Cô giáo tâm sự: Nỗi niềm khi dạy lớp chọn
Năm nay, tôi may mắn vì mình được dạy ở lớp chọn. Đây là lớp tập trung rất nhiều học sinh khá giỏi. Phải nói các em tiếp thu bài khá tốt. Mỗi khi lên lớp, thầy và trò đều rất hào hứng, sôi nổi. Tôi từng rất vui và hạnh phúc khi được dạy ở lớp này.
Ảnh minh họa
Ai đã từng dạy ở lớp chọn thì đều biết ưu và nhược điểm của lớp này. Ưu điểm thấy rõ là các em tiếp thu bài rất nhanh. Giáo viên không bị áp lực về chỉ tiêu thi đua. Ngoài ra, khi dự giờ hội giảng, giáo viên sẽ cảm thấy an tâm hơn. Các em phần lớn đều được gia đình quan tâm chu đáo. Vì thế nề nếp lớp thường rất tốt.
Tuy nhiên, dạy ở lớp chọn cũng gặp không ít áp lực. Khi lên lớp, giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ. Các em thường thắc mắc những vấn đề chưa hiểu. Ngoài ra, các em cũng thường so bì, tỵ nạnh về điểm số. Ngay cả phụ huynh cũng thế. Họ thường ý kiến về điểm số của con mình. Nói chung dạy ở lớp chọn thường rắc rối hơn dạy ở lớp đại trà.
Suốt mấy bữa nay, tôi thật sự “đau đầu” với chuyện điểm số của học trò lớp 9 (lớp chọn). Các em vừa thi kết thúc xong học kì 2. Thời gian tới, các em chỉ tập trung ôn thi cho kì chuyển cấp tới.
Sau những ngày bận rộn, vất vả, tôi thở phào nhẹ nhõm vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng suốt hai ngày nay tôi thật buồn vì những cuộc gọi của phụ huynh. Họ liên tục nhờ tôi xem lại bài thi có sai sót gì không. Có phụ huynh thì mong cô “rộng tay” để cháu đạt học sinh giỏi. Vì lớp chọn mà không đạt giỏi thì ngại lắm. Chưa kể các con còn thiệt thòi khi thi tuyển sinh lớp 10. Mỗi năm giỏi các con sẽ được cộng thêm 2 điểm. Các cô khó quá, sẽ thiệt thòi cho trò. Điều này cô là người hiểu rõ mà.
Video đang HOT
Là một giáo viên, những chuyện phụ huynh thắc mắc điểm số mùa thi không phải là chuyện hiếm. Với tôi, khi phụ huynh thắc mắc, bao giờ tôi cũng ghi nhận và xem lại bài thi của trò thật kĩ rồi mới giải đáp. Nếu phụ huynh nào chưa đồng tình, tôi sẽ mời vào trường rồi lấy bài thi để chỉ rõ cái sai cho phụ huynh thấy. Nguyên tắc chấm thi của tôi luôn là công tâm và khách quan. Đối với lớp 9, chúng tôi thường chấm hai vòng. Vì thế chuyện sai sót thường ít xảy ra. Riêng phần nâng điểm, tôi không bao giờ làm cả. Làm sao để trò nhận ra cái sai của mình mà nỗ lực phấn đấu vươn lên. Chứ nâng điểm cho trò, các em dễ bị ảo tưởng về mình. Từ đó mà dẫn đến chủ quan, lười học. Chưa kể sẽ rất bất công cho những trò khác trong lớp.
Hôm qua, một phụ huynh từng nhắn tin cho tôi thế này: “Con học ở lớp chọn chị áp lực lắm. Cả lớp hầu hết là học sinh giỏi. Năm nay điểm tổng kết cháu đạt 8,0 rồi. Rất tiếc, cháu bị khống chế hai môn Văn – Toán. Em xem nâng điểm cho cháu môn Văn giúp chị được không. Cơ quan chị con cái đều giỏi cả. Chị rất ngại nếu con mình chỉ đạt Tiên tiến. Em giúp chị, chị mang ơn em nhiều lắm”.
Dẫu rất thương trò và thông cảm với phụ huynh nữa nhưng tôi vẫn không thể giúp chị. Tôi biết chị giận tôi. Tôi biết chuyện nâng điểm môn Văn không khó. Nhưng tôi vẫn không làm. Tôi mong chị hiểu rằng điểm số phản ánh thực chất sức học của các con. Muốn đạt giỏi, con cần phải nỗ lực hơn nữa. Trong thi cử, nhất định chúng ta phải trung thực.
Một mùa thi nữa lại về. Chỉ mong sao phụ huynh hiểu cho nỗi lòng của các giáo viên chúng tôi. Chúng tôi thương các em nhưng không thể làm trái được lương tâm của mình.
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Cuối năm học, giáo viên "đau đầu" để hoàn thành chỉ tiêu
Năm nào cũng thế, cứ gần cuối năm học, các giáo viên chúng tôi lại lo lắng về điểm số học sinh. Làm sao cho đủ chỉ tiêu mà trường đã giao từ đầu năm. Làm sao để công sức phấn đấu cả năm không bị "đổ sông, đổ bể". Làm sao để không bị ban giám hiệu mời lên làm việc vì không hoàn thành chỉ tiêu.
Ảnh minh họa
Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu (BGH) đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng môn. Môn nào chỉ tiêu cũng cao "ngất ngưởng". Mà các chỉ tiêu thường bằng hoặc cao hơn năm trước. Có môn chỉ tiêu giao lên đến 99%. Thành thử giáo viên (GV) rất áp lực với các chỉ tiêu thi đua. Chỉ tiêu đã giao rồi, nhất định GV phải cố gắng để hoàn thành.
Có lẽ vì áp lực chỉ tiêu nên các GV thường giành giật dạy ở những lớp mũi nhọn. Vì đây là những lớp tập trung toàn học sinh (HS) khá giỏi. Dạy ở những lớp này dù sao GV cũng đỡ bị áp lực về điểm số. Ai chẳng may bị phân vào lớp có nhiều HS yếu thì buồn không gì tả nổi. Suốt một năm học luôn bị áp lực về chỉ tiêu thi đua. Làm sao để hoàn thành nhiệm vụ mà trường đã giao phó.
Những ngày này, GV chúng tôi rất áp lực về điểm số. Sau khi chấm bài điểm số thấp thì chẳng dám vào mạng. Các GV còn phải cân đối xem sao mới dám vào chính thức. Thông thường các GV thường tạo cơ hội cho HS. Các em sẽ được làm bài lại ở nhà hoặc tại lớp. Các câu hỏi thường là rất dễ để "vớt" các em. Những em bị yếu ở học kì 1 thì càng khổ. Thầy cô vừa động viên vừa "năn nỉ" để các em làm bài. Vậy mà nhiều em còn chẳng làm mới tức chứ.
Có lẽ vì áp lực chỉ tiêu của GV nên nhiều HS bây giờ không còn coi thầy cô ra gì cả. Ngày đi thi, các em cố tình quên. Khi ấy GV chủ nhiệm là người lo lắng hơn cả. Chuyện GV chủ nhiệm phải vào tận nhà để chở các em đi thi không phải là chuyện lạ. Thi lần 1 chưa đạt thì sẽ thi lần 2. Buồn và bực thật đấy nhưng GV chẳng biết làm sao. Chỉ tiêu Sở đã giao xuống Phòng, Phòng đã giao xuống trường, trường cũng đã giao cho GV. Cuối cùng GV chúng tôi bằng mọi giá phải hoàn thành.
GV chủ nhiệm thì thường nhắc nhở chúng tôi: "Dễ một chút cho các chị nhờ. Em làm khó quá, khổ em, khổ cả chị nữa. Quyền là ở trong tay mình. Khó quá thì được gì nào". BGH thì nhẹ nhàng hơn: "Chỉ tiêu đã giao. Mình không thể không hoàn thành các thầy cô nhé".
Ai càng dạy ở trường điểm thì áp lực chỉ tiêu càng lớn. Tỉ lệ HS khá giỏi, HS lên lớp đều được quy định rõ ràng. Các lớp cuối cấp thì lệ lệ tốt nghiệp phải đạt 100%. Như vậy, dù muốn hay không, các GV đều phải hoàn thành. Nhìn những con số báo cáo cuối năm thường rất đẹp. Trường nào cũng thế cả. Các sếp thì mát mặt, quan khách thì trầm trồ khen ngợi. Chỉ có GV là ngậm ngùi, cười mà như mếu.
Bản thân tôi là một GV dạy môn Ngữ văn 9. Chỉ tiêu trường giao cho phải đạt 100% HS tốt nghiệp. Tôi đã từng báo cáo điều khó này với BGH. Rằng năm nay nhiều em rất lười học. Thậm chí nhiều em không thèm học bài. Thế nhưng cuối cùng BGH chỉ động viên: "Cố lên em, chỉ tiêu đã giao như vậy rồi. Bằng mọi giá mình phải hoàn thành. Nhất định phải hoàn thành. Cố gắng em nhé".
Cuối cùng thì tôi lại phải nghĩ đủ cách để cho đạt chỉ tiêu. Chỉ cần các em đọc thuộc lòng bài thơ là có điểm miệng. Chỉ cần các em làm bài dù ngắn hay dài cũng mừng lắm rồi... Nhiều khi còn phải gặp riêng trò để "nhờ" em về nhà làm giúp GV bài kiểm tra. Thật là không biết nói làm sao nữa.
Là một GV, chúng tôi cứ ao ước bao giờ ngành mình bỏ được chỉ tiêu thi đua để GV bớt khổ đây?
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Chọn trường THPT: Đừng để biến thành cuộc "đối đầu" giữa cha mẹ và con Chỉ còn chưa đầy một tháng của năm học 2018-2019, các học sinh bậc THCS sẽ bước vào kì thi học kì 2 nhưng hầu như kì thi định kì này không làm các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng như cuộc đua vào các trường cấp 3 vào đầu tháng 6 tới. Ảnh minh họa Thời gian này, những gia...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Thế giới
04:45:10 23/05/2025
Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025