không người lái chở m.a tú.y

Lần đầu tiên giải mã bộ gen hoàn chỉnh người Ai Cập cổ đại nhờ răng 4.800 năm tuổi

Xuất hiện bãi mìn lớn chưa từng có sau Thế chiến II, có thể mất hàng trăm năm rà phá

Israel: Cháy rừng bùng phát tại ngọn núi linh thiêng

Châu Âu thiệt hại nặng nề vì nắng nóng kỷ lục

Xung đột Hamas - Israel: Lực lượng Hamas chưa đồng ý với đề xuất ngừng bắ.n mới

Thủ đô Trung Quốc phát cảnh báo lũ lụt và lở đất do mưa lớn

Mỹ lên kế hoạch thả hàng tỷ con ruồi từ trên không
Có thể bạn quan tâm

7 phong cách công sở mùa hè, từ phòng họp đến dạo phố
Thời trang
10:00:50 03/07/2025
Truyền thông Mỹ khui thêm bằng chứng Lisa (BLACKPINK) đã cưới con trai tỷ phú, hành động công khai mà không ai để ý?
Sao việt
09:53:25 03/07/2025
Thuê shipper nhận hàng - thủ đoạn mới của tội phạm m.a tú.y
Pháp luật
09:48:35 03/07/2025
Xoài Non mượn lời fan 'giục cưới', Gil Lê nói 4 chữ như 'tạt gáo nước lạnh'?
Netizen
09:42:17 03/07/2025
Bảng giá xe máy Yamaha Jupiter mới nhất tháng 7/2025
Xe máy
09:41:35 03/07/2025
MG5 phiên bản nâng cấp giữa vòng đời ra mắt, khác xa bản tại Việt Nam
Ôtô
09:40:49 03/07/2025
ChatGPT gây bất ngờ khi có thể điều khiển tàu vũ trụ mô phỏng
Thế giới số
09:40:10 03/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 2: Phong không lùi bước trước khó khăn
Phim việt
09:29:01 03/07/2025
Oppo Reno 14 xuất hiện cùng Sơn Tùng M-TP, tăng tốc cuộc đua AI tiếng Việt
Đồ 2-tek
09:27:15 03/07/2025
Nữ hoàng phi.m 1.8 + từng làm cả Châu Á phát sốt với Tân Kim Bình Mai giờ rời sân khấu, làm bà chủ quán mì
Sao châu á
09:15:05 03/07/2025