Cơ chế “lách luật” của EU
Nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân I-ran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), có nguy cơ đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi văn kiện này, Liên hiệp châu Âu (EU) đã thúc đẩy việc thiết lập cơ chế thanh toán đặc biệt cho I-ran nhằm tránh các biện pháp trừng phạt của Oa-sinh-tơn.
Tuy đã sẵn sàng đi vào hoạt động, song các nước EU còn những bất đồng về cơ chế “lách luật” này.
Một cơ sở sản xuất ô-tô liên doanh giữa I-ran và Pháp gần Tê-hê-ran. Ảnh Thời báo Niu Oóc (Mỹ)
Đức, Pháp và Anh, ba nước tham gia ký JCPOA đã đưa ra ý tưởng thành lập “Phương tiện mục đích đặc biệt” (SPV) nhằm bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu cộng tác với I-ran cũng như duy trì trao đổi thương mại giữa hai bên sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân I-ran và tái áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt chống Tê-hê-ran. Với cơ chế này, trao đổi thương mại giữa EU và I-ran không sử dụng đồng USD và tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ. EU muốn triển khai cơ chế SPV cùng với một tuyên bố chính thức đối với I-ran được các nước thành viên EU thông qua, cũng như giải quyết toàn bộ mối quan ngại của các nước EU về I-ran liên quan chương trình tên lửa đạn đạo hay sự can dự của Tê-hê-ran trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Tuy nhiên, dù nỗ lực thúc đẩy thành lập SPV, song EU chưa thể thực hiện cam kết bảo vệ lợi ích của I-ran. Hiện có Anh, Pháp, Đức chính thức tuyên bố thành lập SPV và hy vọng các nước EU khác sẽ tham gia cơ chế này. Trước đó, I-ta-li-a và Tây Ban Nha ngăn cản việc đưa ra tuyên bố thành lập SPV.
Video đang HOT
Năm nước thành viên EU có trao đổi thương mại lớn nhất với I-ran là I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Hy Lạp. Các mặt hàng xuất khẩu chính của I-ran sang thị trường EU bao gồm nhiên liệu hóa thạch, dầu mỏ, khoáng sản và sắt thép, trái cây… Các mặt hàng I-ran nhập khẩu chính từ EU gồm lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc, thiết bị cơ khí và các bộ phận, thiết bị điện. Trong chín tháng đầu năm ngoái, I-ran đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 8,3 tỷ ơ-rô tới các nước thành viên EU, tăng 25,1% so cùng kỳ năm trước đó, trong khi nhập khẩu của I-ran từ EU giảm 8% so cùng kỳ năm trước đó, ở mức hơn 6,59 tỷ ơ-rô.
Đức, Pháp và Anh đã thống nhất thành lập SPV trong bối cảnh Tê-hê-ran đang tỏ ra thiếu kiên nhẫn và liên tục hối thúc EU nhanh chóng thực thi cơ chế thương mại đặc biệt. Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử I-ran (AEOI) A.Xa-lê-hi đã hối thúc EU thực thi những nghĩa vụ trong khuôn khổ JCPOA, trong đó có cơ chế thương mại đặc biệt để duy trì hợp tác giữa hai bên. Ông bày tỏ hy vọng châu Âu thực thi các cam kết trước khi quá muộn. Theo quan chức này, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, I-ran đã duy trì việc thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ thỏa thuận, trong khi phía châu Âu tỏ ra chậm trễ trong việc xúc tiến triển khai SPV như đã hứa. I-ran cảnh báo có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân nếu các cường quốc EU không bảo vệ được lợi ích thương mại và tài chính cho Tê-hê-ran. Nước này chỉ trích các quốc gia EU không sẵn sàng hành động để cứu vãn các cơ hội kinh doanh tại I-ran, cho rằng EU đánh mất các cơ hội này vì sự trì trệ và tính thụ động trước Mỹ.
SPV được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ các lợi ích kinh tế của I-ran để đổi lại việc Tê-hê-ran hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận ký với các cường quốc. Cơ chế này mở ra các cơ hội hợp tác làm ăn giữa các nước EU với I-ran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hà Lâm
Theo NDĐT
Thách thức mới của tiến trình hòa bình Trung Đông
Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đứng trước sức ép từ các nước châu Âu cũng như các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về những vấn đề liên quan cuộc xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin. Một kế hoạch hòa bình cho Trung Đông có thể sẽ gặp không ít thách thức khi người đứng đầu Nhà trắng phải đưa ra các phương thức xử lý phù hợp.
Xung đột giữa lực lượng an ninh I-xra-en và người Pa-le-xtin ở dải Ga-da. Ảnh VOX
Tám nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) gồm Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Anh, Bỉ, Đức, I-ta-li-a từng ra tuyên bố chung cảnh báo Mỹ trước thời điểm chính quyền Tổng thống Đ.Trăm công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông nhằm giải quyết xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Các nước EU nhấn mạnh, bất kỳ kế hoạch hòa bình nào mà không cân nhắc đến "các vấn đề đã được quốc tế đồng thuận", nhất là giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 với Giê-ru-xa-lem là thủ đô của hai nhà nước, sẽ có nguy cơ thất bại và bị lên án. EU khẳng định lại việc duy trì cam kết mạnh mẽ đối với các vấn đề đã được quốc tế đồng thuận cho một nền hòa bình bền vững và lâu dài tại Trung Đông dựa trên pháp luật quốc tế, các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc và các thỏa thuận trước đây.
Thực tế, Mỹ đã xây dựng kế hoạch hòa bình Trung Đông trong hơn hai năm qua do con rể Tổng thống Đ.Trăm, ông G.Cu-snơ và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông, ông G.Grin-blát, chủ trì. Kế hoạch này đã phải trì hoãn công bố một số lần do các nguyên nhân khác nhau. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc N.Ha-lây cho biết, kế hoạch này bao gồm nhiều nội dung cụ thể hơn và thừa nhận tình thế tại Trung Đông đã thay đổi theo nhiều xu hướng mạnh mẽ. Tuy vậy, Pa-le-xtin tỏ ra nghi ngờ kế hoạch của Mỹ và cáo buộc chính quyền Tổng thống Đ.Trăm đứng về phía I-xra-en trong các vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua. Pa-le-xtin hiện từ chối tham gia vào nỗ lực trung gian của Oa-sinh-tơn.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc nhận định, cách tiếp cận của Mỹ đã phá hỏng nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề Trung Đông, đồng thời kêu gọi Oa-sinh-tơn thay đổi. Nga cho rằng, các động thái của Mỹ, như công nhận Giê-ru-xa-lem là thủ đô của I-xra-en, đóng cửa văn phòng đại diện Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin ở thủ đô Oa-sinh-tơn, cắt kinh phí cấp cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Pa-le-xtin (UNRWA), ngừng viện trợ cho hai bệnh viện ở Đông Giê-ru-xa-lem... đã gây tổn hại tới những nỗ lực tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin.
Căng thẳng gia tăng gần đây giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đã khiến nhiều người chết và bị thương, đẩy dải Ga-da của Pa-le-xtin vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Pa-le-xtin cáo buộc I-xra-en phá hoại giải pháp hai nhà nước bằng cách liên tiếp mở rộng các khu định cư trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Pa-le-xtin. Đây cũng là một trong những vấn đề gai góc nhất gây cản trở hòa đàm giữa hai bên kể từ năm 2014. Trước những hồi chuông cảnh báo về bạo lực nghiêm trọng ở Ga-da đã được phát đi từ vùng đất khói lửa Trung Đông, Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi chấm dứt sự chiếm đóng của I-xra-en trên lãnh thổ của người Pa-le-xtin và khẳng định lại sự ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Nga cũng kêu gọi nối lại hợp tác quốc tế trong khuôn khổ nhóm "Bộ tứ" Trung Đông (gồm Liên hợp quốc, Nga, Mỹ, EU), nhằm tổ chức đối thoại trực tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, khi Mỹ có những động thái ủng hộ đồng minh I-xra-en và bị Pa-le-xtin phản đối, nỗ lực tháo gỡ bế tắc cho tiến trình hòa bình Trung Đông còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.
Thanh Vân
Theo NDĐT
Thách thức trong khai thông dòng chảy mới Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dự kiến hoàn thành trong năm nay, nhằm triển khai thêm đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu mà không cần trung chuyển qua U-crai-na. Tuy nhiên gần đây, dự án tiếp tục vấp phải sự phản đối của Mỹ và một số nước Liên hiệp châu Âu (EU), vốn lo ngại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp
Có thể bạn quan tâm

Sùng Bầu bị phốt 'bán 1 lời 10', chèn ép nhà cung cấp, thái độ chính chủ sốc?
Netizen
16:05:14 21/05/2025
Cristiano Ronaldo đánh nhau với đồng đội
Sao thể thao
15:42:26 21/05/2025
Xe máy điện nào phù hợp cho sinh viên?
Xe máy
15:41:37 21/05/2025
TLinh được săn đón ở trời Tây, nối gót thầy Suboi, đưa âm nhạc Việt ra quốc tế
Sao việt
15:39:46 21/05/2025
Cặp sao Việt lộ bằng chứng phim giả tình thật rõ như ban ngày, tình cỡ này bảo sao bị đồn hẹn hò suốt 2 năm
Hậu trường phim
15:33:21 21/05/2025
Sốc: 1 nam diễn viên nổi tiếng bị tuyên hơn 3 năm tù giam vì quan hệ với người dưới 16 tuổi
Sao châu á
15:29:02 21/05/2025
Thói quen sờ tay lên mặt gây hại gì cho làn da?
Làm đẹp
15:28:02 21/05/2025
Nhóm nữ "cướp hit" của BLACKPINK, đến câu khẩu hiệu cũng mất?
Nhạc quốc tế
15:17:37 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025