Chuyên gia chỉ ra 4 sai lầm cả nghìn mẹ mắc phải khiến trẻ biếng ăn
Theo PGS Lê Bạch Mai – nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng quốc gia, hiện nay tình trạng trẻ biếng ăn , sợ ăn chủ yếu do thói quen của cha mẹ.
Thứ nhất, sai lầm thường gặp phải là cha mẹ muốn cho con ăn với thể tích lớn hơn khả năng chứa đựng của dạ dày em bé. Nhiều khi dạ dày của em bé chỉ 200ml nhưng các mẹ muốn uống sữa phải hơn, hoặc ăn cháo, bột bát tô nhiều hơn.
Để khắc phụ việc này các bậc phụ huynh nên tìm hiểu xem thể tích dạ dày của bé ăn được bao nhiêu thì chuẩn bị bữa ăn phù hợp. Như vậy bé ít nôn trớ, co bóp dạ dày tốt hơn, nhào trộn thức ăn tốt hơn.
Thứ hai, các bà mẹ chỉ quan tâm đến trong bữa ăn cho con nhiều chất đạm trong khi nhiều chất đạm thì bé sẽ phải sử dụng nhu cầu nước cao hơn để tiêu hóa, dẫn đến phân khô cứng, trẻ táo bón 2-3 ngày đi đại tiện một lần. Khi không đi đại tiện được thì không có chỗ để chứa bữa ăn mới nên lại làm cho bé biếng ăn.
Ảnh minh họa
Thứ ba, các mẹ chỉ quan tâm đến chất đạm, thể tích bữa ăn mà ít khi quan tâm đến chất béo trong bữa ăn, nhiều mẹ chỉ cho bé ăn 1 ml chất béo. Đối với trẻ dưới 2 tuổi lượng chất béo cần cung cấp vào khoảng 40% tổng năng lượng bữa ăn đó.
Ví dụ bữa ăn 200ml với nồng độ 1kcal/1ml thức ăn (tức là có 200 kcal cho bữa ăn) thì phải có 80kcal đến từ chất béo, tương ứng mỗi bát bột có 8-10ml chất béo.
Thường các mẹ cho chất béo nhiều lắm là 5ml nên không đủ năng lượng cho bé tăng cân. Bé không tăng cân thì mẹ lại ép bé ăn để tăng cân. Chính việc ép này làm bé biếng ăn và dẫn đến sợ ăn.
Video đang HOT
Thứ tư, có nhiều bà mẹ cho con ăn thêm, bổ sung không đúng độ tuổi, không phù hợp với chức năng tiêu hóa của em bé. Điều ấy cũng làm cho trẻ dễ biếng ăn, không nhận đủ thức ăn cần thiết.
Ví dụ như nhiều em bé chưa có răng mà mẹ cứ cho bé ăn cơm nên bé phải nhai bằng lợi, thức ăn không thể nghiền tốt. Từ đó thức ăn khó tiếp xúc với các dịch tiêu hóa để các men tiêu hóa có thể ngấm vào giúp tiêu hóa thức ăn.Tất cả dồn gánh nặng cho dạ dày vì việc nhào trộn thức ăn ấy miệng không làm được, răng không làm được. Dạ dày làm việc quá tải cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn.
PGS Lê Bạch Mai cho rằng việc hiểu về sinh lý của từng giai đoạn, bộ máy tiêu hóa thể tích dạ dày, khả năng bài tiết dịch, chức năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa thực sự quan trọng giúp cho người mẹ cung cấp được bữa ăn đảm bảo tính đa dạng, phù hợp nhu cầu của con mình để bé có sức khỏe tốt nhất.
Trẻ nhỏ được nuôi bẳng thực phẩm mà thực phẩm ăn cung cấp được các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy tiêu hóa. Trẻ tiêu hóa tốt thì có hệ miễn dịch tốt hơn.
Vì vậy chuyên gia khuyến cáo rằng phải xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, khẩu phần ở đây cả về thành phần thực phẩm, số các bữa ăn mỗi ngày cũng như loại thức ăn phù hợp với các em bé.
Tiếp đến là phải xây dựng thói quen ăn uống phù hợp. Nếu phụ huynh đảm bảo cung cấp đầy đủ bữa ăn phù hợp với tuổi, thói quen ăn uống tốt, em bé chủ động trong ăn uống và thực phẩm an toàn thì đường tiêu hóa của em bé sẽ khỏe mạnh. Còn nếu như chúng ta không làm việc ấy, chỉ thúc ép con ăn, mua thuốc kích thích và cho rằng việc ấy sẽ tốt cho các con thì nó làm thay đổi tâm lý của con, có thể gây những chứng nghiện ngập tiềm tàng cho con.
Chuyên gia chỉ rõ sai lầm bố mẹ Việt rất hay mắc phải khi cho trẻ ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ thường hay gặp phải những sai lầm khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng "điểm mặt" những sai lầm các bậc phụ huynh cần khắc phục ngay.
PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sai lầm mà các bố mẹ hay gặp phải là cha mẹ muốn cho con ăn với thể tích lớn hơn khả năng chứa đựng của dạ dày em bé. Nhiều khi dạ dày của em bé chỉ 200ml nhưng các mẹ muốn trẻ uống sữa phải nhiều hơn, hoặc ăn cháo, bột bát to. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu xem thể tích dạ dày của bé ăn bao nhiêu là vừa đủ để tương ứng với bữa ăn mà các mẹ đưa vào, như vậy bé ít nôn trớ, co bóp dạ dày tốt hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Sai lầm thứ hai là cha mẹ chỉ quan tâm đến trong bữa ăn cho con nhiều chất đạm, khi nhiều chất đạm thì bé sẽ phải sử dụng nhu cầu nước cao hơn để tiêu hóa chất đạm đó, nhưng lại bổ sung ít nước dẫn đến trẻ bị táo bón 2-3 ngày đi đại tiện một lần. Khi không đi được đại tiện thì cơ thể trẻ không có chỗ để chứa thức ăn mới khiến bé trở nên biếng ăn.
Vấn đề thứ 3 nhiều bố mẹ hay mắc phải đó là các mẹ chỉ quan tâm đến chất đạm, thể tích bữa ăn mà ít khi quan tâm đến chất béo trong bữa ăn. Có phụ huynh chỉ cho bé ăn một ml chất béo, trong khi đối với trẻ dưới 2 tuổi thì lượng chất béo cung cấp vào khoảng 40% tổng năng lượng bữa ăn đó. Vì thế không đủ năng lượng cho bé tăng cân, bé không tăng cân thì mẹ lại ép bé ăn để tăng cân, chính việc ép đó làm bé biếng ăn và dẫn đến sợ ăn.
PGS.TS Lê Bạch Mai.
"Việc hiểu về sinh lý của từng giai đoạn, bộ máy tiêu hóa, thể tích dạ dày, khả năng bài tiết dịch, chức năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa thực sự quan trọng từ đó cung cấp được bữa ăn vừa đảm bảo tính đa dạng nhu cầu của con mình làm cho bé có sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe tiêu hóa quyết định đến 2/3 chức năng miễn dịch của em bé, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ tiêu hóa được tốt hơn, làm cho trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn"- PGS.TS Lê Bạch Mai phân tích.
Ngoài ra, có nhiều bà mẹ cho con ăn thêm, bổ sung không đúng độ tuổi, không phù hợp với chức năng tiêu hóa của em bé... điều này cũng làm cho trẻ dễ biếng ăn tức là không nhận đủ thức ăn cần thiết. Thực tế nhiều em bé chưa có răng mà mẹ cố ép cho bé ăn cơm, bé phải nhai bằng lợi cho nên thức ăn không thể nghiền được tốt để tiếp xúc với các dịch tiêu hóa, các men tiêu hóa ngấm vào trong thức ăn giúp tiêu hóa thức ăn.
Vì thế tất cả dồn gánh nặng cho dạ dày, bởi lẽ việc nhào trộn thức ăn miệng không làm được, răng không làm được. Bé quá tải với sức lao động của dạ dày trong bữa ăn ấy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến con của chúng ta biếng ăn.
Em bé khỏe mạnh phải có đường tiêu hóa khỏe mạnh
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Trung ương, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) cho rằng, nếu muốn một em bé khỏe mạnh thì bé phải có một đường tiêu hóa khỏe mạnh, mà muốn có một đường tiêu hóa khỏe mạnh thì đặc biệt trong 3 năm đầu đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành (tuy cũng có cấu trúc như người lớn) nhưng chức năng chưa hoàn thiện.
Cho nên cần phải nuôi dưỡng bé đầy đủ từ sữa mẹ, thức ăn bổ sung đến thành phần của yếu tố sinh năng lượng, thành phần của yếu tố vi lượng... để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho em bé.
Đồng thời xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, cả về thành phần thực phẩm cũng như số các bữa ăn trong mỗi ngày và các loại thức ăn phù hợp với từng trẻ.
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà.
Tiếp đến là phải xây dựng thói quen ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, thói quen ăn uống tốt, em bé chủ động trong ăn uống... thì đường tiêu hóa của em bé sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, chúng ta chỉ thúc ép con ăn, mua thuốc kích thích tăng cân sẽ làm thay đổi tâm lý của con, lúc đó lợi không thấy đâu mà có thể có hại sau này.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu ý bữa ăn đa dạng, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, đặc biệt chú ý bổ sung các vi chất di dưỡng cho con trẻ.
Vấn đề quan trọng là mẹ phải đảm bảo đậm độ thức ăn - tức là cung cấp đủ chất béo cho bé, dưới 2 tuổi là 80% trọng lượng não đã hình thành cho nên cần chất béo, chất béo có đậm độ năng lượng cao sẽ giúp bé thông minh lại không ăn quá nhiều để đến mức phải sợ ăn, biếng ăn.
Phạm Hiệp
Theo SK&ĐS
Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian cực kì đơn giản Bệnh nấm lưỡi còn được gọi là tưa lưỡi thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ gây cảm giác cho bé khó chịu và biếng ăn. Nếu không chữa trị ngay sẽ làm bé ăn uống kém dẫn tới còi xương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng các phương pháp dân gian cực kì đơn giản. Ảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025
Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?
Netizen
14:04:54 25/05/2025
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức
Sao việt
13:57:37 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025