Chuyên gia hiến kế hồi sinh sông Tô Lịch
Xây cống thu gom nước thải ven sông về nhà máy xử lý; dẫn nước sông Hồng vào; nâng cao ý thức người dân… là những giải pháp được các chuyên gia đưa ra với mong muốn làm sạch sông Tô Lịch ở Hà Nội.
Cá Koi được thả xuống bể xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản. Ảnh: Thế Đại
Cá Koi chết là nước ô nhiễm?
Trưa 18/9, một con cá Koi được phát hiện đã chết sau 2 ngày thả xuống bể xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản. Anh Lê Minh Toán – bảo vệ Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết, từ hôm được thả đàn cá không có biểu hiện gì bất thường, tuy nhiên khoảng 12 giờ trưa 18/9 phát hiện một con cá chép Nhật bơi yếu dần rồi chết ngửa bụng.
Trước đó, sáng 16/9, sau đúng 4 tháng thử nghiệm công nghệ Nano – Bioreactor trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu nước mang đi phân tích để đánh giá hiệu quả của công nghệ này. Song song với việc lấy mẫu nước, Công ty JVE, đơn vị lắp đặt công nghệ Nano Nhật Bản đã tiến hành thả 100 con cá Koi, 150 con cá chép Việt Nam, cùng khoảng hơn 200 cá rô đồng… xuống sông Tô Lịch và hồ Tây đoạn được xử lý bằng máy sục khí Nano.
TS Nguyễn Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, đối với cá chép Việt Nam hay cá rô đồng, sức sống của chúng rất mạnh. Thậm chí cá rô đồng có thể thở trên cạn một thời gian tương đối dài, hoặc có thể tự luồn lách đi tìm môi trường sống trong các hang, hẻm do mang của chúng có gai. Do vậy, nước dù có ô nhiễm (không quá nặng), chúng vẫn sống được. Nhưng cá Koi thì yêu cầu lượng oxy phải đủ lớn, nước trong, không nhiễm tạp chất… thì chúng mới sống được. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột để chuyển sang môi trường khác cũng có thể khiến 10 – 15% cá Koi bị chết là bình thường.
Video đang HOT
“Khi đi khảo sát chất lượng nước sông Tô Lịch, tôi từng bắt được khá nhiều cá rô ở các cống xả. Còn việc cá Koi bị chết ngoài các nguyên nhân khác thì phải tìm hiểu xem môi trường nước sau xử lý như thế nào, nước đó đã đảm bảo tiêu chuẩn hay chưa”, TS Nguyễn Kiêm Sơn cho biết.
Nước cấp sạch, sông sẽ đẹp
Từng nhiều năm đề xuất các phương án cải tạo sông Tô Lịch, PGS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đồng quan điểm cho rằng, bản chất sông Tô Lịch chẳng khác gì một cái cống lớn chứ không giống một con sông. “Số tiền để cải tạo sẽ rất lớn nhưng không phải là không thể. Tôi cũng đã từng đề xuất cải tạo sông Tô Lịch từ những năm 90 nhưng do còn nhiều vấn đề nên đề xuất đó đã đi vào lãng quên. Bây giờ đã là thời đại 4.0, điều kiện kinh tế cũng khá hơn, nếu cải tạo được sông Tô Lịch thì đó sẽ là điều hết sức đáng mừng với thành phố Hà Nội” – PGS Trần Hồng Côn phát biểu.
Là người từng có ý tưởng xây dựng các cống đổ nước thải riêng để đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, hồ Tây, tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ – Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho biết: “Sông Tô Lịch vốn là phân lưu của sông Hồng, mang nước về giúp người dân phát triển nông nghiệp.
Trải qua thời gian và quá trình đô thị hóa, nhiều đoạn sông đã bị lấp. Sông Tô Lịch hiện có chiều dài khoảng 14km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện nội thành của Hà Nội. Trước kia, nước sông trong xanh, tôm, cá… sinh trưởng rất nhiều. Người dân có thể đi thuyền vãn cảnh đôi bờ. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nước sông mang một màu đen kịt, sủi bọt, tôm cá không thể sống nổi.
GS.TS Trần Hiếu Nhuệ cho rằng, nếu thu gom được hết nước thải, để sông Tô Lịch tiếp nhận nước mưa và nước thải đã qua xử lý thì dòng sông chắc chắn sẽ trong xanh, sạch đẹp. Vấn đề là phải có tiền và có thời gian để làm. Tạo cho sông có một chu trình xử lý sinh học tự nhiên như trồng các bè cây thủy sinh làm sạch nước, vừa tạo cảnh quan, vừa làm sạch bền vững. Khi đó, người ta có thể đi thuyền, vãn cảnh trên sông. Tuy nhiên, để làm được thì cũng phải cải tạo lòng sông sao cho rộng hơn, hệ động thực vật cũng phải thiết lập để tạo ra phong phú, gắn với thiên nhiên…”.
Trong khi đó, GS.TS Dương Đức Tiến nhìn nhận ở góc độ khác: “Ý thức của người dân là quan trọng nhất. Nếu người dân vẫn xả rác, vẫn xả nước thải ra sông thì cho dù được cải tạo, sông Tô Lịch vẫn không tránh khỏi là cống dẫn nước thải. Việc xử lý phải bền vững, lâu dài, tôn trọng tự nhiên. Vì số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để xử lý, cải tạo sẽ rất lớn, nên phải cân đối việc khai thác sông sau khi cải tạo. Tránh tình trạng khai thác quá mức.”
Quy hoạch lại sông Tô Lịch
GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho biết, các biện pháp xử lý nước thải để “hồi sinh” sông Tô Lịch là một giải pháp tốt, nhưng cần nhìn nhận vào thực tế là Tô Lịch không bao giờ trở lại được là sông.
Bởi để biến Tô Lịch trở lại thành sông, phải có các yếu tố là nguồn nước tự nhiên bổ cập thường xuyên (cái này chúng ta không có), có bùn cát và hoạt động theo quy luật lở, bồi (cái này cũng không thể vì hai bờ kè đã bê tông hóa). Do vậy, trong quy hoạch sông Tô Lịch, cần thiết phải đưa ra các phương án tốt nhất làm sạch dòng kênh này. Việc xử lý nước thải không quá khó. Có thể ngăn thành từng đoạn để xử lý như Nhật Bản đang áp dụng hiện nay cũng là một cách, nhưng không giải được bài toán quy hoạch tổng thể cho sông Tô Lịch.
Theo GS Vũ Trọng Hồng, để con kênh Tô Lịch có dòng nước trong xanh, thì phải xây dựng hệ thống đường thu gom nước thải riêng. Có thể đi ngầm dưới lòng sông. Khi đó, nước thải sẽ dồn về nhà máy xử lý nước Yên Xá, sau xử lý sẽ đưa trở lại sông. Phần thượng nguồn phía giáp sông Hồng, đầu tư các trạm bơm liên tục để lấy nước sông Hồng đổ vào sông Tô Lịch cũng là một giải pháp cần tính toán. Có như thế mới tạo ra cảnh quan đẹp cho con kênh Tô Lịch. Việc hồi sinh dòng sông Tô Lịch như ngày xưa là bất khả thi. Cách duy nhất là phải quy hoạch lại cả hệ thống kênh dẫn nước thải này để có phương pháp xử lý phù hợp.
Theo GD&TĐ
Vi phạm trật tự đô thị trên phố Nguyễn Đình Hoàn: Lực lượng chức năng mơ hồ về luật?
Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng, dừng đỗ phương tiện sai quy định... là thực trạng đã và đang tồn tại trên phố Nguyễn Đình Hoàn (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm này, việc xử lý của chính quyền địa phương vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.
Một dãy dài xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên phố Nguyễn Đình Hoàn (Ảnh chụp ngày 24/9). Ảnh: Công Trình
Báo Kinh tế & Đô thị ngày 19/9 có bài: "Choáng" với vi phạm trật tự đô thị trên phố Nguyễn Đình Hoàn, phản ánh những bất cập trong công tác quản lý trật tự đô thị trên tuyến đường này. Sau khi báo phản ánh, lực lượng chức năng phường Nghĩa Đô đã tổ chức ra quân xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, Công an phường đã tiến hành lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng đối với một cơ sở kinh doanh tập kết hàng hóa dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng, hệ thống khu dân cư tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.
Theo ghi nhận của phóng viên trong sáng 24/9, các lực lượng chức năng phường đã có mặt trên phố Nguyễn Đình Hoàn để tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp thực hiện vẫn mang tính nửa vời, thậm chí là có dấu hiệu bỏ lọt vi phạm. Cụ thể, trong khi phía vỉa hè giáp với nhà dân, vi phạm trật tự đô thị đã giảm đáng kể thì tại lòng đường phía sông Tô Lịch vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là tình trạng dừng đỗ phương tiện sai quy định.
Ví như tại đầu tuyến đường này, hướng đi Hoàng Quốc Việt, phớt lờ tấm biển cấm đỗ ô tô (không có biển phụ kèm theo) hàng loạt xe ô tô vẫn thản nhiên án ngữ lòng đường gây cản trở, mất ATGT. Song, thay vì xử lý nghiêm theo quy định, dường như các lực lượng chức năng chỉ đứng... nhìn vi phạm. Trao đổi về việc này, một chiến sĩ công an phường Nghĩa Đô cho biết, đã hỏi ý kiến đơn vị tổ chức cắm biển và được thông báo rằng, biển cấm chỉ có hiệu lực trong 200m (?).
Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, theo quy định của luật giao thông, hiệu lực "cấm" của biển báo cấm đỗ xe được hiểu là bắt đầu từ chỗ đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo hoặc đến vị trí quy định nơi đậu xe, dừng xe. Trường hợp qua ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt tiếp theo không có biển cấm thì các phương tiện được dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, trên phố Nguyễn Đình Hoàn đoạn giáp vỉa hè bờ sông Tô Lịch không hề có ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt, mặt khác biển cấm tại đầu phố không hề có biển phụ quy định phạm vi cấm. Vậy nên nếu nói hiệu lực của biển cấm chỉ kéo dài 200m là không nắm rõ pháp luật.
Trước câu trả lời bất ngờ của một chiến sĩ trong lực lượng Công an phường Nghĩa Đô, chúng tôi đã phản ánh với Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô ông Chử Mạnh Hùng. Theo ông Hùng, việc các phương tiện dừng đỗ như vậy là sai quy định. Đồng thời yêu cầu Công an phường tiến hành thông báo và đề nghị chủ các phương tiện chấm dứt hành vi dừng đỗ sai quy định trên phố Nguyễn Đình Hoàn. "Trong tuần này, UBND phường sẽ tổ chức ra quân, xử lý dứt điểm những hành vi vi phạm còn tồn tại trên tuyến đường này" - Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô khẳng định.
Theo Kinhtedothi
Hà Nội đề xuất chi 36 tỷ xây 3 cầu vượt sông Tô Lịch Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình thành phố đề xuất xây 3 cầu vượt cho người đi bộ qua sông Tô Lịch trị giá 36 tỷ đồng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị thành phố thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây cầu vượt cho người đi bộ kết hợp cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025