Chuyện giáo viên “cắm bản”

Chênh vênh bên sườn núi ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa ( Thanh Hóa), những lớp học tạm, điểm trường còn muôn vàn khó khăn nhưng hàng ngày vẫn ngân vang tiếng tập đọc của cô và trò.

Chuyện giáo viên cắm bản - Hình 1

Các cô giáo ở bản Cha Khót với học trò của mình

Gác nỗi niềm riêng, vượt khó ở vùng xa

Từ điểm trường chính (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn) đến bản Cha Khót phải mất gần 20 km. Điểm trường lẻ này chỉ có hai nữ giáo viên “cắm bản”, đó là cô Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng.

Nhà hai cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đều ở xã Trung Hạ (huyện Quan Sơn), cách điểm trường Cha Khót gần trăm cây số. Vì thế, vào cuối mỗi tuần nếu trời không mưa gió thì các cô tranh thủ về với gia đình của mình. Còn gặp thời tiết không thuận, các cô phải ở lại điểm trường đến cả tháng trời.

Chuyện giáo viên cắm bản - Hình 2

Nhiều khó khăn về việc đi lại đối với giáo viên cắm bản ở khu vực miền núi Thanh Hóa

Với cô Chuyên, cô Hằng thì những cung đường trơn trượt sau cơn mưa rừng bất chợt không có gì xa lạ. Cô Vi Thị Chuyên chia sẻ: Đợt mưa lũ hồi tháng 8/2019 vừa qua, con đường vào bản bị sạt lở nặng nề nên hai chị em phải nhờ bà con dân bản đưa xe qua suối giúp. Khi vào được đến trường, phòng học của các em, phòng ở của chị em chúng tôi bị thấm dột hết, hai chị em phải nhờ phụ huynh học sinh đến sửa sang, che chắn lại mới có phòng cho các em học, cũng như nơi để ngủ. Đó là chưa kể đến việc thiếu nước sinh hoạt… Khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi luôn động viên nhau để cố gắng vượt qua.

Chẳng riêng gì chuyện công tác xa nhà gặp nhiều khó khăn, cô giáo Chuyên còn có hoàn cảnh gia đình rất vất vả. Trước kia, chồng cô Chuyên là y tá thôn, bản, nhưng bị bệnh nặng phải phẫu thuật nhiều lần nên anh phải nghỉ việc. Vợ chồng cô Chuyên có hai con, một bé gái hiện nay đang học lớp 7, còn con trai đầu lòng sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cháu không thi vào trường đại học, cao đẳng nào cả, mà đi Hà Nội làm thuê để kiếm tiền phụ giúp mẹ thuốc men cho bố và nuôi em ăn học.

Trước đây, cả cô Chuyên và cô Hằng đều dạy ở Trường Tiểu học Trung Hạ (huyện Quan Sơn). Cách đây hơn 2 năm, hai nữ giáo viên này được điều động lên công tác ở Trường Tiểu học Na Mèo và vào phụ trách khu Cha Khót.

Video đang HOT

Thầy giáo Chung Trường Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho biết: “Năm học 2019-2020, điểm trường Cha Khót có 25 học sinh được chia thành 2 lớp ghép: Lớp 1 và 3; 2-4 và 5. Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, nên việc hai giáo viên nữ phải vào “cắm bản” lại càng vất vả gấp bội. Biết là nếu có giáo viên nam vào “cắm bản” thì các cô giáo đỡ nhọc nhằn hơn nhưng, hiện nay nhà trường đang thiếu giáo viên so với định biên của trường chuẩn quốc gia, nên ban giám hiệu mới phải bố trí giáo viên nữ vào khu lẻ như vậy.

Khi thầy thương trò thiếu thốn

Là một trong những người có thâm niên “cắm bản”, thầy Lò Văn Thơm, ở bản Sậy, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa trần tình: Ở đây tội nhất vẫn là các em học sinh, trời ấm thì đỡ nhưng những hôm mưa, rét nhìn bọn trẻ thương lắm. Quần áo các em mặc không đủ ấm, nhiệt độ ngoài trời thì xuống thấp… Nhiều hôm thầy trò chúng tôi phải đốt lửa sưởi ngay giữa phòng học, vừa ấm, vừa lấy ánh sáng để học.

Còn thầy giáo Phạm Ngọc Tiến, điểm trường Pa Púa, Trường Tiểu học Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, nhớ lại: Ngày đầu đặt chân đến đây, cả điểm trường chỉ có một mình, trong căn phòng bằng tranh tre, nứa lá. Hàng ngày, ngoài việc lên lớp, tôi phải học thêm tiếng Mông. Phải mất vài tháng, tôi mới hòa mình được với đồng bào nơi đây. Nhiều lúc chỉ muốn bỏ cuộc nhưng nhìn thấy các em lại không đành lòng. Vất vả của các thầy, cô cắm bản là làm thế nào để động viên các em đi học chuyên cần, nhất là sau mỗi dịp nghỉ hè. Ngoài ra, khó khăn mà các giáo viên đang công tác tại đây gặp phải là những lúc trời ở đây đổ mưa, sương mù dày đặc, khiến phòng học không có điện, tối om. Những lớp học cũ kỹ, không cửa chắn, không còn đủ sức để che chở cho các cháu.

Ở nhiều điểm trường lẻ tại khu vực vùng núi, vùng biên giới Thanh Hóa vẫn còn tình trạng không chợ, không điện lưới, không sóng điện thoại, không có nước sạch… Vì vậy, các thầy, cô giáo lúc nào cũng phải dự trữ cá khô, trứng, mì tôm… để phòng khi thời tiết mưa dài ngày.

HOÀNG LAM

Theo Tiền phong

Nhọc nhằn "cõng" chữ lên non

Có đi, có gặp mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người giáo viên cắm bản. Họ đến đây chỉ với ước nguyện đem ánh sáng và tri thức cho những trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 1


Để vào được điểm trường, các giáo viên cắm bản phải vượt qua những cung đường vô cùng khó khăn, vất vả.

Vượt qua những cung đường trơn trượt, heo hút chúng tôi vào bản Cha Khót, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn khi bóng chiều đang xuống. Từ điểm trường chính (xã Na Mèo) đến bản Cha Khót phải mất gần 20km, tại đây hiện chỉ có 2 nữ giáo viên cắm bản, đó là cô Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng.

Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, những ngày nắng ráo còn đỡ nhưng ngày mưa thì vất cả vô cùng. Nhà 2 cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đều ở xã Trung Hạ (Quan Sơn), cách điểm trường Cha Khót ngót nghét trăm cây số. Vì thế, vào cuối mỗi tuần nếu trời không mưa gió thì các cô tranh thủ về với gia đình của mình. Còn gặp thời tiết không thuận, có khi các cô phải ở lại điểm trường đến cả tháng trời.

Có lẽ, với những cô giáo cắm bản như cô Chuyên, cô Hằng luôn phải oằn mình chối chọi trên những cung đường trơn trượt sau cơn mưa rừng bất chợt không có gì xa lạ nhưng mỗi khi nhắc đến vẫn khiến các cô rùng mình.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 2


Cô giáo Hà Thị Hằng với học sinh của mình ở điểm trường Cha Khót.

Nhớ đến những ngày ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào tháng 8 vừa qua, cô Vi Thị Chuyên bộc bạch: "Đợt mưa lũ vừa qua, con đường vào bản bị sạt lở nặng nề nên hai chị em phải nhờ bà con dân bản đưa xe qua suối giúp. Khi vào được đến trường, phòng học của các em, phòng ở của chị em chúng tôi bị thấm dột hết, vì vậy hai chị em phải nhờ phụ huynh học sinh đến sửa sang, che chắn lại mới có phòng cho các em học, cũng như nơi để ngủ. Đó là chưa kể đến việc thiếu nước sinh hoạt... Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chúng tôi luôn động viên nhau để cố gắng vượt qua".

Gia cảnh cô giáo Chuyên cũng rất khó khăn. Trước kia, chồng cố là y tá thôn bản, nhưng bị bệnh nặng phải đi phẫu thuật nhiều lần nên anh phải nghỉ việc. Vợ chồng cô Chuyên có hai đứa con, một bé gái hiện nay đang học lớp 7, còn con trai đầu lòng sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cháu không thi vào trường đại học, cao đẳng nào cả, mà đi Hà Nội làm thuê để kiếm tiền phụ giúp mẹ thuốc men cho bố và nuôi em ăn học.

Trước đây, cả cô Chuyên và cô Hà đều dạy ở trường Tiểu học Trung Hạ. Cách đây hơn 2 năm, hai nữ giáo viên này được điều động lên công tác ở Trường Tiểu học Na Mèo và vào phụ trách khu Cha Khót. Hơn 2 năm trôi qua, cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để gieo chữ ở vùng xa xôi, hẻo lánh ấy. Bởi, ở Cha Khót hiện nay đến sóng điện thoại thôi cũng đang chập chờn, chứ chưa nói đến các điều kiện khác.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 3


Cô giáo Vi Thị Chuyên ân cần chỉ dạy cho học sinh của mình ở lớp học tại điểm trường Cha Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Chung Trường Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho biết: "Năm học 2019-2020, điểm trường Cha Khót có 25 học sinh được chia thành 2 lớp ghép: lớp ghép lớp 1 và 3; lớp còn lại ghép lớp 2-4 và 5. Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, nên việc hai giáo viên nữ phải vào cắm bản lại càng vất vả gấp bội. Biết là nếu có giáo viên nam vào cắm bản thì các cô giáo đỡ nhọc nhằn hơn nhưng, hiện nay nhà trường đang thiếu giáo viên so với định biên của trường chuẩn quốc gia, nên ban giám hiệu mới phải bố trí giáo viên nữ vào khu lẻ như vậy".

Chia tay vùng đất Quan Sơn, chúng tôi ngược bản Sậy, xã Trung Thành, huyện vùng cao Quan Hóa. Đây là một trong những bản nghèo nhất của huyện, dù chỉ cách trung tâm xã gần 10km nhưng vào được đến bản phải mất cả giờ đồng hồ.

Để đến đây "ươm chữ" cho các em, thầy cô chỉ còn cách cắm bản bởi việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Là một trong những người có thâm niên cắm bản, thầy Lò Văn Thơm, trần tình: "Những năm trước, đường sá đi lại hết sức khó khăn nhưng giờ đã đỡ hơn rất nhiều. Ở đây tội nhất vẫn là các em học sinh, trời ấm thì đỡ nhưng những hôm mưa, rét nhìn bọn trẻ thương lắm! Quần áo không đủ ấm, nhiệt độ ngoài trời thường xuống thấp... nhiều hôm thầy trò chúng tôi phải đốt lửa sưởi ngay giữa phòng học, vừa ấm, vừa lấy ánh sáng để học".

Theo thầy Thơm, chuyện các em bỏ học là rất bình thường, đặc biệt là khi mùa măng hay vụ rẫy. Các em vào rẫy, lên rừng hái măng để phụ giúp gia đình. Cuộc sống khốn khó, càng khiến cho việc học của các em càng thêm khó khăn bội phần.

Thế nhưng, bằng tình yêu nghề các thầy vẫn kiên cường bám trụ, ngày đêm miệt mài "gieo chữ". 6 năm cắm bản, nhưng những lần về nhà của thầy Thơm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cũng là một trong những giáo viên cắm bản như thầy Thơm, cô Chuyên, cô Hằng, thầy giáo Phạm Ngọc Tiến, điểm trường Pa Púa, Trường tiểu học Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, nhớ lại những ngày đầu khi đặt chân đến mảnh đất vùng biên này: "Ngày đầu đặt chân đến đây, cả điểm trường chỉ có một mình, trong căn phòng bằng tranh tre, nứa lá, ngoài tiếng dế kêu ban đêm chỉ biết làm bạn với ngọn đèn dầu. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Ngọc Lặc, cũng là người dân tộc nhưng thời gian đầu ở đây, tôi vẫn bị cô lập vì bất đồng ngôn ngữ bởi đồng bào ở đây đều là dân tộc Mông. Hàng ngày, ngoài việc lên lớp, tôi phải học thêm tiếng Mông, phải mất vài tháng, tôi mới hòa mình được với đồng bào nơi đây. Nhiều lúc chỉ muốn bỏ cuộc nhưng nhìn thấy các em lại không đành lòng. Chúng tôi là nam giới mà còn vất vả vậy chứ nói gì đến chị em phụ nữ", thầy giáo Tiến bộc bạch.

Dừng một lát, thầy Tiến bảo: "Có những lần mưa gió phải đi bộ hàng chục km phải mất vài ngày mới vào được điểm trường, còn việc đang đi rồi gặp trời mưa phải gửi xe dọc đường là chuyện rất bình thường. Vất vả nhất của các thầy cô cắm bản là làm thế nào để động viên các em đi học chuyên cần, nhất là sau mỗi dịp nghỉ hè. Có nhiều phụ huynh còn không biết con mình học lớp mấy chứ đừng nói đến chuyện khác".

Ở nơi này, chuyện các em bỏ học là điều bình thường, đặc biệt khi vào vụ măng hay mùa rẫy. Các em phải theo bố mẹ đi làm rẫy, hay lên rừng hái măng để phụ giúp gia đình. Trước đây, ngoài chuyên môn giảng dạy, các thầy cô còn phải phân công nhau ngoài giờ lên lớp để đi đến từng hộ gia đình vận động các em học sinh đi học lại. Có những gia đình ở xa bên kia núi, thầy cô phải lội bộ cả ngày đường để đi tìm học sinh.

Thế nhưng, khó khăn lớn nhất mà các giáo viên đang công tác tại đây gặp phải là những lúc trời ở đây đổ mưa, sương mù dày đặc, khiến phòng học không có điện, tối om. Những lớp học cũ kỹ, không cửa chắn, không còn đủ sức để che chở cho các cháu. Chưa kể, trình độ học sinh ở đây không có sự đồng đều, để học sinh tiến bộ, các thầy cô còn tự nguyện dạy kèm để các em tiến bộ.

Không chợ, không điện lưới, không sóng điện thoại, đường đường đất, không có nước sạch... Vì vậy, các thầy cô giáo lúc nào cũng phải dự trữ cá khô, trứng, mì tôm... bởi nếu mưa dài ngày thì chỉ còn biết ăn rau rừng.

Chia tay những thầy cô giáo vùng cao, ra về trên những cung đường nhão nhoét, nhớ lại câu chuyện của thầy Phạm Ngọc Tiến kể, chúng tôi mới thấm thía thêm những thiệt thòi của các giáo viên cắm bản "trồng người". Thầy giáo Tiến bảo: "Mỗi dịp hiến chương nhà giáo, các em trên này hiếm khi nhớ đến. Bao nhiêu năm "gieo" chữ chưa bao giờ được nhận một bó hoa đúng nghĩa từ học trò. Nhưng chỉ cần các em đến lớp đầy đủ, chăm chỉ học hành đó chính là món quà vô giá rồi".

Thật khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của những thầy cô giáo vùng cao, vượt lên gian khó, họ vẫn đang từng ngày cần mẫn ở những bản làng xa xôi, hẻo lánh để gieo mầm cho những ước mơ. Bằng sự tận tâm, tận lực của mình, họ đã và đang làm cho con chữ dần nảy mầm trong đá.

Hoài Thu

Theo baothanhhoa

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháoBị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
22:29:41 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
20:25:11 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắngĐậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
20:36:49 11/05/2025
Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệHoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ
21:47:12 11/05/2025
Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!
21:51:28 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nàoChị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
21:37:06 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ emBắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
19:43:57 11/05/2025
68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội
18:43:06 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

Sao thể thao

23:33:47 11/05/2025
HLV Xabi Alonso của Bayer Leverkusen đang được đồn đoán là người kế nhiệm HLV Carlo Ancelotti tại Real Madrid khi chiến lược gia kỳ cựu nhiều khả năng rời đi vào cuối mùa giải.
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online

Pháp luật

23:33:26 11/05/2025
Một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh nhân vân ngân hàng, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp qua online vừa bị Công an tỉnh Thái Bình triệt phá.
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Phim châu á

23:32:58 11/05/2025
Chuyện Đời Bác Sĩ Nội Trú từ một tác phẩm cực kỳ được mong chờ do danh tiếng từ Hospital Playlist nay lại trở nên nhạt toẹt như như nụ hôn giả của cặp chính.
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị

Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị

Sao việt

23:26:25 11/05/2025
Ngô Thanh Vân lại khiến cộng đồng mạng được dịp xuýt xoa khi khoe khoảnh khắc ông xã Huy Trần làm bữa sáng và phục vụ đến tận nơi cho mình
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng

Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng

Sao châu á

23:23:13 11/05/2025
Vào ngày 10/5, nữ diễn viên Nam Bo Ra đã tổ chức hôn lễ với chồng ngoài ngành giải trí ở Seoul, Hàn Quốc. Hôn lễ có sự tham dự của gia đình và những người bạn thân thiết.
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Nhạc việt

23:15:15 11/05/2025
Âm nhạc của Bố chuột hơi giống với Kiếp đỏ đen - bản hit của ca sĩ Duy Mạnh một thời. Ngay sau khi ra mắt, Bố chuột nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Sao âu mỹ

23:00:13 11/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Shia LaBeouf kể anh từng có giai đoạn ngủ ngoài công viên tại New York (Mỹ), gần khu nhốt ngựa.
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

Hậu trường phim

22:56:28 11/05/2025
Theo số liệu tham khảo của Box Office Vietnam, phim Lật mặt 8: Vòng tay nắng do Lý Hải làm đạo diễn đã cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng.
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

Tv show

22:41:21 11/05/2025
Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của cậu bé Trọng Hữu trong Mái ấm gia đình Việt , MC Hồng Phúc nghẹn ngào khi nhớ đến giai đoạn phải bán nhà để chữa bệnh cho con trai.
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Nhạc quốc tế

22:23:36 11/05/2025
Ngày 8/5 vừa qua, i-dle đã thả xích MV mở đường Girlfriend, khởi động cho EP thứ 8 xuyên suốt 7 năm trong showbiz Hàn.
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tin nổi bật

22:02:32 11/05/2025
Ngày 11.5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh vừa cứu thành công một người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 không may rơi xuống giếng sâu 20 m.