Cô giáo góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia
Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) là một xã đặc biệt khó khăn với 95% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Vì vậy, công tác phổ cập giáo dục mầm non, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn là bài toán rất nan giải.
Cô giáo Hà Thị Hằng đến các hộ gia đình vận động người dân đến lớp xóa mù chữ. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Năm 2018, chị Hà Thị Hằng (sinh năm 1967) là Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bao La, xã Bao La, huyện Mai Châu, được điều động đến công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hang Kia B, xã Hang Kia. Gần 30 năm công tác với tâm huyết của mình, cô giáo Hằng đã góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hang Kia B nằm giữa thung lũng của bản Thung Ẳng, xã Hang Kia, cách thị trấn Mai Châu 60 km và cách UBND xã Hang Kia hơn 10 km. Để đến trường, hơn một giờ đồng hồ xe của chúng tôi “bò” và nhích từng đoạn một qua những con đường toàn đá hộc trơn trượt, một bên là núi, một bên là vực sâu.
Tỷ lệ học sinh nơi đây bỏ học rất cao, bậc Tiểu học gần 40%, Trung học cơ sở lên đến 66%. Theo chị Hà Thị Hằng, để khắc phục triệt để tình trạng học sinh bỏ học, điều quan trọng nhất là phải thay đổi nếp nghĩ, nhận thức của người dân. Muốn trẻ đi học trước hết những người cha, người mẹ phải biết chữ, nói được tiếng phổ thông. Từ đó, chị Hằng đã vận động các ban, ngành mở lớp phổ cập giáo dục cho người lớn tuổi trên địa bàn xã và được đông đảo người dân tham gia.
Cô giáo Hà Thị Hằng đứng lớp dạy các học viên nữ. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Theo thống kê của huyện Mai Châu, tỷ lệ người dân xã Hang Kia không biết nói tiếng phổ thông chiếm gần 60%, phần lớn là phụ nữ. Tình trạng mù chữ, tái mù chữ chiếm 58,35% dân số. Để đồng bào Mông hiểu được ý nghĩa của việc học tiếng phổ thông thì phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất và trực tiếp giúp đỡ được người dân. Thế là khi có dịch bệnh xuất hiện, chị Hằng cùng giáo viên trực tiếp mang thuốc trị bệnh đến từng hộ dân. Khi người dân không biết đọc hướng dẫn sử dụng, các giáo viên đã giải thích và hướng dẫn người dân biết cách dùng thuốc cho người bệnh và cách phòng, chống dịch bệnh cho người, gia súc, gia cầm. Từ đó, người dân dần nhận thức được phải học chữ.
Chị Phạm Thị Thơm, giáo viên của trường cho biết: “Khi tôi và chị Hằng nhận công tác ở trường, đường vào xóm bản chưa được đổ bê tông nên việc đi lại rất khó khăn, nhất là mỗi khi trời mưa. Mỗi lần như thế các em lại không đến lớp. Chúng tôi phải đến tận nhà vận động học sinh ra lớp, đồng thời vận động cả bố mẹ các em tham gia lớp học xóa mù chữ vào buổi tối”.
Video đang HOT
Chị Khà Y Mai ở xóm Thung Ẳng, xã Hang Kia chia sẻ: Trước đây mình chưa biết chữ, khi đưa con đi khám bệnh, bác sỹ kê đơn thuốc nhiều nhưng không biết cho con uống thuốc. Đi học biết chữ rồi, khi con bị ốm, mình đã biết đọc hướng dẫn cách dùng thuốc cho con.
Đọc bài thơ “Người H’ Mông nhớ ơn Đảng, Bác Hồ” và hát bài hát “Đi học”, chị Giàng Y Phếnh (30 tuổi) ở bản Thung Ẳng, xã Hang Kia, vui mừng: Từ khi theo học lớp xóa mù chữ, mình đã biết đọc, biết viết, biết hát… nên đã dạy được các con, đặc biệt là biết tính toán để phát triển kinh tế gia đình. Chị Phếnh mong muốn tiếp tục được học để thành thạo; đồng thời chị cũng vận động các thành viên trong gia đình tích cực theo học lớp xóa mù chữ để dễ dàng tiếp cận với sự phát triển của xã hội.
Cô giáo Hà Thị Hằng dạy viết chữ cho học sinh. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu Vũ Đức Hạnh nhấn mạnh: Nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hang Kia B đầu năm 2018, chị Hà Thị Hằng cùng với tập thể giáo viên nhà trường vận động được hơn 100 học viên theo học các lớp bổ túc dành cho người lớn, gần 100 học viên bổ túc chương trình Trung học cơ sở. Các học viên theo học lớp xóa mù chữ rất tự giác và đạt hiệu quả cao. Từ những cố gắng đó, năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh ra lớp ở cả 2 khối Tiểu học và Trung học cơ sở của xã Hang Kia đã đạt 100% và không còn tình trạng học sinh bỏ học.
Gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục, với lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm, tận tụy, chị Hà Thị Hằng đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Mai Châu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu, vì đã có thành tích về sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, phổ cập giáo dục…
Vũ Hà
Theo TTXVN
Mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tại Hà Nội tăng: Nền tảng nâng chất lượng toàn diện
Năm 2018, 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã duy trì có chất lượng kết quả phổ cập xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học. Đáng chú ý, có 19/30 quận, huyện, thị xã đã tăng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ mức độ 2 lên mức độ 3. Đây là kết quả từ sự nỗ lực bền bỉ của Hà Nội trong việc tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
Mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục của nhiều quận, huyện đã tăng lên mức độ 3. Ảnh: Bá Hoạt
Duy trì vững kết quả phổ cập ở các độ tuổi
Theo Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 27-2-2019 của UBND thành phố Hà Nội, 30/30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đều được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học năm 2018. Trực tiếp kiểm tra công tác phổ cập giáo dục của thành phố Hà Nội nhiều lần, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ghi nhận sự nỗ lực bền bỉ của Hà Nội trong việc tạo điều kiện, cơ hội để mọi người dân đều được thụ hưởng giáo dục, không để tình trạng tái mù chữ.
Việc duy trì chất lượng kết quả phổ cập giáo dục không chỉ tạo nền tảng cho việc nâng cao dân trí, tạo sự đồng đều về điều kiện và chất lượng giáo dục ở các địa bàn mà còn là nền tảng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Đây cũng là cơ sở để Hà Nội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.
Việc duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của thành phố Hà Nội minh chứng rõ nét cho sự quan tâm, tạo nền tảng bền vững cho trẻ từ bậc học đầu đời. Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Hà Nội nằm trong nhóm các địa phương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để duy trì vững chắc kết quả này, sau khi hoàn thành Đề án "Phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015", Hà Nội đã tiếp tục triển khai Đề án "Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020" với lộ trình đầu tư về mọi mặt. Định mức ngân sách cho trẻ tăng từ 3,4 triệu đồng lên 7,5 triệu đồng/trẻ/năm, góp phần thu hút trẻ đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ.
Đáng chú ý về kết quả phổ cập giáo dục của thành phố Hà Nội năm 2018 là sự chuyển biến mạnh mẽ của 19 quận, huyện, thị xã trong việc tăng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ mức độ 2 lên mức độ 3; các đơn vị còn lại duy trì có chất lượng tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở cấp độ 2.
Thanh Trì là một trong số các huyện tăng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở lên mức độ 3. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lê, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chia sẻ: Lãnh đạo huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm tới công tác phổ cập giáo dục, bảo đảm không để học sinh nào trong độ tuổi bị thất học. Năm qua, huyện đã sử dụng tới 65% ngân sách để đầu tư cho giáo dục.
Cũng là đơn vị dành phần lớn ngân sách đầu tư cho giáo dục, theo ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, riêng năm 2018 quận đã dành hơn 63 tỷ đồng cho công tác phổ cập giáo dục; duy trì tốt việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào các trường nghề.
Ưu tiên kinh phí xây dựng trường học
Giờ vui chơi của cô và trò Trường Mầm non xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì). Ảnh: Bá Hoạt
Là một huyện có 7 xã miền núi, 1 xã ở bãi sông, điều kiện đi lại khó khăn nên ngoài việc tăng cường tuyên truyền, vận động để các gia đình tạo điều kiện cho con em đến trường, huyện Ba Vì còn dành phần lớn kinh phí từ ngân sách để đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, thu hút học sinh.
Ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, Ba Vì đã có 20/31 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 và đang nỗ lực để nâng tỷ lệ này vào cuối năm 2019. Khó khăn lớn nhất của huyện là mạng lưới trường lớn - hơn 100 trường công lập, hầu hết đều xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp trong khi ngân sách hạn chế, rất cần có sự hỗ trợ từ thành phố.
Tương tự Ba Vì, huyện Mỹ Đức hiện có tới hơn 80 trường học công lập, nhưng một số trường đã xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Theo ông Đặng Văn Viện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, toàn huyện chưa có trường nào tổ chức được việc dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh trung học cơ sở do thiếu phòng học; cấp mầm non, tiểu học còn tình trạng học nhờ ở nhà văn hóa thôn hoặc có nhiều điểm lẻ... Năm ngoái, ngoài hơn 50 tỷ đồng cho công tác phổ cập, các nhà trường đã được đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, nhưng so với nhu cầu thì vẫn còn là một khoảng cách lớn.
Mặc dù đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 vào năm 2018, song quận Tây Hồ vẫn đặt mục tiêu hàng đầu cho việc xây dựng trường học trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận chia sẻ: "Quy mô dân cư trên địa bàn có nhiều biến động, nhất là tại các phường An Dương, Tứ Liên... Lãnh đạo quận đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng trường học ở các địa bàn này nhằm tạo sự ổn định, đồng đều về trình độ dân trí, duy trì hiệu quả kết quả phổ cập giáo dục, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục của toàn quận...".
Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định: Ưu tiên xây dựng trường học là mục tiêu, cũng là giải pháp mà thành phố Hà Nội đã kiên trì thực hiện từ nhiều năm nay nhằm duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục ở các độ tuổi. Riêng năm 2018, ngân sách thành phố đầu tư cho ngành Giáo dục là hơn 27.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh gia tăng mạnh về quy mô học sinh tại nhiều địa bàn, đây vẫn là mục tiêu trọng tâm của Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tăng mức độ phổ cập giáo dục, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hà Nội đặt mục tiêu 100% quận, huyện, thị xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở cấp độ 3 vào cuối năm 2020. Theo Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 24-3-2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Để được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 3, đơn vị cấp xã phải bảo đảm tỷ lệ thanh niên, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95% (mức độ 2 đạt ít nhất 90%), với xã đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90% (mức độ 2 đạt ít nhất 80%); tỷ lệ thanh niên, thiếu niên từ 15-18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80% (mức độ 2 không yêu cầu điều kiện này)...
Theo hanoimoi
Nghệ An: 6 huyện, thị chất lượng phổ cập giáo dục THCS đạt thấp UBND tỉnh Nghệ An vừa thông qua quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS năm 2018 trên địa bàn. Về phổ cập các bậc học: Đối với bậc mầm non Nghệ An có 100% huyện, thành phố, thị xã đạt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt
Tin nổi bật
10:41:58 05/05/2025
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'
Sức khỏe
10:40:42 05/05/2025
Lời giải của Mark Zuckerberg cho 'đại dịch cô đơn'
Thế giới số
10:32:03 05/05/2025
5 loại cây bé xíu đặt phòng khách nhìn đơn giản mà hóa ra "giữ nhà, giữ tiền" cực tốt
Sáng tạo
10:31:59 05/05/2025
Xử lý nghiêm những đối tượng côn đồ gây rối trật tự trên đường phố
Pháp luật
10:26:28 05/05/2025
Nam thần hạng A gây tranh cãi khi thổ lộ "say nắng" mỹ nhân kém 27 tuổi: Nổi tiếng là người chồng, người cha mẫu mực
Sao châu á
10:25:14 05/05/2025
Võ Hạ Trâm tung clip '3 mặt 1 lời', tag thẳng tên Duyên Quỳnh, mối quan hệ đã rõ
Sao việt
10:08:48 05/05/2025
Xem phim "Sex Education" rồi nhìn tờ giấy xét nghiệm ADN đặt trên bàn, tôi căm phẫn đập vỡ ảnh cưới rồi bỏ đi, mặc kệ chồng níu kéo
Góc tâm tình
09:53:26 05/05/2025
Lê Tuấn Khang 'trượt tay' ảnh bạn gái, CĐM truy tìm, lộ visual 'ăn đứt' hoa hậu
Netizen
09:33:51 05/05/2025
Trúc Nhân bật khóc không ngừng khi gặp fan nhí đặc biệt
Tv show
09:28:21 05/05/2025