Chuyên gia lo ngại về mối đe doạ mới đối với Mỹ do băng tan ở Bắc Cực

Gần hai thập kỷ trước khi Tổng thống Donald Trump để mắt đến giá trị chiến lược của Greenland đối với Mỹ, các nhà thám hiểm Nga đã cắm quốc kỳ dưới đáy biển Bắc Cực , ở độ sâu sâu 4.267m để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển này.

Chuyên gia lo ngại về mối đe doạ mới đối với Mỹ do băng tan ở Bắc Cực - Hình 1
Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ sau động thái đó của Nga năm 2007, tình hình ở khu vực cực Bắc không có quá nhiều thay đổi. Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nắm quyền lãnh đạo, băng ở Bắc Cực tiếp tục tan chảy, và cuộc đua giành ảnh hưởng giữa các quốc gia vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Theo các dữ liệu từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) và Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ, vào mùa đông, diện tích băng ở Bắc Cực chỉ còn 14,32 triệu km2, giảm khoảng 2,85 triệu km2 so với năm trước. Đây là mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép cách đây gần 50 năm.

Với dự đoán vào năm 2050, mùa hè ở Bắc Cực có thể không còn băng, các yêu cầu tranh giành quyền tiếp cận tài nguyên ở khu vực này đang ngày càng nóng lên cùng nhiệt độ, tạo ra những thách thức về an ninh đối với Mỹ.

Giám đốc điều hành Viện Chính sách Công nghệ thuộc Đại học Cornell, ông James Rogers, cho biết: “Mối quan tâm ngày càng lớn của các cường quốc đối với Bắc Cực gắn liền với biến đổi khí hậu . Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng, với tốc độ nhanh gấp 4 -7 lần so với các khu vực khác trên thế giới ”.

Theo ông, hệ quả là các quốc gia sẽ có quyền tiếp cận nhiều hơn đối với các tuyến đường vận chuyển, các hoạt động quân sự và tài nguyên thiên nhiên. Mùa hè ít băng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động qua lại, qua đó thay đổi các lợi ích chiến lược của các cường quốc

Nga đã thực hiện các động thái quân sự hóa khu vực Bắc Cực, đồng thời tuyên bố chủ quyền đối với các tuyến đường vận chuyển và nguồn năng lượng mà khu vực này sở hữu, đặc biệt là khi băng bắt đầu tan chảy. Trong một cuộc họp tại thành phố Murmansk, nơi đặt trụ sở của Hạm đội Hải quân Nga, Tổng thống Putin cảnh báo rằng khu vực này có thể là điểm nóng cho các cuộc xung đột trong tương lai.

Ông Putin cũng chỉ trích NATO về các cuộc tập trận gần đây ở Bắc Cực, đặc biệt là sự tham gia của Phần Lan và Thụy Điển, các thành viên mới của liên minh. Ông cho rằng NATO đang “biến Bắc Cực thành khu vực tiềm ẩn xung đột”.

Tuyên bố này của ông Putin được đưa ra ngay sau khi tàu ngầm hạt nhân Perm, mang tên lửa siêu thanh Zircon, được hạ thủy từ một xưởng đóng tàu gần đó.

Chuyên gia lo ngại về mối đe doạ mới đối với Mỹ do băng tan ở Bắc Cực - Hình 2
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về Bắc Cực tại Murmansk, Nga ngày 27/3/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Ông Rogers cho biết từ ít nhất năm 2014, Nga đã đầu tư rất nhiều vào an ninh Bắc Cực như một phần quan trọng trong chiến lược quốc gia.

Nga cũng đã triển khai các phi đội thiết bị bay không người lái để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và xây dựng các căn cứ quân sự mới ở vùng cực Bắc, trong khi gia tăng số lượng tàu phá băng để củng cố tuyến đường biển phía Bắc (NSR), tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Tây Âu – Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo ông Rogers, Nga muốn đảm bảo khả năng khai thác tài nguyên ở Bắc Cực và duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường vận chuyển, đồng thời bảo vệ khu vực này bằng các công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lực quân sự mạnh mẽ.

Mỹ cũng đang đối mặt với những thách thức trực tiếp từ sự hiện diện của cả Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực. Vào tháng 10, bốn tàu của Nga và Trung Quốc đã di chuyển cách Đảo St. Lawrence thuộc Alaska khoảng 709 km. Ông Rogers cho rằng điều này gây lo ngại vì không có tàu phá băng nào của Mỹ ở gần khu vực này, khi cả hai chiếc tàu phá băng của nước này đều đang trong quá trình sửa chữa.

Theo một báo cáo của Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), sự hiện diện của Mỹ và NATO ở Bắc Cực đang thiếu hụt, và các quốc gia thành viên NATO ở khu vực này cần phối hợp hành động chặt chẽ hơn.

Video đang HOT

Ông Robert Murrett – giáo sư tại Đại học Syracuse, cựu Phó Đô đốc Mỹ – bình luận rằng sự thay đổi bức tranh chiến lược ở Bắc Cực là không thể tránh khỏi khi băng biển đang tan nhanh.

“Mặc dù gần đây sự chú ý đã đổ dồn vào Greenland do các tuyên bố từ Nhà Trắng, nhưng lợi ích của chúng tôi tại Bắc Cực còn bao gồm nhiều yếu tố quan trọng hơn, như kinh tế, an ninh và môi trường. Từ những năm 1950, các tàu ngầm, máy bay, tàu phá băng và tàu chiến của các quốc gia khác đã luôn cạnh tranh và tranh chấp quyền kiểm soát khu vực Bắc Cực”, ông Murrett nói.

Chuyên gia lo ngại về mối đe doạ mới đối với Mỹ do băng tan ở Bắc Cực - Hình 3
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tham quan Căn cứ Không gian Pituffik của Quân đội Mỹ ngày 28/3 tại Pituffik, Greenland. Ảnh: Getty Images

Ông cho rằng sự kiểm soát của Nga đối với Tuyến đường biển phía Bắc đang tạo ra một đòn bẩy lớn cho hoạt động thương mại giữa Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Ông cũng nhấn mạnh Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) của Mỹ và Canada sẽ tiếp tục là yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh khu vực Bắc Cực.

“Quan hệ đối tác chặt chẽ của Mỹ với Canada sẽ luôn là yếu tố thiết yếu trong lợi ích chiến lược của chúng tôi tại Bắc Cực”, ông nói thêm.

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực

Canada đang đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự biến đổi ở khu vực do biến đổi khí hậu.

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực - Hình 1
Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực, ngày 16/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang Al Jazeera, hôm 6/12, Canada đã công bố chính sách an ninh dài 37 trang nêu chi tiết các kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và ngoại giao tại Bắc Cực, viện dẫn lý do là các mối đe dọa gia tăng từ hoạt động của Nga và Trung Quốc.

Chiến lược Bắc Cực của Canada

Canada cho rằng động thái tăng cường hiện diện ở Bắc Cực nhằm mục đích chống lại các thách thức an ninh trong khu vực từ Nga và Trung Quốc.

Chiến lược Bắc Cực mới của Canada nêu bật hoạt động gia tăng gần đây của Nga dọc theo rìa không phận Bắc Mỹ. Nước này coi việc Nga thử nghiệm vũ khí và triển khai các hệ thống tên lửa ở Bắc Cực, "có khả năng tấn công Bắc Mỹ và châu Âu, là rất đáng lo ngại".

Canada cũng cáo buộc Trung Quốc thường xuyên triển khai các tàu được trang bị khả năng nghiên cứu quân sự kép ở phía Bắc để thu thập dữ liệu.

Tài liệu nêu rõ Ottawa đã tìm cách quản lý Bắc Cực, hợp tác với các quốc gia khác trong nhiều năm và duy trì khu vực này không bị cạnh tranh quân sự.

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly phát biểu tại một cuộc họp báo: "Tuy nhiên, các rào chắn ngăn ngừa xung đột đang ngày càng chịu sức ép to lớn. Bắc Cực không còn là khu vực có căng thẳng thấp nữa".

Chiến lược Bắc Cực của Canada bao gồm một số sáng kiến ​​quan trọng mà nước này sẽ thực hiện trong khu vực - từ hiện diện ngoại giao đến các biện pháp an ninh.

Quốc gia này sẽ thiết lập các lãnh sự quán tại Anchorage, Alaska và Nuuk, Greenland, đồng thời chỉ định một đại sứ để lãnh đạo và điều phối các chính sách và hành động của Canada trong khu vực. Ottawa cũng đang tìm cách giải quyết tranh chấp biên giới với Mỹ ở biển Beaufort và giải quyết tranh chấp biên giới về đảo Hans (Tartupaluk theo tiếng Inuktun địa phương), một hòn đảo nhỏ không có người ở giữa Đan Mạch và Canada.

Cùng với việc tìm cách tăng cường hợp tác Bắc Cực với Nhật Bản và Hàn Quốc - tương tự như quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương giữa các đồng minh - Canada cho biết họ sẽ tích cực lôi kéo các cộng đồng bản địa tham gia vào các hoạt động giám sát và phòng thủ.

Khu vực Bắc Cực là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng bản địa, chẳng hạn người Inuit, Sami và Chukchi, những cộng đồng đã sinh sống ở đây hàng nghìn năm.

Các biện pháp tăng cường quân sự cũng có thể bao gồm triển khai các tàu tuần tra và tàu khu trục hạm, tàu phá băng và tàu ngầm mới có khả năng hoạt động bên dưới các tảng băng, cũng như nhiều máy bay và thiết bị bay không người lái hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết học thuyết sửa đổi của đất nước kêu gọi tăng cường năng lực quân sự để "tiến hành và duy trì các hoạt động ở Bắc Cực", nơi có thời tiết giá lạnh với những cơn bão khó lường, bóng tối kéo dài và băng trôi trên biển gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng.

Vùng Bắc Cực của Canada rộng bao nhiêu?

Những lý do khiến Canada đẩy mạnh chiến lược Bắc Cực - Hình 2
Băng tan do nhiệt độ ấm lên tại đảo Greenland thuộc Bắc Cực, ngày 15/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Bắc Cực, vùng cực Bắc của hành tinh, được xác định bởi một đường tưởng tượng gọi là Vòng Bắc Cực. Bắc Cực, bao gồm các khu vực thuộc về tám quốc gia: Canada, Nga, Mỹ (Alaska), Greenland (một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch), Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland.

Vùng Bắc Cực của Canada bao phủ hơn 4,4 triệu km2 và gần như bị bỏ hoang, ngoại trừ một số cảng và cộng đồng. Gần 16% vùng biển, bao gồm một số vùng của Bắc Băng Dương, biển Barents, biển Greenland, biển Chukchi và các vùng khác, đã được khảo sát đầy đủ.

Các cường quốc phương Tây đang hiện diện ở Bắc Cực

Mỹ là đồng minh phương Tây quan trọng hợp tác chặt chẽ với Canada ở Bắc Cực, đặc biệt là trong việc hiện đại hóa các biện pháp phòng thủ lục địa, chẳng hạn đầu tư vào các cảm biến hàng hải và vệ tinh mới để giám sát.

Các quốc gia Bắc Âu, nhiều quốc gia trong số đó là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - bao gồm Phần Lan và Thụy Điển, quốc gia mới gia nhập gần đây - cũng đang tăng cường hiện diện ở Bắc Cực. Những quốc gia này thường hợp tác trong các cuộc tập trận quân sự.

Các cường quốc phương Tây đã tiến hành loạt các hoạt động ở Bắc Cực, từ triển khai các khí tài quân sự đến khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Sự hiện diện của Nga và Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Nga đã mở rộng hiện diện hải quân, triển khai các hệ thống tên lửa và tăng cường thử nghiệm vũ khí ở Bắc Cực.

Trung Quốc cũng triển khai các tàu có khả năng phục vụ cả chức năng giám sát quân sự và nghiên cứu trong khu vực này. Mục đích là để thu thập dữ liệu và bảo đảm quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và tuyến đường vận chuyển đang nổi lên do băng tan.

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc triển khai các tàu có mục đích kép có thể dẫn đến hoạt động do thám và sử dụng sai dữ liệu.

Trong chính sách Bắc Cực năm 2018, Trung Quốc đã nêu mục tiêu của nước này là "hiểu, bảo vệ, phát triển và tham gia vào việc quản lý Bắc Cực". Nước này cũng muốn biến Tuyến đường biển phía Bắc, nối liền phần phía tây của Âu Á với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thành một tuyến vận chuyển khả thi để có khả năng rút ngắn thời gian di chuyển trên biển giữa các khu vực.

Trung Quốc và Nga đã hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như Con đường tơ lụa Bắc Cực (còn được gọi là Con đường tơ lụa trên băng), đặc biệt là khi các tuyến đường truyền thống như kênh đào Suez phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn và thách thức an ninh ngày càng gia tăng.

Tại sao Bắc Cực trở thành điểm nóng địa chính trị?

Biến đổi khí hậu và băng tan nhanh chóng đang biến Bắc Cực thành điểm nóng địa chính trị.

Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp 4 lần so với mức trung bình toàn cầu, khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn đối với các tuyến đường thương mại hàng hải và khai thác tài nguyên - bao gồm cả các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ - không phải là quốc gia Bắc Cực.

Hồi tháng 3/2022, Ấn Độ đã công bố Chính sách Bắc Cực của nước này. Trong những tháng gần đây, New Delhi và Moskva đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác ở Bắc Cực, bao gồm cả việc có thể sử dụng Tuyến đường biển phía Bắc để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ.

Các cường quốc châu Âu cũng đang để mắt đến vai trò lớn hơn ở Bắc Cực. Cụ thể, trong những năm gần đây, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đều đã công bố và sau đó cập nhật các chính sách về Bắc Cực của mình.

Khu vực này vốn đã được biết đến là có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản quan trọng như các nguyên tố đất hiếm (REE) được sử dụng trong xe điện và lithi được sử dụng trong pin. Song các quốc gia cũng đang háo hức khám phá Bắc Cực để tìm kiếm các mỏ mới có thể định hình cuộc đua giành cả năng lượng sạch và tiếp cận nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Đồng thời, sự gia tăng hiện diện quân sự của các quốc gia đối địch tạo ra rủi ro về yêu sách lãnh thổ và ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ xung đột tiềm tàng.

Tác động đến khu vực

Theo truyền thống, các khuôn khổ hợp tác đã quản lý sự ổn định của Bắc Cực, song những căng thẳng hiện tại có thể làm suy yếu những khuôn khổ này.

Ví dụ, Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia Bắc Cực (Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ) và các cộng đồng bản địa. Diễn đàn liên chính phủ này loại trừ rõ ràng an ninh quân sự khỏi nhiệm vụ của họ và tập trung vào sự hợp tác phi quân sự.

Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho các hoạt động của hội đồng này. Bảy quốc gia thành viên khác đã đình chỉ hợp tác với Nga vào tháng 3/2022. Vào tháng 6, các quốc gia này đã tuyên bố nối lại hợp tác có giới hạn đối với các dự án cụ thể, song không bao gồm sự tham gia của Nga.

Ngoài ra, việc tăng cường vận chuyển, khai thác tài nguyên và hoạt động quân sự có thể đe dọa hệ sinh thái mong manh của Bắc Cực, vốn đã chịu nhiều căng thẳng do biến đổi khí hậu.

Hồi tháng 1, Hội đồng Bắc Cực đã báo cáo rằng số lượng tàu thuyền ở vùng biển Bắc Cực đã tăng 37% trong thập kỷ qua. Sự gia tăng này làm tăng nguy cơ tràn dầu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hóa chất và gây xáo trộn môi trường sống sinh vật biển.

Các hoạt động quân sự và phát triển cơ sở hạ tầng - bao gồm các hoạt động như phá băng, phá vỡ môi trường sống của băng biển - cũng ảnh hưởng đến các loài như gấu Bắc Cực và hải cẩu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Cưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại giaCưới con gái tù trưởng châu Phi, chàng trai sống sung túc như đại gia
20:14:45 23/05/2025
2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo2 nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết tại Mỹ, ông Trump cảnh báo
22:39:13 23/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở KenyaCây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya
14:01:29 23/05/2025
Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam PhiTổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi
14:00:33 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tớiMỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
22:48:28 23/05/2025
Phản ứng của Trung Quốc sau khi Mỹ cấm Harvard tuyển sinh viên quốc tếPhản ứng của Trung Quốc sau khi Mỹ cấm Harvard tuyển sinh viên quốc tế
20:00:01 23/05/2025

Tin đang nóng

Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?
20:24:33 24/05/2025
Vụ shipper bị tài xế Lexus đánh: Xác định ngày ra toà, bồi thường số tiền khủngVụ shipper bị tài xế Lexus đánh: Xác định ngày ra toà, bồi thường số tiền khủng
20:59:30 24/05/2025
Trung Tâm Anh Ngữ Úc Châu 'ngốn' 15 tỷ của phụ huynh, đóng cửa bỏ trốn trong đêmTrung Tâm Anh Ngữ Úc Châu 'ngốn' 15 tỷ của phụ huynh, đóng cửa bỏ trốn trong đêm
19:31:10 24/05/2025
Nam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruộtNam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruột
21:56:48 24/05/2025
Đến nhà bạn trai ăn cơm, tôi kinh ngạc trước câu nói của một cô gái lạĐến nhà bạn trai ăn cơm, tôi kinh ngạc trước câu nói của một cô gái lạ
20:41:10 24/05/2025
Truy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà NộiTruy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà Nội
23:47:56 24/05/2025
Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ máiGa T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái
19:46:31 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu toNam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
22:32:31 24/05/2025

Tin mới nhất

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?

23:44:18 24/05/2025
Chuyên gia nhận định, sự xuất hiện ồ ạt của dòng vũ khí mới mà cả Nga và Ukraine đang đưa ra chiến trường đã biến mặt trận thành mạng nhện khổng lồ.
Pakistan đề xuất ưu đãi cho doanh nghiệp Mỹ trong đàm phán thuế quan

Pakistan đề xuất ưu đãi cho doanh nghiệp Mỹ trong đàm phán thuế quan

23:36:48 24/05/2025
Pakistan dự kiến đưa ra các ưu đãi đầu tư khai khoáng cho doanh nghiệp Mỹ nhằm giảm nguy cơ bị áp thuế cao từ Washington trong cuộc đàm phán thuế quan sắp tới.
Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang ở vị thế chiến lược mạnh nhất hàng chục năm

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang ở vị thế chiến lược mạnh nhất hàng chục năm

23:26:59 24/05/2025
Một báo cáo của tình báo Mỹ cho thấy, Triều Tiên đang ngày càng đẩy mạnh việc theo đuổi các loại vũ khí tiên tiến có thể đe dọa lực lượng Mỹ, các đồng minh tại Đông Bắc Á.
Nga - Iran tăng cường quan hệ, đồng lòng đối phó sức ép từ phương Tây

Nga - Iran tăng cường quan hệ, đồng lòng đối phó sức ép từ phương Tây

23:18:28 24/05/2025
Quốc hội Iran ngày 21/5 thông qua Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện kéo dài 20 năm với Nga, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Vợ chồng cựu 'siêu cớm' Mexico bị buộc phải nộp hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ

Vợ chồng cựu 'siêu cớm' Mexico bị buộc phải nộp hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ

23:14:13 24/05/2025
Tòa án Mỹ vừa ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Công an Mexico Genaro Garcia Luna, cựu quan chức cấp cao nhất của nước này từng bị xét xử tại Mỹ.
Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời

Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời

23:00:42 24/05/2025
Trong vài ngày qua, cả Nga và Ukraine đã phóng lượng lớn UAV vào lãnh thổ của phía còn lại, với những đòn hỏa lực mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng thấy khi đàm phán vẫn đang bế tắc.
Bỏ đại học, gen Z Mỹ đi làm thợ thu nhập vẫn "khủng"

Bỏ đại học, gen Z Mỹ đi làm thợ thu nhập vẫn "khủng"

22:58:39 24/05/2025
Không còn xem bằng cấp là con đường duy nhất để thành công, gen Z Mỹ đang đổ xô học nghề tay chân vì ít rủi ro, thu nhập cao và miễn nhiễm với cơn bão AI.
"Ông trùm" đứng sau Telegram giàu cỡ nào?

"Ông trùm" đứng sau Telegram giàu cỡ nào?

22:53:56 24/05/2025
Pavel Durov - tỷ phú đứng sau ứng dụng nhắn tin Telegram - đã gây dựng khối tài sản khổng lồ nhờ sáng lập và phát triển một trong những nền tảng liên lạc phổ biến bậc nhất toàn cầu.
Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ

Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ

21:17:12 24/05/2025
Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã bày tỏ đau buồn và gửi lời chia sẻ tới gia đình các nạn nhân. Trước đó, ông đã hủy chuyến thăm dự kiến đến Taree do tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp.
Ông Trump: "Harvard phải thay đổi cách làm việc"

Ông Trump: "Harvard phải thay đổi cách làm việc"

21:04:12 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc sau khi chính quyền Mỹ tước quyền tuyển sinh viên quốc tế của đại học này.
Phó Tổng thống Vance: Mỹ sẽ dừng chính sách can thiệp vào nội bộ nước khác

Phó Tổng thống Vance: Mỹ sẽ dừng chính sách can thiệp vào nội bộ nước khác

21:01:10 24/05/2025
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nói rằng nước này trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump sẽ không còn can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Ukraine muốn ông Trump tham gia cuộc gặp giữa 2 ông Zelensky và Putin

Ukraine muốn ông Trump tham gia cuộc gặp giữa 2 ông Zelensky và Putin

20:59:24 24/05/2025
Ukraine mong muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt nếu diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Có thể bạn quan tâm

Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu

Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu

Netizen

23:41:06 24/05/2025
Câu chuyện của chị Peng Huifang, sống tại thành phố Lê Bình (tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì được ví như một phép màu của sự sống.
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tin nổi bật

23:31:12 24/05/2025
Tài xế ô tô mở cửa thiếu quan sát khiến người đi xe máy ngã nhào xuống đường ở TP Thủ Đức (TPHCM). Đáng nói, sau khi xuống xe, người này còn yêu cầu tài xế xe máy bồi thường 3 triệu đồng.
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?

G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?

Sao châu á

23:12:37 24/05/2025
G.E.M. (Đặng Tử Kỳ) - nữ ca sĩ tài năng người Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế quốc tế khi được trang web chính thức của Giải GRAMMY vinh danh là nữ nghệ sĩ có doanh thu tour diễn cao thứ tư trong lịch sử âm nhạc thế giới.
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?

Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?

Sao âu mỹ

23:09:03 24/05/2025
Daily Mail đưa tin Taylor Swift được cho là đã chấm dứt tình bạn dài cả thập kỷ với Blake Lively. Blake Lively được cho là luôn muốn trở thành thủ lĩnh, Taylor Swift phải vào cuộc và xoa dịu bạn thân.
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này

Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này

Góc tâm tình

23:03:12 24/05/2025
Chúng tôi từng có cuộc sống yên bình đến mức đôi lúc, tôi đã quên mất mọi thứ bình yên quá cũng là một dạng nguy cơ. Cuộc hôn nhân 4 năm trôi qua không ồn ào, nhưng cũng chẳng thiếu sóng ngầm.
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho

Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho

Hậu trường phim

22:59:14 24/05/2025
Nhan sắc lạ lẫm cùng giọng không còn nội lực khó nhận ra càng khiến nhiều fan Kim Hyun Joong không khỏi tiếc nuối hình ảnh xưa cũ.
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị

Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị

Ẩm thực

22:55:31 24/05/2025
Bạn sẽ mất khoảng 1-2 giờ nếu rã đông gà nguyên con theo cách truyền thống, nhưng mẹo dưới đây sẽ rút ngắn thời gian đáng kể mà vẫn đảm bảo chất lượng của gà.
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Tv show

22:37:20 24/05/2025
Được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công từ đàn anh, tuy nhiên, Tân Binh Toàn Năng vẫn chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả dù đã lên sóng được 6 tập.
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Sức khỏe

21:56:52 24/05/2025
Mới đây, một bé trai tên C. (13 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt từ vết thương sâu ở cổ tay phải, đau đớn và hoảng loạn.
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi

'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi

Phim châu á

21:49:34 24/05/2025
Bộ phim Tàng Hải truyện do Tiêu Chiến đóng chính có khởi đầu tốt, tuy nhiên nam diễn viên lại nhận nhiều ý kiến trái chiều về diễn xuất.
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?

Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?

Lạ vui

21:49:11 24/05/2025
Theo lý giải của giới chức thành phố Odate (Nhật Bản), 2 chú chó giống Akita được bổ nhiệm làm giám đốc sân bay để kỷ niệm hành trình 10 năm loài chó này đóng vai trò chào đón du khách.