Chuyển tải triết lý giáo dục vào luật

Chương trình giáo dục phổ thông mới – dự kiến áp dụng từ năm học 2019-2020. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, sự đổi mới chỉ thực sự hiệu quả khi xác định được mục tiêu của dạy – học là gì. Hay nói cách khác phải có triết lý giáo dục để làm nền tảng cho đổi mới. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Trần Ngọc Thêm và ghi lại những quan điểm của ông.

Đào tạo những con người có bản lĩnh, chủ động và sáng tạo

Nói một cách khái quát và đơn giản, triết lý giáo dục là tinh thần chủ đạo của giáo dục, là định hướng vận hành của toàn bộ hoạt động giáo dục. Về hình thức, triết lý giáo dục phải được trình bày dưới dạng cô đúc, ngắn gọn. Về nội dung, điều quan trọng là triết lý giáo dục phải chỉ ra được những yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà nền giáo dục hướng tới, tức là phải trả lời câu hỏi hoạt động dạy – học nhằm mục đích gì, nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào, sống và làm việc trong một xã hội ra sao. Trong mỗi bối cảnh chủ thể – không gian – thời gian cụ thể khác nhau, hoạt động giáo dục có thể hướng đến những mục đích khác nhau, tạo nên những triết lý giáo dục khác nhau. Những triết lý giáo dục khác nhau này sẽ quy định những nội dung và phương pháp giáo dục khác nhau tương ứng.

Chuyển tải triết lý giáo dục vào luật - Hình 1

Chương trình giáo dục phổ thông mới được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng giáo dục trong nước. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ở nước ta, từ trước đến nay vẫn có những triết lý giáo dục hoặc những tư tưởng giáo dục mang tầm triết lý. Có triết lý (hoặc tư tưởng triết lý) tồn tại ở quy mô quốc gia, có triết lý tồn tại trong phạm vi một trường. Có triết lý thể hiện nhận thức và ý chí của người lãnh đạo, có triết lý thể hiện nhận thức và kỳ vọng của dân chúng. Có triết lý tồn tại cả trong nhận thức, trên lời nói và trong thực tiễn, nhưng cũng có những triết lý chỉ tồn tại ở một trong ba phương diện. Có những tư tưởng giáo dục thể hiện những mục tiêu bộ phận, một số tư tưởng khác thể hiện những mục tiêu tổng quát.

Có những tư tưởng thể hiện triết lý giáo dục Việt Nam cần tiếp tục duy trì, có những tư tưởng cần thay đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện tại. Ví dụ như tư tưởng “giáo dục toàn diện đức, trí, văn, thể, mỹ” thể hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hiện nay chúng có xu hướng được gom lại trong hai yêu cầu về năng lực và phẩm chất. Các tư tưởng “học mãi để tiến bộ mãi”, “học suốt đời”, “xây dựng xã hội học tập” là phương châm, chiến lược giáo dục về cơ bản đúng không chỉ cho Việt Nam, mà cả thế giới; không chỉ cho bây giờ, mà cả mai sau. Hay tư tưởng “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tồn tại” của UNESCO thể hiện mục tiêu giáo dục trong một thế giới hội nhập với cuộc sống luôn biến đổi. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà giá trị nền tảng của xã hội đã thay đổi từ ưa ổn định sang cần phát triển, thì bên cạnh hai mục tiêu về năng lực và phẩm chất “chăm ngoan học giỏi” mà dân chúng đề cao, cần nhấn mạnh yêu cầu đào tạo những con người có bản lĩnh, chủ động và sáng tạo để có thể hòa nhập và thích ứng được trong một thế giới luôn biến đổi.

Chúng ta đang sửa đổi Luật Giáo dục. Luật Giáo dục là văn bản pháp quy chuyên ngành cao nhất, còn triết lý giáo dục là tư tưởng chủ đạo làm định hướng vận hành cho toàn bộ hoạt động giáo dục, vì vậy việc đòi hỏi phải đưa triết lý giáo dục vào luật là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý. Chúng ta cần phải chọn loại triết lý giáo dục nào, xác định nội dung triết lý giáo dục đó là gì.

Gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, và dễ triển khai

Video đang HOT

Lâu nay chúng ta vẫn nói đến triết lý giáo dục của Phần Lan, Singapore, Nhật Bản… Tuy nhiên nếu truy tìm đến tận gốc sẽ thấy những thông tin này không hoàn toàn chính xác, chúng vừa đúng vừa sai. Không có một quốc gia nào trong số các nước này có tuyên bố hiển ngôn về triết lý giáo dục trong các văn bản pháp quy của họ. Nhưng trong các văn bản pháp quy như luật giáo dục hoặc hiến pháp của các nước này thường vẫn trình bày các mục đích, mục tiêu, nguyên lý, tính chất giáo dục. Thực tế, chúng là những tuyên bố “hàm ngôn” về triết lý giáo dục, chính là những tư tưởng chủ đạo làm định hướng vận hành cho hoạt động giáo dục mà khái niệm “triết lý giáo dục” đòi hỏi.

Sự khác biệt giữa hiển ngôn và hàm ngôn, tuyên bố và không tuyên bố là ở chỗ triết lý tuyên bố “hiển ngôn” (theo nghĩa hẹp, như quan niệm phổ biến của người Việt Nam) đòi hỏi phải đúc kết toàn bộ các tư tưởng lại trong vài từ, rất khó bao quát được hết nội dung, rất khó đạt được sự đồng thuận. Trong khi “triết lý hàm ngôn” không bị giới hạn về hình thức từ ngữ, độ dài câu chữ mà vẫn có thể trình bày đầy đủ mọi yêu cầu. Đó chính là lý do vì sao không có một quốc gia nào tuyên bố “hiển ngôn” về triết lý giáo dục; trong các văn bản pháp quy của mình, họ chỉ trình bày các mục đích, mục tiêu, nguyên lý, tính chất của giáo dục mà thôi.

Tôi cho rằng, Luật Giáo dục hiện hành đã thể hiện triết lý giáo dục theo nghĩa “hàm ngôn” qua mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục. Tuy nhiên nội dung này còn một số khiếm khuyết, chưa rõ ràng. Để khắc phục, cần tổ chức lại nội dung của hai điều luật về mục tiêu giáo dục và tính chất, nguyên lý giáo dục.

Điều luật về “mục tiêu giáo dục” nên phân biệt thành hai mức độ là “mục đích” và “mục tiêu”. Mục đích cần thể hiện được sứ mệnh, tầm nhìn của nền giáo dục (như đào tạo con người làm chủ xã hội, xây dựng một quốc gia phát triển bền vững, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trên thế giới) và những yêu cầu chung, khái quát về sản phẩm giáo dục (như yêu cầu giáo dục toàn diện, hoàn thiện nhân cách). Mục tiêu là những yêu cầu cụ thể, chi tiết hơn về sản phẩm giáo dục, mà ta có thể tập trung vào hai nhóm giá trị cốt lõi về năng lực và phẩm chất của người học. Trong yêu cầu về năng lực, cần phân biệt yêu cầu xét từ phía nhà trường và từ phía người học. Trong yêu cầu về phẩm chất, cần phân biệt yêu cầu xét trong quan hệ cá nhân, trong quan hệ xã hội, và trong quan hệ với tự nhiên. Để đào tạo được những con người có bản lĩnh, chủ động, có thể hòa nhập và thích ứng được trong một thế giới luôn biến đổi thì cần chú trọng bổ sung một số kỹ năng quan trọng của thế kỷ XXI như tư duy phê phán, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp…

Còn với “tính chất, nguyên lý giáo dục” thì bên cạnh các tính chất và nguyên lý giáo dục hiện có, cần bổ sung thêm tính nhân văn, tinh thần tôn trọng tự do học thuật; nguyên lý giáo dục mở và giáo dục suốt đời. Tất cả các tư tưởng này phải thể hiện được tầm triết lý và đáp ứng được hai điều kiện là “cần” và “đủ” (không thiếu và không trùng lặp). Đồng thời cần trình bày sao cho làm nổi bật những giá trị cốt lõi về năng lực và phẩm chất mà người Việt Nam đang thiếu; việc bổ sung những giá trị này sẽ giúp khắc phục những hạn chế riêng do đặc thù của văn hóa truyền thống tạo nên. Nếu thiếu sự nhấn mạnh này mà vẫn trình bày các giá trị cốt lõi một cách dàn trải thì sẽ không thể đạt được yêu cầu tạo ra lớp người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để đưa đất nước phát triển và đưa xã hội tiến lên.

Việc cấu trúc lại hai điều luật cơ bản về mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục như trên sẽ giúp cho nội dung cần chuyển tải của các tư tưởng mang tính triết lý giáo dục thể hiện trong luật giáo dục vừa đầy đủ hơn nhưng cũng vừa trở nên rõ ràng, gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, và do vậy sẽ dễ triển khai thực hiện hơn. Đó cũng là điều rất cần thiết để chúng ta thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.

GS-TSKH TRẦN NGỌC THÊM – PHAN THẢO (ghi)

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì?

Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, cô Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy.

Chất liệu chính của triết lý giáo dục ở một cơ sở giáo dục là mục tiêu đi cùng với những trăn trở về trách nhiệm của nhà trường với nền giáo dục nước nhà.

Đến với trường Tiểu học và Trung học cơ sở Everest - một ngôi trường mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2017-2018, phóng viên đã có dịp được lắng nghe chia sẻ về sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm giáo dục từ cô Hiệu trưởng nhà trường.

Được biết, trường là thành quả được kết tinh từ hơn 20 năm hoạt động giáo dục của những người sáng lập và những nhà giáo tâm huyết với nghề, có tầm nhìn chiến lược, và có tâm với học trò.

Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Hồng Hà - Hiệu trưởng Nhà trường cho hay:

Ngay từ khi thành lập Hội đồng quản trị trường đã xác định tầm nhìn và sứ mệnh của Everest School: ngoài việc đảm bảo cho học sinh có đủ thể lực và trí lực còn phải trang bị được cho học sinh ngay từ bậc tiểu học những kỹ năng cần có để các em có thể trở thành "Công dân toàn cầu" trong thế kỷ 21.

Qua 2 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng nhà trường đã bước đầu tăng cường chất lượng dạy học và đội ngũ giáo viên.

Để học sinh trở thành công dân toàn cầu, trường học phải làm gì? - Hình 1

Dù công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách nhưng bước sang năm 2019, nhà giáo ưu tú Phạm Hồng Hà hi vọng ngành sẽ có thay đổi trong chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Cụ thể, cô Hà cho biết, Nhà trường đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học, chọn tiếng Anh là môn học mũi nhọn nhằm tăng khả năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói cho học sinh.

Vì xác định rõ mục tiêu nên nhà trường luôn đòi hỏi giáo viên liên tục đổi mới phương pháp ở các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tăng cường các hoạt động trải nghiệm đặc biệt môn tiếng Anh trong môi trường bản ngữ, trên cơ sở đó học sinh được giao tiếp và trau dồi kiến thức hàng ngày.

Để đạt được điều này thì khâu tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của Everest School cũng rất kỳ công.

"Đó phải là giáo viên có kinh nghiệm dạy ở các trường tư thục, được đào tạo trình độ sư phạm ngoại ngữ còn đối với giáo viên nước ngoài thì thêm một tiêu chí là đòi hỏi phương pháp giảng dạy phù hợp với văn hóa Việt Nam", cô Hà chia sẻ.


Qua trao đổi với cô Hiệu trưởng có thể thấy Everest School bên cạnh giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường chú trọng đào tạo tiếng Anh, kỹ năng sống để định hướng phát triển học sinh theo từng cá thể chứ không gom tất cả các em theo cùng một mục tiêu. Ngoài ra, nhà trường cho học sinh có cơ hội thử sức với nghệ thuật trưng bày và nghệ thuật biểu diễn, rèn luyện thể chất thường xuyên theo các môn thể thao yêu thích.

Cô Hà nêu rõ, nếu học sinh nào học tốt các môn văn hóa, ngoại ngữ, năng khiếu hay thể thao thì các em đều được giáo viên bồi dưỡng để đi thi.

Do đó đòi hỏi ở người giáo viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng để khơi dậy một cách tự nhiên những năng lực tiềm ẩn, kích thích tư duy sáng tạo của từng em.

Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được thử sức với các vai trò khác nhau trong mọi hoạt động.

Là "thủ lĩnh" của một cơ sở giáo dục tư thục, khi nói về vai trò của người Hiệu trưởng, cô Hà nói: "Người hiệu trưởng trước tiên phải là người tâm huyết với sự nghiệp, tận tâm, gương mẫu, chuyên môn tốt và giải quyết được các mối quan hệ hài hòa trong nhà trường (phụ huynh - nhà trường - học sinh).

Và một tiêu chí đặc biệt quan trọng là hiệu trưởng phải chuẩn về đạo đức bởi lẽ chỉ một hành vi sai trái của hiệu trưởng sẽ làm ảnh hưởng đến bộ mặt của nhà trường".

Dẫu biết rằng công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều thử thách, khó khăn nhưng bước sang năm mới 2019, cô Hà hi vọng ngành giáo dục có thay đổi trong việc chỉ đạo quản lý, chương trình giảng dạy đặc biệt khi thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa tới đây.

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệuCô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
23:54:10 15/05/2025
Chồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóngChồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóng
21:22:18 15/05/2025
Ái nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niuÁi nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niu
20:52:35 15/05/2025
Người bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh NiênNgười bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh Niên
21:09:40 15/05/2025
Ở tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổiỞ tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổi
22:02:58 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặpDiễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
23:10:57 15/05/2025
Lý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh HươngLý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh Hương
22:06:27 15/05/2025
Khởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡngKhởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡng
21:39:22 15/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Hậu bướng bỉnh không nhận bố đẻ, Nguyên muốn làm con trai của ông Nhân

Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Hậu bướng bỉnh không nhận bố đẻ, Nguyên muốn làm con trai của ông Nhân

Phim việt

06:43:45 16/05/2025
Lúc nãy trong bệnh viện cháu đã nói với anh ta rằng nếu anh ta không cần chú thì để cháu cần. Cháu sẽ là con trai của chú - Nguyên nói với ông Nhân.
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Sao việt

06:38:07 16/05/2025
Một vài sao Việt thân thiết với Hồ Quỳnh Hương đích thân có mặt để chứng kiến khoảnh khắc trọng đại của nữ ca sĩ.
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Sao châu á

06:19:18 16/05/2025
Trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình Huh Young Man s Food Travel của đài TV Chosun, nữ diễn viên đã tiết lộ lý do khiến cô quyết định chia tay Running Man.
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Sao âu mỹ

06:16:10 16/05/2025
Chompoo Araya, Chung Sở Hi, Irina Shayk, Hirose Suzu, Iris Mittenaere, Andie MacDowell... đã biến thảm đỏ LHP Cannes 2025 ngày 3 thành sàn diễn thời trang.
Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Sức khỏe

06:13:14 16/05/2025
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Ẩm thực

06:10:10 16/05/2025
Bì lợn xào cay, chân giò hầm đậu nành... là những món ăn bình dân nhưng có thể giúp cải thiện độ săn chắc, hồng hào của làn da, nhờ thế giúp bạn trẻ hơn tuổi thật.
Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Hậu trường phim

06:07:34 16/05/2025
Trong cuộc trò chuyện mới đây, Demi Moore chia sẻ về cảnh bibiki mang tính biểu tượng của mình trong phim Charlie s Angels: Full Throttle (2003).
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về

10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về

Phim âu mỹ

05:55:10 16/05/2025
Dưới đây là 5 trong số 10 bộ phim 18+ gây sốc và tranh cãi mạnh nhất tại Cannes từ năm 2014 đến 2024, mỗi tác phẩm là một vết cắt sâu vào định nghĩa điện ảnh nghệ thuật đương đại.
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim châu á

05:50:23 16/05/2025
Bộ phim Nhân Sinh Nếu Như Lần Đầu Gặp Gỡ do các diễn viên trẻ Lý Hiện, Xuân Hạ, Ngụy Đại Huân đóng chính đã phải chờ tới 5 năm mới được lên sóng.
Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị

Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị

Góc tâm tình

05:08:05 16/05/2025
Vẫn biết con ai thì người ấy bênh, nhưng rõ ràng chị dâu thấy con mình làm sai mà còn bắt nạt con tôi như vậy. Bé Bắp con trai tôi năm nay mới 3 tuổi rưỡi, hiền lành và nhút nhát.
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Thế giới

23:54:03 15/05/2025
Truyền thông đưa tin hôm 14/5, Mỹ hiện có một thỏa thuận sơ bộ với UAE, cho phép nước này nhập khẩu 500.000 chip AI tiên tiến nhất mỗi năm của Tập đoàn Nvidia (NVDA.O), bắt đầu từ năm nay.