Chuyên gia Nga đánh giá ý nghĩa và hậu quả từ cuộc biểu tình tại Los Angeles (Mỹ)
Hàng nghìn người di cư xuống đường ở Los Angeles , đối đầu trực tiếp với chính quyền liên bang khi Tổng thống Trump triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia không cần sự đồng thuận của bang.
Bước đi này liệu có khiến ông “mất điểm” trước cuộc bầu cử?
Cảnh sát cố gắng giải tán người biểu tình tại Los Angeles, bang California , Mỹ ngày 8/6/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Los Angeles, California (Mỹ) đang rung chuyển bởi làn sóng biểu tình của người di cư, một phản ứng trực tiếp trước các vụ bắt giữ hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ. Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 10/6, tình hình leo thang khi Tổng thống Donald Trump , bỏ qua Thống đốc California , ra lệnh triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia, gây ra làn sóng chỉ trích và các chuyên gia Nga lo ngại về ý nghĩa chính trị cũng như hậu quả của hành động này.
Các cuộc biểu tình tại Los Angeles đã kéo dài hơn 3 ngày, bắt đầu từ ngày 6/6 sau khi các vụ bắt giữ người di cư bất hợp pháp hàng loạt diễn ra. Theo CBS, người biểu tình, khoảng 6.000 người, đã xuống đường vẫy cờ Mexico, chặn đường, ném đá và pháo vào nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE). Tình hình nhanh chóng leo thang thành bạo loạn , với việc đốt xe, cướp bóc cửa hàng và đụng độ với cảnh sát. Ít nhất 56 người biểu tình và hai cảnh sát đã bị thương trong các vụ việc này. Các cuộc biểu tình tương tự cũng bùng phát ở San Francisco, với khoảng 60 người bị bắt giữ vào ngày 8/6 vì hành vi phá hoại tài sản và chống đối.
Video đang HOT
Phản ứng lại, Tổng thống Trump đã ra lệnh triển khai 2.000 lính Vệ binh Quốc gia đến Los Angeles mà không cần sự cho phép của chính quyền bang California. Ông Trump cảnh báo sẽ “vào cuộc để giải quyết vấn đề bạo loạn và cướp bóc” nếu Thống đốc California và thị trưởng Los Angeles không giải quyết được tình hình. Thậm chí, Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng Stephen Miller đã gọi các cuộc biểu tình này là “một cuộc nổi loạn” và chỉ trích lập trường của cảnh sát Los Angeles khi từ chối tham gia vào các cuộc trục xuất hàng loạt.
Thống đốc California Gavin Newsom đã ngay lập tức yêu cầu Nhà Trắng hủy bỏ sắc lệnh và trả lại quyền chỉ huy lực lượng Vệ binh Quốc gia cho ông, viện dẫn quyền tự chủ của bang.
Theo các chuyên gia Nga, phản ứng cứng rắn của chính quyền Trump đối với các cuộc biểu tình của người nhập cư ở California có thể tạo ra những hậu quả đáng kể. Konstantin Blokhin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định rằng các biện pháp khắc nghiệt nhằm giải tán biểu tình quần chúng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Tổng thống Trump.
Ông Blokhin nhấn mạnh: “Đây chính xác là điều mà đảng Dân chủ đang chờ đợi vì bất kỳ sự đàn áp biểu tình nào cũng sẽ được họ sử dụng trong bối cảnh xung đột chính trị nội bộ. Ông Trump đang ở thế ‘ngã ba đường’: một mặt, cần thể hiện sự cứng rắn cần thiết (như triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia), nhưng không được quá mức vì điều này sẽ dẫn đến phản ứng dữ dội”. Chuyên gia Blokhin cũng bổ sung rằng còn quá sớm để đánh giá hiệu quả chính sách chống nhập cư của Tổng thống Trump, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ không thể từ bỏ vấn đề này vì đây là một trong những cam kết tranh cử chính của ông.
Về phần mình, Pavel Koshkin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý rằng các cuộc biểu tình ở Los Angeles được coi là hợp pháp miễn là chúng diễn ra trong hòa bình. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng chính quyền có quyền sử dụng vũ lực nếu bạo lực leo thang, điều này đã tạo lý do cho Tổng thống Trump để triển khai Vệ binh Quốc gia. Về động thái của Thống đốc Newsom, chuyên gia Koshkin cho rằng ông Newsom có cơ hội hợp lý để thắng kiện tại tòa án California “theo chủ nghĩa tự do”, nhưng khả năng thành công sẽ thấp hơn nếu vụ kiện được đưa lên Tòa án Tối cao do phe bảo thủ chiếm đa số tại đó.
Trong khi đó, Victoria Zhuravleva, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Nga, cảnh báo rằng các cuộc biểu tình này có thể lan rộng sang các bang khác của Mỹ, như Florida và Massachusetts, nơi vấn đề nhập cư cũng đang rất cấp bách. Bà Zhuravleva cũng chỉ ra rằng bất đồng giữa Tổng thống Trump và chính quyền California vượt ra ngoài phạm vi chính sách di cư; đây là sự bế tắc giữa chính quyền liên bang và các bang tự do.
Theo chuyên gia Zhuravleva, đối với Thống đốc Newsom, tình hình trở thành cơ hội để thể hiện tham vọng tranh cử tổng thống của mình, trong khi ông Trump đang lợi dụng cuộc khủng hoảng để mở rộng năng lực của quyền lực liên bang.
Nhiều nước khuyến cáo công dân cảnh giác trước căng thẳng tại Los Angeles (Mỹ)
Trước tình hình bất ổn gia tăng tại thành phố Los Angeles của Mỹ, nhiều quốc gia đã phát đi cảnh báo an ninh và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ công dân của mình tại thành phố lớn thứ hai nước Mỹ này.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 8/6/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles ngày 9/6 đã khuyến cáo công dân nước này tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cá nhân. Thông báo của cơ quan này nêu rõ: "Công dân Trung Quốc tại khu vực nên tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cá nhân, tránh tụ tập, tránh đến nơi đông người hoặc các địa điểm có tình hình an ninh công cộng kém, đồng thời hạn chế ra ngoài vào ban đêm hoặc đi lại một mình".
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 10/6 cũng lên tiếng kêu gọi công dân nước này ở Los Angeles thận trọng trước các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Chính phủ Nhật Bản đang theo dõi sát tình hình và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công dân Nhật Bản đang sinh sống tại thành phố trên.
Đến nay, chưa có báo cáo nào về thương tích trong cộng đồng người Nhật Bản tại Los Angeles. Theo dữ liệu thống kê, Los Angeles và khu vực lân cận là nơi có số lượng công dân Nhật Bản ở nước ngoài lớn nhất với khoảng 64.000 người, tính đến tháng 10/2024.
Tại Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao nước này hôm nay cũng vừa tổ chức cuộc họp lãnh sự khẩn cấp với các phái bộ ngoại giao tại Los Angeles và các cơ quan liên quan để thảo luận về các biện pháp bảo vệ công dân trong bối cảnh biểu tình leo thang.
Ông Yoon Chu Sok - Tổng Giám đốc phụ trách người Hàn Quốc ở nước ngoài - kêu gọi đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và cập nhật thông tin tới các công dân Hàn Quốc ở Los Angeles qua nhiều kênh và hình thức khác nhau. Hiện cũng chưa ghi nhận có công dân Hàn Quốc bị bắt hay thương tích tại Los Angeles trong những ngày qua.
Trong khi đó, tại Australia, Thủ tướng Anthony Albanese ngày 10/6 lên án việc một phóng viên truyền hình của nước này bị bắn đạn cao su vào chân khi đang đưa tin về biểu tình ở Los Angeles. Nhà lãnh đạo Australia gọi đây là hành động "kinh hoàng" và khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí trong xã hội dân chủ. Ông cũng nói rõ Chính phủ Australia đã nêu vụ việc với phía Mỹ.
Căng thẳng bùng nổ tại thành phố lớn thứ 2 của Mỹ sau chiến dịch truy quét và bắt giữ hàng chục người nhập cư bất hợp pháp do các thành viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thực hiện.
Tình hình leo thang khiến Tổng thống Trump quyết định điều động 700 lính thủy đánh bộ và hàng nghìn binh sĩ Vệ binh Quốc gia tới Los Angeles để kiểm soát tình hình, bất chấp sự phản đối của Thống đốc bang California Gavin Newsom và việc chính quyền bang chưa đưa ra yêu cầu hỗ trợ của liên bang. Hiện các cuộc biểu tình kéo dài từ ngày 8/6 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cuộc 'nội chiến' trong lòng nước Mỹ Những gì đang diễn ra ở TP.Los Angeles (bang California, Mỹ) không đơn thuần là biểu tình và bạo lực, mà còn thể hiện sự chia rẽ sâu sắc của chính trị Mỹ vốn đang được so sánh như một cuộc "cách mạng văn hóa". Đến hôm qua (9.6), các cuộc biểu tình phản đối chính sách với người nhập cư tại Los...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nổ lớn tại trạm xăng ở Rome, Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng

Nga tiến hành đợt oanh tạc lớn nhất vào Ukraine, ông Trump thất vọng

Một người Trung Quốc vừa được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài

Giáo hoàng Leo nỗ lực đoàn kết Vatican với 'liệu pháp cái ôm'

Quân đội Hàn Quốc thông báo bắt giữ một người Triều Tiên vượt biên

Hôm nay chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu thông báo mức thuế cho các đối tác

Nhật Bản tính khai thác đất hiếm sâu kỷ lục dưới đáy đại dương

Nga trở thành nước đầu tiên chính thức công nhận chính quyền Taliban

Siêu dự luật 'to đẹp' được Hạ viện Mỹ thông qua

Châu Âu thiếu máy điều hòa giữa nắng nóng khắc nghiệt

Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên

Hạ viện Mỹ chạy nước rút bỏ phiếu siêu dự luật
Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên Việt duy nhất lọt top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới, nhan sắc kinh diễm đến hung thần Getty cũng không dìm nổi
Hậu trường phim
00:00:17 05/07/2025
Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay'
Sức khỏe
23:59:34 04/07/2025
Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ "tự ái" vô cùng
Phim việt
23:57:10 04/07/2025
Thông tin chính thức về "số phận" của Miss Grand Vietnam 2025 sau bê bối của Thuỳ Tiên
Sao việt
23:47:44 04/07/2025
Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra
Sao châu á
23:38:51 04/07/2025
Phim Hàn gây sốt toàn cầu vì ý tưởng tình dục táo bạo
Phim châu á
23:14:15 04/07/2025
'Wolfoo và cuộc đua tam giới': Đường đua kịch tính, thông điệp ý nghĩa chính thức của phim ra rạp tháng 7
Phim âu mỹ
23:00:54 04/07/2025
Truyền hình thực tế, nhìn từ hiện tượng Gia đình Haha
Tv show
22:45:58 04/07/2025
Lái xe vào đường cấm còn chống người thi hành công vụ
Pháp luật
22:40:47 04/07/2025
Thời hoàng kim của nhóm nhạc nữ Kpop đang kết thúc?
Nhạc quốc tế
22:40:14 04/07/2025