Chuyên gia phân tích: Máy thở và máy thở không xâm nhập có công dụng thế nào trong việc điều trị Covid-19?
Điều trị Covid-19, đảm bảo oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Và một trong những phương pháp quan trọng để thực hiện được điều đó là sử dụng máy thở.
Vậy máy thở được dùng thế nào và dùng ở giai đoạn nào trong việc điều trị Covid-19?
Vai trò của máy thở trong điều trị Covid-19?
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, điều trị Covid-19, đảm bảo oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết, với nhiều biện pháp bao gồm liệu pháp oxy thông thường, liệu pháp Oxy áp lực cao, thông khí không xâm lấn, thông khí xâm lấn, ECMO và các biện pháp liên quan khác.
Phiên bản 4 “Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới” đã hướng dẫn điều trị các trường hợp nặng và nguy kịch bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp sớm.
Máy thở là phương tiện chính để cứu sống người nhiễm Covid-19 khi bị khó thở (Ảnh: China Daily).
Cụ thể theo phác đồ: thông khí không xâm lấn trong 2 giờ, nếu tình trạng của bệnh nhân không thay đổi, hoặc xuất hiện các triệu chứng như không dung nạp với thông khí không xâm lấn, thì cần được chuyển kịp thời sang chế độ thông khí xâm lấn. Về mặt hỗ trợ hô hấp, thông khí xâm lấn đã trở thành phương tiện chính để duy trì nhịp thở cho những bệnh nhân này.
Hiểu theo cách đơn giản là khi bệnh nhân khó thở, ngay lập tức sử dụng máy trở thở (máy thở không xâm nhập) 2 tiếng, nếu không cải thiện chuyển sang máy thở, phác đồ nhấn mạnh máy thở là phương tiện chính!
Video đang HOT
(Nguồn: BBC/Hamilton Medical).
Vậy máy thở và máy trợ thở có gì khác nhau?
Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Phạm Thế Thạch, Phó Trưởng khoa Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có 2 loại máy thở chính.
Một là máy thở không xâm nhập (máy trợ thở) dùng mặt nạ không có tác dụng chữa bệnh Covid-19 vì không phải máy thở chuyên nghiệp. Loại này thường được dùng để chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng cách cho bệnh nhân đeo mặt nạ khi ngủ giúp giảm lượng CO2 trong máu.
Hai là máy thở cao cấp có sử dụng ống dẫn vào khí quản. Máy có 2 chức năng: Cung cấp oxy cho bệnh nhân. Đối với không khí bình thường, chỉ có 21% là khí Oxy. Nếu sử dụng mặt nạ thở như đề cập ở trên thì có thể đưa lượng oxy lên 40-60%. Nếu muốn 100% hoặc cao hơn thì phải sử dụng biện pháp can thiệp chuyên ngành (kỹ thuật ích mô).
Máy thở không xâm nhập (máy trợ thở) dùng mặt nạ không có tác dụng chữa bệnh Covid-19.
Cũng theo BS Thạch, việc mua máy thở là không cần thiết. Thực tế chỉ có khoảng 5% bệnh nhân bị nặng cần nằm giường chăm sóc đặc biệt ICU. Việc thiếu máy thở trên truyền thông là do tại cùng một thời điểm có quá nhiều bệnh nhân nhập viện. Hơn nữa, chỉ có các bác sỹ có chuyên môn hồi sức cấp cứu mới có thể sử dụng máy thở.
Do đó, không nên mua máy thở tại gia đình bởi máy cần được sử dụng đúng cách, nếu không sẽ ngạt thở và tử vong bệnh nhân. Đối với các máy thở tại nhà, chỉ nên sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh, cần chú ý chỉ số SPO2. Nếu chỉ số giảm từ 97-98 xuống 93-94 thì cần báo ngay cho cơ quan y tế hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Tại các đại sứ quán, 1-2 thiết bị như vậy cũng nên được trang bị để theo dõi trong trường hợp xấu có người nhiễm bệnh.
Theo ông Timothy R. Myers, Giám đốc kinh doanh Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe hô hấp Hoa Kỳ (AARC) trả lời trên tờ Fox Business, máy thở được sử dụng trong bệnh viện bên cạnh giường bệnh được sử dụng để giúp bệnh nhân thở khi cơ thể họ không thể tự làm được hoạt động này.
Máy vận chuyển oxy vào cơ thể thông qua một đường ống xâm nhập đi qua đường miệng của bệnh nhân, khí quản và đến phổi. Loại máy này có thể được bố trí linh hoạt tùy vào kích cỡ máy, điều kiện sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân.
Trong khi đó, các loại máy trợ thở đơn giản chỉ được sử dụng cho chứng ngưng thở khi ngủ, một bệnh lý trong khi ngủ gây ra tình trạng ngưng thở và thở trở lại một cách đột ngột.
Máy trợ thở không xâm nhập, tức chỉ sử dụng một mặt nạ thở (thay vì dùng đường ống đưa không khí trực tiếp vào cơ thể như máy thở) đặt đeo lên vùng mũi của bệnh nhân khi họ ngủ để hỗ trợ khả năng thở bằng cách dùng áp lực để đẩy không khí (chứa oxy và các chất khí khác) vào đường hô hấp của bệnh nhân.
“ Phần lớn máy trợ thở không thể cung cấp oxy nguyên chất (tách hoàn toàn oxi ra khỏi không khí) và không có khả năng giúp người bệnh thở một cách “thụ động hoàn toàn” bằng máy. Máy này không có màn hình hiển thị và đa số cũng không có còi cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm nữa“, ông Myers khẳng định.
Chang
Cho khẩu trang y tế vào luộc, sấy, lò vi sóng: Khả năng chống virus giảm còn 60%
Cho khẩu trang y tế vào quay lò vi sóng, hấp, đun sôi... để tái sử dụng lại đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thay vì tái sử dụng khẩu trang y tế thì hãy dùng khẩu trang vải.
Tái sử dụng khẩu trang y tế có nên hay không?
Theo bác sĩ Phúc, hiện nay dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng và đang ngày càng phức tạp hơn. Các ổ dịch mới trên thế giới liên tục được phát hiện. Việc đảm bảo không lây bệnh bằng cách sử dụng khẩu trang được được đặt ra cấp thiết. Trong đó, khẩu trang muốn tái sử dụng được rất nhiều người quan tâm.
Bác sĩ Phúc cho biết tái sử dụng khẩu trang vẫn phải đảm bảo 3 yếu tố đó là loại bỏ được virus và mầm bệnh, vô hại với người dùng và giữ được sự toàn vẹn về chức năng phòng bệnh.
Đun sôi, cho vào nồi hấp, phun cồn, chiếu xạ bằng tia cực tím, rồi mới đây nhất một số chuyên gia hướng dẫn phun ít nước lên bề mặt khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay 1 phút, tuy nhiên bác sĩ Phúc cho biết mọi biện pháp tái chế đều không đảm bảo được 3 yếu tố trên.
Khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế, để đạt được tiêu chuẩn "chống vi-rút", nhà sản xuất phải thiết kế "lớp lọc" để hấp phụ và chặn các hạt siêu mịn (aerosol), vì thế mà lớp lọc này phải được chế tạo bằng các sợi siêu mịn từ vật liệu polypropylen.
Về cấu trúc, vật liệu polypropylen có dạng sợi vi mỏng, mỏng hơn mười lần so với tóc, vào khoảng 2m. Những sợi này không chịu được nhiệt độ cao. Ở điều kiện hơn 80C, các sợi polypropylen sẽ co lại và biến dạng, tạo ra những lỗ hổng và giảm hoặc mất khả năng ngăn chặn các hạt siêu mịn.
Theo yêu cầu kĩ thuật, phải đảm bảo thông gió thoải mái trong khi vẫn cản được các hạt siêu mịn chứa vi-rút, vì thế mà khả năng chống hút của khẩu trang y tế với áp lực không thể vượt quá 343 Pascals. Để tăng hiệu quả hấp phụ hạt siêu mịn chứa vi-rút, vật liệu lọc cần phải "xử lý điện" để tạo nên một lượng điện tích nhỏ.
Như vậy, dù cho khẩu trang vào nồi nước đun sôi, cho vào nồi hấp ở nhiệt độ cao, về nguyên tắc vi-rút Sars-CoV-2 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng lớp màng lọc khẩu trang bị biến tính về cấu trúc sợi polypropylen và mất khả năng tích điện, vì thế mà khẩu trang giảm hoặc thậm chí mất khả năng ngăn chặn virus xâm nhập.
Mặt ngoài của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế có một lớp "chống thấm nước". Lớp này làm cho nước, bụi, các loại dịch, nước bọt, giọt bắn...v.v rất khó xâm nhập. Cồn 75% có sức căng bề mặt khác xa so với nước, nên khi tẩm cồn vào khẩu trang để khử trùng, thì lớp "chống thấm nước" bị phá hủy, chứng năng ngăn chặn sẽ không còn.
Hay sử dụng tia cực tím tiêu diệt virus ở khẩu trang để tái sử dụng cũng không có tác dụng. Vật liệu Polypropylen là chất nhiệt dẻo, sợ siêu mỏng có khả năng chống lão hóa kém và rất nhạy cảm với các tia cực tím. Sau khi được chiếu xạ bằng tia cực tím, cấu trúc sợi sẽ bị phá hủy hoặc suy thoái oxy hóa một cách nhanh chóng, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất lọc.
Nghiên cứu của nhà sản xuất cho thấy, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế luộc trong nước, hấp, sấy, khủng trùng bằng cồn, chiếu tia cực tím, hay cho vào lò vi sóng quay; thì khả năng ngăn chặn virus từ 95% giảm xuống còn 60% tương đương với khẩu trang vải.
Chính vì thế, bác sĩ Phúc khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang vải thay vì tìm cách tái sử dụng khẩu trang y tế.
K.Chi
Nguyên nhân gây tăng nồng độ cồn trong máu dù không uống rượu bia Kể cả khi không uống rượu bia, một người ăn trái cây, uống thuốc, dùng nước súc miệng cũng gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở. Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, người không uống rượu bia vẫn có thể có nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Các chuyên gia chỉ ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục

Những vật dụng trong nhà có thể trở thành 'kẻ sát nhân' đối với trẻ

Nắng nóng oi bức, gia tăng trẻ nhỏ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, hô hấp

Lá đu đủ - 'thần dược' từ thiên nhiên giúp phòng chống ung thư

5 loại thực phẩm mùa hè tốt cho quá trình giảm mỡ bụng

Ai không nên dùng mướp đắng

8 điều nên làm để giảm nguy cơ ung thư

Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?

Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ

Tác dụng phụ của quả vải? Ai không nên ăn quả vải?

Đề phòng bệnh về da mùa nắng nóng
Có thể bạn quan tâm

Truy tố cựu đại úy quân đội buôn ma túy
Pháp luật
09:20:33 11/05/2025
Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?
Hậu trường phim
09:08:21 11/05/2025
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm
Sao thể thao
09:05:47 11/05/2025
Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"
Sao việt
09:02:05 11/05/2025
Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc
Nhạc việt
08:56:41 11/05/2025
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch
08:53:49 11/05/2025
"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!
Sao châu á
08:45:13 11/05/2025
Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!
Ẩm thực
08:31:40 11/05/2025
Lá ổi chữa bệnh gì?
