Chuyện trai gái 2 làng ‘không kết duyên’ bên dòng sông Hoạt
Theo hương ước xưa, trai gái làng Chánh Lộc (xã Hà Giang) và Động Bồng (xã Hà Tiến) ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) không được kết duyên vợ chồng.
Xã Hà Giang và xã Hà Tiến chỉ cách nhau một con sông. (Ảnh: TG)
” Làng anh, làng em” thì không được lấy nhau
Theo các cụ cao niên trong làng, chuyện trai gái hai làng không được lấy nhau đã có trong hương ước từ xa xưa. Hương ước được truyền từ đời này sang đời khác, hiện nay vẫn còn được lưu giữ, trai gái hai làng chỉ xem nhau là anh em, không được lấy nhau.
Trò chuyện về quy ước “có một không hai” này, bà Mai Thị Nhạy (72 tuổi, làng Động Bồng, xã Hà Tiến), cho biết, trai gái làng Động Bồng và làng Chánh Lộc coi nhau như anh em ruột thịt, không kết duyên vợ chồng bằng câu ca dao “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”.
Theo bà Nhạy, câu ca dao có dụng ý nói đến những điều khó, hiếm hoặc không thể xảy ra trong cuộc sống, nó cũng giống như việc kết hôn của trai gái làng Động Bồng và làng Chánh Lộc vậy.
Lý giải về chuyện này, bà Nhạy cho hay, đó là hương ước chung của hai làng. Hương ước có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với việc kết chạ (kết giao anh em). Sống gần gũi, gắn bó với nhau như vậy nhưng tuổi trẻ hai làng chẳng dám yêu đương nhau, như có một bức tường vô hình ngăn cản họ không được có tình cảm với nhau.
Video đang HOT
Tiếp câu chuyện về “hương ước kỳ lạ” của ngôi làng tọa lạc dưới chân núi Tượng Sơn, ông Bùi Xuân Thùy (75 tuổi, làng Động Bồng) cho biết, xưa kia có một người đàn ông gốc Trung Quốc, sau này người dân gọi là Tống Quốc sư, đi khai hoang, lập ấp ở vùng đất ven bờ sông Hoạt, huyện Hà Trung.
Quá trình xây dựng hai làng, người này đã huy động xây dựng làng Chánh Lộc trước, rồi lập làng Động Bồng sau. Hai làng ở hai bên dòng sông Hoạt. Làng Chánh Lộc được gọi là làng anh, còn Động Bồng là làng em. Người dân hai làng qua lại, thân tình với nhau như anh em ruột thịt, mà đã ruột thịt thì không được lấy nhau.
Trải qua hàng trăm năm, có những trường hợp trai gái của hai làng yêu nhau nhưng vì hương ước nên các cặp đôi phải chia tay, không nên duyên vợ chồng. Nếu phát hiện chàng trai, cô gái nào của hai làng có nảy sinh tình cảm nam nữ, những người lớn trong nhà, cao niên trong làng sẽ nhắc nhở.
Ông Thùy cũng cho biết, thực hiện quy định trong hương ước, người dân của hai làng thường xuyên qua lại, giúp đỡ nhau như anh em trong nhà. Đồng thời, việc xưng hô, chào hỏi nhau cũng phải tuân thủ quy định của “làng anh, làng em”.
Ngôi đền cổ kính nằm giữa làng Động Bồng. (Ảnh: TG)
Phá vỡ “hương ước”, hạnh phúc dở dang
Dù không phải là người sinh ra ở Động Bồng hay Chánh Lộc nhưng bà Phạm Thị Đan (người làng Bái Sơn, xã Hà Tiến) đã nghe về “truyền thuyết” trai gái Động Bồng và Chánh Lộc từ bao đời không ai được bén duyên với nhau qua lời kể của các bậc cao niên trong làng, ngoài xã.
Theo bà Đan, hơn 40 năm làm dâu ở làng Chánh Lộc, bà Đan cho biết chỉ mới chứng kiến một trường hợp vì không nghe theo lời khuyên ngăn của gia đình mà đôi trẻ “cố sống, cố chết” đến với nhau.
Đó là trường hợp con trai nhà ông C., lấy vợ bên Động Bồng. Hai người yêu nhau lắm, một mực muốn phá vỡ hương ước hàng trăm năm của làng. Ngăn cản không được, gia đình hai bên đành chấp nhận cho cưới.
Thế nhưng, sau một thời gian chung sống, đến nay hai người đã “đường ai nấy đi”. Việc đổ vỡ ấy càng khiến người dân hai làng tin rằng phá vỡ hương ước nên mới dẫn đến hậu quả như vậy.
Ông Bùi Xuân Thùy khẳng định trai gái hai làng cả trăm năm không lấy nhau. (Ảnh: TG)
Theo ông Phạm Văn Đạt (69 tuổi, làng Chánh Lộc), trải qua hàng trăm năm, con trai, con gái ở hai làng hiểu hơn ai hết về quy định của làng.
“Tôi nhớ khi còn trẻ, tôi cùng nhiều người bạn sang bên làng em (làng Động Bồng) chơi, cũng có một số đôi yêu nhau khăng khít lắm nhưng khi gia đình biết chuyện thì họ đành chia tay nhau”, ông Đạt kể.
Ông Đạt cho biết, bản thân ông trước đây cũng có yêu một cô gái ở Động Bồng, nhưng đến khi được ông nội trò chuyện, khuyên nhủ rằng không nên vi phạm hương ước của làng nên ông đành “lỡ duyên”.
Ông Mai Đức Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tiến, cho biết, hương ước “không kết duyên” của hai làng có từ thời xa xưa và hoàn toàn có thật. Đến nay, hương ước này vẫn được người dân lưu giữ.
Theo ông Chinh, làng Động Bồng hiện nay có 327 hộ dân với 800 nhân khẩu. Qua rà soát danh sách công dân đăng ký kết hôn từ năm 2020 đến nay, không trường hợp nào người có hộ khẩu tại hai làng Chánh Lộc và Động Bồng kết hôn với nhau.
Bố mẹ chia tài sản cho một người mà chúng tôi không ngờ tới
Khi bố mẹ gọi anh em tôi về họp gia đình, chúng tôi bất ngờ bởi ông bà muốn chia tài sản cho một người ngoài gia đình.
12 năm nay, anh em tôi đều lập nghiệp trên thành phố. Bố mẹ ở quê, nhiều khi nghĩ đến cũng xót xa nhưng chúng tôi không biết phải làm sao. Chúng tôi không thể từ bỏ công việc, gia đình để về quê được. Hơn nữa, ở quê, chúng tôi sẽ rất khó tìm việc làm, rất khó để phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một năm, anh em tôi về thăm quê, thăm bố mẹ 3 - 4 lần, theo các dịp lễ Tết và lần nào, chúng tôi cũng gửi tiền cho ông bà.
Cạnh nhà tôi có anh hàng xóm tên Đạt, bằng tuổi tôi, tính tình chất phác thật thà. Tôi hay gửi gắm bố mẹ cho anh ấy, những khi ông bà đau bệnh, anh ấy sẽ giúp chúng tôi chăm sóc họ. Tiền viện phí, thuốc thang, tôi và anh trai sẽ chuyển khoản trả lại cùng một khoản tiền nữa, gọi là cảm ơn.
Tuần trước, bố mẹ gọi anh em tôi về họp gia đình. Vì bố mẹ nói có việc quan trọng nên chúng tôi thu xếp công việc để về ngay. Trong buổi họp, bố tôi bỗng bàn đến chuyện phân chia tài sản. Ông nói sẽ để lại tài sản cho anh hàng xóm bởi anh ấy đã chăm sóc ông bà suốt 12 năm qua mà chưa một lời than thở; dù không phải ruột thịt. Bố tôi còn kể lại lần mình nằm viện vì bị đột quỵ cũng là nhờ anh Đạt phát hiện kịp thời, đưa đến viện và chăm sóc ông như cha ruột.
Mẹ tôi nói thêm rằng em trai của anh Đạt sắp lấy vợ nên vợ chồng anh ấy phải chuyển ra ngoài ở riêng mà không có tiền mua đất xây nhà; ông bà định nhận anh ấy làm con nuôi để thuận tiện sang tên tài sản. Đây cũng là để giúp chúng tôi có thể yên tâm làm việc ở thành phố bởi ông bà đã có người chăm sóc, phụng dưỡng lúc về già rồi.
Anh em tôi thẫn thờ nhìn nhau, không sao tin nổi bố mẹ lại quyết định để lại hết tài sản cho một người không phải ruột thịt, không phải con ruột. Anh trai tôi chấp nhận theo ý của bố mẹ, miễn là ông bà cảm thấy hợp tình hợp lý. Nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Dù gì, chúng tôi cũng là con cái ruột thịt, sao ông bà không chia cho chúng tôi một phần đất nào mà lại để hết cho người hàng xóm? Biết là anh ấy có công chăm sóc ông bà nhưng tiền bạc là của chúng tôi bỏ ra. Sau này khi ông bà mất, anh em tôi cũng là người thờ cúng. Tôi có nên phản bác cách làm của bố mẹ không?
Mỹ Hạnh
Có 8 tỷ gửi ngân hàng nhưng mỗi lần về quê, gia đình tôi phải thuê xe Nhiều người nghĩ chồng tôi sống quá hà tiện nên không dám mua xe để về quê. Nhưng thực ra anh ấy chỉ bỏ tiền cho những việc cần thiết, còn không thiết yếu thì không muốn chi ra 1 đồng. Ảnh minh họa Khu phố tôi đang sống, nhà nào cũng xây nhà đẹp và có xe hơi. Chỉ có mỗi gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản

Xem phim "Sex Education", tôi bàng hoàng nhận ra lý do con trai nhận thức sai lệch, xem bố mẹ là "người xấu"

Trước khi mất, mẹ để lại một lá thư tay, đọc xong, anh em tôi lặng lẽ nhìn nhau, rồi cùng quỳ trước bàn thờ mẹ

Trời tờ mờ sáng, khi cả nhà vẫn ngủ, tôi tay xách nách mang, kéo theo con nhỏ rời khỏi nhà chồng mà chẳng ai hay

Cầm tờ xét nghiệm ADN không phải cháu ruột, tôi quyết định sang tên sổ đỏ cho con dâu để bù đắp tổn thất tinh thần

Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế

Mẹ chồng đi chăm cháu ngoại 10 năm thì quay về quê khiến cả nhà như có bão lớn quét qua, ai cũng khó thở

Về quê vợ ăn giỗ, chồng tôi liên tục nhắc một chuyện khiến anh trai tôi nóng máu, chỉ tay đuổi thẳng cổ

Cãi cọ với vợ, tôi bỏ sang nhà bạn thân chơi rồi chết lặng với những tiếng động phát ra từ phòng ngủ

Cứ hễ ai vay tiền là bố chồng tôi rút ví đưa ngay, thế nhưng khi ông gặp tai nạn nằm viện thì không 1 con nợ nào đến thăm hỏi

Em họ chồng thất nghiệp xin vào công ty tôi làm nhưng vừa lười vừa láo, tôi cho nghỉ việc thì bị cả họ nhà chồng xúm vào nói như thể mình là kẻ gian ác

Mẹ ở quê toàn khoe con trên thành phố "lương tháng 50 triệu", hậu quả tôi nhập viện còn mẹ bị bố đòi ly hôn
Có thể bạn quan tâm

Món đặc sản khiến du khách "rùng mình" nhưng dân bản địa lại mê mẩn
Ẩm thực
05:55:21 12/05/2025
Sao nữ Vbiz bị khán giả đuổi khỏi sân khấu vì "xấu quá", giờ là phú bà visual thăng hạng ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:53:44 12/05/2025
Pakistan và Ấn Độ cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn
Thế giới
05:45:11 12/05/2025
HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Cục trưởng, NSND Xuân Bắc khoe tình bạn 'hết nước chấm' với Đại tá Tự Long
Sao việt
23:20:01 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025