Cô giáo tiểu học và ứng dụng ‘Sổ tay đến trường’

Với ý tưởng sáng tạo xây dựng ứng dụng ‘ Sổ tay đến trường’, cô giáo Trương Thị Hiền (Trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã khiến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trở nên liên tục, khăng khít hơn.

Đặc biệt, với tính năng riêng biệt, ứng dụng còn trở nên cực kỳ hữu ích với các gia đình có con học hòa nhập.

Với sáng kiến này, cô Trương Thị Hiền đã được trao danh hiệu Nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo năm 2022.

Cô giáo tiểu học và ứng dụng Sổ tay đến trường - Hình 1

Khi ứng dụng ra đời, lớp 1A9 của cô được triển khai đầu tiên và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh. Đến đầu năm học 2022-2023, nhà trường triển khai thêm mỗi khối 2 lớp và học kỳ 2 tới đây, toàn bộ các lớp học trong nhà trường sẽ sử dụng ứng dụng “Sổ tay đến trường”. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 2008, cô giáo Trương Thị Hiền (sinh năm 1986) nhận công tác tại Trường Tiểu học Tân Định (quận Hoàng Mai) và gắn bó tới nay. Với sự tận tình, trách nhiệm và chuyên môn vững, cô giáo Hiền luôn được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Năm học 2022-2023, cô được giao chủ nhiệm lớp 1A9.

Ứng dụng “Sổ tay đến trường” do cô Hiền xây dựng có 3 mục chính gồm: Hoạt động hàng ngày; Khoảnh khắc đáng nhớ và Chia sẻ kết nối. Trong mục Hoạt động hàng ngày, phụ huynh, học sinh sẽ dễ dàng thấy được các công việc, nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Nhiệm vụ, công việc của học sinh được giáo viên cập nhật theo ngày, theo tuần trên ứng dụng.

Mục Khoảnh khắc đáng nhớ được xây dựng để giáo viên có thể chủ động tạo ra các album, trong đó cập nhật các hoạt động hằng ngày, các phong trào thi đua qua hệ thống video và hình ảnh. Phụ huynh sẽ biết được những hoạt động ở trường của con em mình trong mục này.

Đặc biệt nhất trong ứng dụng “Sổ tay đến trường” là mục Chia sẻ kết nối. Những tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh sẽ được giáo viên và nhà trường giải đáp kịp thời, lại còn đảm bảo bí mật và tính riêng tư. Việc này nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của các phụ huynh, nhất là các phụ huynh có con học hòa nhập.

Cô Trương Thị Hiền chia sẻ, ý tưởng xây dựng ứng dụng “Sổ tay đến trường” xuất phát từ thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường học trực tiếp. Mọi liên hệ giữa giáo viên và học sinh đều thông qua màn hình máy tính. Thêm vào đó là xu thế số hóa giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần có những ứng dụng, phần mềm có sự tương tác cao nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và học sinh.

“Thực tế, hiện nay, nhiều gia đình không có nhiều thời gian và điều kiện để kiểm soát việc học của con. Trong khi đó thời gian con ở trường chiếm phần lớn nên các phụ huynh rất cần có hình thức nào đó kết nối thường xuyên với nhà trường, giáo viên. Điều này càng cần thiết đối với phụ huynh của những học sinh tham gia học hòa nhập”, cô Hiền tâm sự.

Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Tân Định, cô Hiền phối hợp với đội ngũ giáo viên tin học của Nhà trường triển khai thiết kế giao diện, cụ thể hóa những ý tưởng ban đầu. Khi ứng dụng ra đời, lớp 1A9 của cô được triển khai đầu tiên và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh. Đến đầu năm học 2022-2023, Nhà trường triển khai thêm mỗi khối 2 lớp và học kỳ 2 tới đây, toàn bộ các lớp học trong nhà trường sẽ sử dụng ứng dụng “Sổ tay đến trường”.

Cô giáo tiểu học và ứng dụng Sổ tay đến trường - Hình 2

Sự sáng tạo của cô Hiền đã thể hiện rõ về một giáo viên đầy tâm huyết, luôn đau đáu cho sự nghiệp giáo dục. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Video đang HOT

Ứng dụng nhận được sự ủng hộ của phụ huynh và đã giải tỏa nỗi băn khoăn cho phụ huynh về việc quyết định không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Qua ứng dụng, phụ huynh được theo dõi bảng đánh giá học sinh qua từng giai đoạn và yên tâm khi thấy con có thể đáp ứng yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng, không nhất thiết phải đi học trước.

Điều cô Hiền tâm đắc nhất trong ứng dụng là việc giúp ích rất nhiều cho quá trình dạy học theo định hướng cá thể hóa, nhất là với các em học sinh hòa nhập. Cô giáo lựa chọn tính năng giao nhiệm vụ riêng cho từng học sinh trong ứng dụng sổ tay đến trường. Điều này giúp các em không cảm thấy mình bị phân biệt hay bị bỏ rơi so với các bạn cùng lớp.

Lớp 1A9 có 1 học sinh học hòa nhập. Em gặp khó khăn trong việc giao tiếp nhưng có nhiều điểm mạnh khác như có thể ghi nhớ và tái hiện lại sự việc dưới dạng hình ảnh khá tốt. Nhờ có ứng dụng, cô đã có phương pháp giáo dục phù hợp, giúp em tiến bộ rất nhiều trong việc học tập ở trường. Thay vì giao nhiệm vụ tập kể và diễn lại câu chuyện cho người thân nghe giống như học sinh cả lớp, cô Hiền đã giao cho em tập kể lại bằng lời hoặc tái hiện lại nội dung câu chuyện bằng tranh vẽ. Nhiệm vụ này chỉ xuất hiện trên đúng tài khoản của em để em không cảm thấy mình khác biệt so với các bạn trong lớp và em đã làm bài rất tốt.

“Khi mới triển khai ứng dụng, chỉ có khoảng 1/3 số phụ huynh trong lớp sử dụng. Qua thời gian, nhận thấy tính hữu ích của ứng dụng, đến nay, gần như 100% phụ huynh trong lớp tôi đều truy cập thường xuyên và coi ứng dụng là một phần không thể thiếu khi con mình đến trường”, cô Trương Thị Hiền tâm sự.

Đánh giá về ứng dụng “Sổ tay đến trường”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Định Trần Thị Bích Liên cho biết, qua một thời gian triển khai, ứng dụng đã đem lại hiệu quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Nhà trường đã tích hợp ứng dụng trên website của nhà trường và sẽ có kế hoạch triển khai đến tất cả các lớp.

“Sự sáng tạo của cô Hiền đã thể hiện rõ về một giáo viên đầy tâm huyết, luôn đau đáu cho sự nghiệp giáo dục. Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Tân Định luôn tạo điều kiện và ủng hộ hết mình cho các sáng kiến hữu ích của giáo viên, nhân viên”, cô Trần Thị Bích Liên chia sẻ.

“Ý tưởng sáng tạo của cô giáo Trương Thị Hiền thiết thực, gắn với nhu cầu cấp thiết hiện nay, đó là sự kết nối giữa nhà trường và gia đình trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng của cô Hiền tương tác nhiều chiều chứ không chỉ một chiều như sổ liên lạc điện tử mà các trường đang sử dụng hiện nay. Đây là ý tưởng rất hay và cần nhân rộng”, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa nhận xét.

Lớp học của những đứa trẻ 'đặc biệt'

Để mang lại niềm vui, kiến thức cho trẻ khuyết tật là mồ hôi, có khi kèm theo cả nước mắt của các thầy, cô giáo.

Lớp học của những đứa trẻ đặc biệt - Hình 1

Cô Lương Thị Hồng Phượng hướng dẫn Quốc Khánh đọc chữ Braille (chữ viết dành cho người khiếm thị).

Xung phong dạy trẻ khuyết tật

"Tôi đã gắn bó với Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội được hơn 12 năm. Khi dạy cho các em, tôi càng thấu hiểu khó khăn, thiệt thòi của những đứa trẻ khuyết tật. Bản thân tôi cũng là người khiếm thị nên rất đồng cảm và thương các em. Khi lũ trẻ biết đọc, viết, tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi muốn cống hiến sức lực, kiến thức của mình nhằm giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội để sau này có thể tự kiếm sống lo cho bản thân", cô Long bộc bạch.

8 năm trước, cô Lương Thị Hồng Phượng, giáo viên điểm trường Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum - Trường Tiểu học Quang Trung (TP Kon Tum) đã viết đơn tình nguyện đến giảng dạy cho trẻ khiếm khuyết.

Cô Phượng đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn, khuyết tật cần được che chở trong những chuyến thiện nguyện. Thương cho số phận bất hạnh của lũ trẻ nên khi được luân chuyển về Trường Tiểu học Quang Trung, cô đã viết đơn xung phong đến điểm trường Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội dạy học.

"Thời điểm đó, nhiều người ngăn cản khi tôi xung phong giảng dạy trẻ khuyết tật. Bởi công việc này rất khó khăn, vất vả và khá nguy hiểm vì trẻ không kiểm soát được hành vi của mình. Nhưng tôi nghĩ rằng, các em đã quá thiệt thòi nên rất cần sự yêu thương, bù đắp của xã hội. Do đó, tôi muốn giảng dạy, yêu thương lũ trẻ để chúng vượt lên số phận và hòa nhập với xã hội", cô Phượng tâm sự.

Những ngày đầu mới về trường, đôi lúc cô Phượng thấy bất lực vì học trò nghịch ngợm, phá phách và không nghe lời. Có em bị tăng động, đang ngồi học chạy đến đánh bạn, đánh cả giáo viên. Mặc dù mệt mỏi, nhưng nghĩ đến lý do gắn bó với nơi này, cô Phượng vượt qua bằng những cái ôm ấm áp dành cho trò. Ở lớp học này, mỗi em một lứa tuổi, suy nghĩ... nên cô Phượng phải thay đổi, thích nghi và đôi khi phải chiều theo học trò. Sau một học kỳ, cô Phượng cũng quen dần với môi trường giáo dục mới.

"Con mình sinh ra may mắn có được cơ thể khỏe mạnh, lành lặn. Nhưng nếu trong trường hợp con bị khuyết tật tay chân, thiểu năng... nếu không có ai quan tâm, dạy dỗ thì rất thiệt thòi. Do đó, tôi luôn xem học trò như con để có thể dành trọn vẹn tình cảm và sự yêu thương", cô Phượng bộc bạch.

Lớp học của những đứa trẻ đặc biệt - Hình 2

Buổi học của những đứa trẻ "đặc biệt" chủ yếu là đọc, viết bảng chữ cái.

Vừa dạy, vừa dỗ

Giờ học ở lớp "đặc biệt" không chỉ đơn giản là dạy các em cách phát âm, nói, viết..., mà còn là sự kiên trì, nhẫn nại chỉ bảo từng ly từng tí. Lớp 3K1 của cô Trần Thị Quyên (53 tuổi) có 8 học sinh. Thế nhưng chưa có tiết nào cô Quyên dạy trọn vẹn, bởi có khi đang học các em lại la hét, đập bàn ghế hoặc chạy ra khỏi lớp.

18 năm gắn bó với lớp học đặc biệt này, cô Quyên chẳng thể nhớ mình đã giảng dạy cho biết bao thế hệ học trò. Cô kể, những ngày đầu mới về, Trung tâm chỉ có vỏn vẹn 2 lớp học, dần dần học sinh đông nên lớp cũng tăng.

"Nhiều năm về trước, phụ huynh còn lo lắng xã hội dị nghị nên ít quan tâm đến việc học của trẻ khuyết tật. Sau này, nhà trường tuyên truyền nên gia đình đưa các em đến lớp ngày một đông. Thế nhưng có những em đến lớp dù đã 6 - 7 tuổi nhưng đi không vững, nói chẳng được... Trải qua một thời gian học tập, các em dần quen mặt chữ và được giáo dục, hướng dẫn kỹ năng sống nên phụ huynh rất yên tâm", cô Quyên tâm sự.

Lớp học của những đứa trẻ đặc biệt - Hình 3

Cô Trần Thị Quyên luôn xem học trò như con của mình.

Tuy chung một lớp, nhưng mỗi học sinh lại thuộc dạng khuyết tật khác nhau. Có em bị khuyết tật vận động, học sinh khác thì bị tật nhìn, nghe nói hay trí tuệ... Chính vì vậy, suy nghĩ của các em cũng chẳng giống nhau. Có những em đang ngồi học lên cơn tự đập đầu lên tường, bàn học. Em khác thì lại chạy ra ngoài rồi leo lên cây hoặc chui vào bụi rậm để trốn.

"Những lúc các em động kinh hoặc nghịch ngợm, phá phách mình phải nhẹ nhàng khuyên nhủ chứ không được lớn tiếng. Bên cạnh đó, tôi luôn chuẩn bị kẹo, bánh dỗ dành học sinh. Để gắn bó được với lớp học đặc biệt này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và nhẹ nhàng, tình cảm", cô Quyên chia sẻ.

Ngần ấy năm gắn bó với trẻ khuyết tật có những mảnh đời khiến cô Quyên không kìm được nước mắt. Như trường hợp của em Vi Tâm Phượng (SN 2009), bố bỏ mấy mẹ con đi từ khi em còn nhỏ. Mẹ bị tàn tật nên 3 anh em Phượng phải nương nhờ bà ngoại. Thế nhưng, bà ngoại tuổi cao, sức yếu nên chẳng đủ sức nuôi mấy miệng ăn. Khi lên 6 tuổi, Phượng được bà ngoại gửi vào Trung tâm do bị tăng động, đôi lúc lên cơn lại đập phá đồ đạc. Ngoài những lúc như vậy, Phượng rất ngoan ngoãn và lễ phép.

Còn em Nguyễn Thị Thu Nhi bị khuyết tật vận động nên không thể tự đi và vệ sinh cá nhân như mọi người. Trong thời gian học tập tại trường, em thường xuyên tâm sự muốn gọi cô Quyên là mẹ vì cảm nhận được hơi ấm và tình cảm gia đình.

Lớp học của những đứa trẻ đặc biệt - Hình 4

Cô Đỗ Thị Thanh Long cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh của những đứa trẻ khiếm khuyết.

Hạnh phúc khi thấy học trò biết đọc, biết viết

Từ khi lọt lòng mẹ, đôi mắt của cô giáo Đỗ Thị Thanh Long (SN 1982) đã chẳng thể nhìn rõ mọi vật và kém dần theo thời gian. Thế nhưng, cô vẫn cố gắng học tập với mong muốn có kiến thức và kiếm được việc làm ổn định.

"Con người, sự vật qua mắt tôi đều mờ ảo. Do đó, mỗi khi đọc sách, viết chữ tôi phải nhờ sự hỗ trợ của chiếc kính lúp. May mắn tôi có thể vượt qua được chính mình để học tập và kiếm được công việc đúng như mong muốn", cô Long tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp ngành Hóa môi trường - Trường Đại học Đà Lạt, cô Long giảng dạy tại một ngôi trường dành cho trẻ khiếm thị tại TP Hồ Chí Minh. Một thời gian sau, cô quyết định trở về quê nhà để hỗ trợ, giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết. Ngoài dạy chữ cho trẻ khiếm thị, cô đảm nhận dạy môn Âm nhạc, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử... với gia đình, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

Lớp học của những đứa trẻ đặc biệt - Hình 5

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum.

Cô Mai Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, cho biết, năm học 2022 - 2023 trường có 50 học sinh khuyết tật từ 6 đến 18 tuổi. Trong đó có 16 em là người của Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum còn 34 học sinh được phụ huynh gửi gắm học tập.

Theo cô Dung, học sinh của trường chủ yếu là khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị và tăng động... Do đó, nhà trường phân theo lớp ghép nhiều trình độ để giảng dạy. Mỗi lớp có sĩ số từ 8 - 10 học sinh để giáo viên dễ dàng dạy kiến thức và trông coi, quản lý. Tuy nhiên, trường chưa có giáo viên được đào tạo dạy trẻ khuyết tật nên thầy, cô tự bồi dưỡng để có thể thích nghi, dạy tốt.

"Với học sinh nơi đây, nhà trường không áp lực về kiến thức mà chủ yếu giáo dục kỹ năng sống để các em dễ dàng hòa nhập. Mặc dù ít học sinh nhưng giáo viên giảng dạy tại Trung tâm lại vất vả hơn rất nhiều so với thầy cô tại trường chính. Bởi, mỗi em một tính cách nên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại. Bên cạnh đó phải biết thấu hiểu, yêu thương trẻ mới có thể gắn bó lâu dài", cô Dung nói.

Em Vương Quốc Khánh (18 tuổi) có mẹ em đi xuất khẩu lao động tại Trung Quốc, còn bố thì làm ăn xa. Từ khi sinh ra, em bị khiếm thị, đến năm 2013 được gia đình gửi vào Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội ở, học tập. "9 năm sinh sống tại đây em rất vui và hạnh phúc khi được thầy cô dạy kiến thức và chơi đùa cùng các bạn. Em ước mơ sau này có thể kiếm sống bằng chính lời ca, tiếng hát của mình", Khánh bộc bạch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
15:13:01 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuêẢnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
16:03:17 18/05/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?
16:49:19 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạDrama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
17:21:47 18/05/2025
Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mậtChàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật
18:57:16 18/05/2025
Chu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xeChu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xe
16:43:58 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
16:59:30 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
15:26:29 18/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Thế giới

21:08:36 18/05/2025
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đề xuất xây dựng khung pháp lý rõ ràng về trách nhiệm khi các hệ thống AI gây ra thiệt hại mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người.
Tôi bầu 7 tháng vẫn cố đi làm lấy lương, trưa nắng chóng mặt không được nghỉ ngơi còn bị mẹ chồng bắt dậy nấu nướng

Tôi bầu 7 tháng vẫn cố đi làm lấy lương, trưa nắng chóng mặt không được nghỉ ngơi còn bị mẹ chồng bắt dậy nấu nướng

Góc tâm tình

21:06:56 18/05/2025
Vốn dĩ trước khi cưới tôi đã xác định tinh thần là không được ảnh hưởng bởi những quan điểm bên ngoài về chuyện mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng ở được 1 tuần, 1 tháng, rồi nửa năm, tôi dần nhận ra
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z

Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z

Nhạc việt

20:46:55 18/05/2025
Nguyễn Đức Minh Dương, hay còn gọi là Duông Drum, sinh năm 2002, là một trong những tay trống đầy triển vọng của Việt Nam.
TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'

TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'

Thế giới số

20:41:41 18/05/2025
TheoGizChina, nền tảng video ngắn TikTok vừa tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới sáng tạo, bằng việc tung ra một công cụtrí tuệ nhân tạo(AI) mới đầy mạnh mẽ mang tên AI Alive .
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?

Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?

Sao châu á

20:38:38 18/05/2025
Cho tới nay, dù đã ly hôn hơn 1 thập kỷ, Trương Bá Chi vẫn được Tạ Đình Phong và bố anh - tứ ca Tạ Hiền khen ngợi hết lời.
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31

Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31

Sao âu mỹ

20:30:58 18/05/2025
Nam rapper người Pháp nghệ danh Werenoi đã qua đời ở tuổi 31, chỉ vài giờ trước khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn.
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8

Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8

Sao việt

20:25:14 18/05/2025
Mới ngày nào còn là cậu bé chạy theo mẹ trên phim trường, giờ đây Cà Pháo đã trở thành 1 chàng trai khỏe mạnh và luôn yêu thương bố mẹ.
Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Pháp luật

20:13:04 18/05/2025
Chiều 18/5, Công an tỉnh Hà Nam thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa bắt giữ nhóm đối tượng thực hiện hành vi Trộm cắp tài sản của người dân về chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Guardiola tức giận với Henderson

Guardiola tức giận với Henderson

Sao thể thao

19:17:52 18/05/2025
Sau chiến thắng lịch sử của Crystal Palace trước Man City ở chung kết FA Cup khuya 17/5, Pep Guardiola và thủ môn Dean Henderson có màn tranh cãi căng thẳng trên sân.
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Phim châu á

19:15:57 18/05/2025
Nếu Thám Tử Kiên vất vả lắm mới vượt mặt Vòng Tay Nắng để chạm ngôi vương thì Doraemon Movie 44 chỉ cần 1 ngày đã làm được điều tương tự. Cho thấy thương hiệu Mèo Máy vẫn rất hot tại VN.
Vắng bóng sóng stream, hot girl Liên Quân trần tình về tin đồn "bí mật"

Vắng bóng sóng stream, hot girl Liên Quân trần tình về tin đồn "bí mật"

Netizen

18:54:49 18/05/2025
Từng dành nhiều thời gian gắn bó, xây dựng cộng đồng, chứng minh tên tuổi, cô nàng streamer Bé My (Mỹ Hạnh) là một trong những hot girl Liên Quân Mobile nổi bật.