Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa

“Nhận tin bài viết đạt giải, tôi mừng lắm! Đây là cuộc thi lớn, nghĩa là sẽ có nhiều người biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết đến thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh”.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 1

Cô Trần Thị Thu Hiền – GV Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đạt giải cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”.

Đó là chia sẻ của cô Trần Thị Thu Hiền, một trong những tác giả đạt giải cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” năm học 2020 – 2021. Tác phẩm của cô mang tên “Thầy hiệu trưởng vùng cao tâm huyết với sự nghiệp trồng người”. “Nhân vật” trong bài chính là thầy hiệu trưởng nơi cô Hiền dạy học – ngôi trường vùng biên giới khó khăn bậc nhất Nghệ An, nằm dưới nóc nhà của dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cảm xúc từ tâm huyết của thầy hiệu trưởng

Cô Trần Thị Thu Hiền hiện là giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Nhưng cô chỉ mới về đây nhận công tác hơn 1 năm. Trước đó, cô đã từng có gần 15 năm dạy học tại Na Ngoi, cũng là một xã biên giới nằm dưới nóc nhà dãy Trường Sơn.

Khi nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới, cô Hiền không khỏi lo lắng. “Tôi có gọi cho hiệu trưởng là thầy Nguyễn Công Danh, và được thầy động viên, khích lệ “cứ sang đi, có khó khăn gì sẽ cùng nhau chia sẻ, giải quyết”. Bên cạnh đó, đồng nghiệp cũng đón nhận và giúp đỡ tôi nhiệt tình từ công việc đến sinh hoạt.

Thời gian đầu, tôi được tạo điều kiện ở nhà công vụ trong trường. Sau đó, do còn nuôi con nhỏ, nên tôi ra ngoài thuê nhà dân ở gần đơn vị bộ đội biên phòng của chồng, cách trường khoảng 4 – 5km”, cô Hiền cho biết.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 2

Cô Trần Thị Thu Hiền cùng nữ đồng nghiệp tại Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)

Ngôi trường mang tên con sông Nậm Típ dành cho học sinh 2 xã Mường Típ và Mường Ải. Trường có 417 học sinh nhưng có tới 301 em ở bán trú, chiếm hơn 75%. Lớp 7B của cô Hiền chủ nhiệm cũng có tới 27/33 học sinh bán trú, chỉ có 6 em nhà gần trường tự đi về. Học sinh bán trú được hưởng chế độ theo Nghị định 116 với mức hỗ trợ bằng 50% tháng lương cơ bản và 15kg gạo/học sinh/tháng. Số kinh phí này để đảm bảo nuôi ăn ở cho học sinh từ thứ 2 đến thứ 6 rất vất vả. Đặc biệt là các em đang “tuổi ăn tuổi lớn”.

Video đang HOT

Vì vậy, nhà trường tăng gia sản xuất để thêm thức ăn cho học sinh, và thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh chính là người tiên phong. Để có vườn rau cho trò, thầy cô phải lội sang bên kia sông, khai hoang, cuốc đất. Chỉ ở gần sông mới có nước tưới. Thời gian rảnh, thầy Danh lại miệt mài lên nương. Vựa rau của thầy trò cứ thế ngày một rộng hơn.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 3

Vườn rau xanh tốt do thầy cô Nguyễn Công Danh – Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Nậm Típ khởi xướng và duy trì nhiều năm học

So với Na Ngoi, dù cũng là vùng biên giới, nhưng thời tiết, khí hậu ở 2 xã này khắc nghiệt hơn. Mùa hè nắng nóng, mùa mưa thường trực đối mặt với lũ quét, lũ ống. Ấy vậy mà vườn lúc nào cũng xanh tốt. Ngoài ra, trường còn nuôi hàng chục con lợn, thả gà, đào ao nuôi cá, ếch… để có thực phẩm tươi sạch cho trò.

“Tôi nhớ khi mới khai giảng xong, cũng đang vào mùa mưa lũ. Nước sông suối dâng cao, chảy xiết. Cô giáo và học sinh không dám sang bên vườn rau. Vậy mà thầy hiệu trưởng xắn quần, lội qua nước lớn để hái rau cho trò. Có lần thầy về quê ở huyện Tân Kỳ, chỉ lo mang theo 1 bì cây giống để trồng vụ mới. Hình ảnh ấy khiến tôi xúc động, ấn tượng mãi. Dù chỉ mới đến công tác ở trường, nhưng tôi cảm nhận được đó là người thầy cực kỳ tâm huyết, lo lắng cho học sinh từ những điều nhỏ nhất”, cô Hiền kể.

Mừng vì câu chuyện thật được công nhận, lan tỏa

Năm học 2020 – 2021, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi viết Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác. Thông tin cuộc thi cũng được Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An gửi về các trường học trực thuộc. “Đọc thể lệ, tôi nghĩ ngay đến việc viết về thầy Danh. Đó thực sự là một tấm gương lớn để những giáo viên như chúng tôi noi theo”, cô Hiền nói.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 4

Ngôi trường vùng biên giới này có tới 75% học sinh bán trú

Thời gian về trường, cô Hiền thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân công và được ban giám hiệu quan tâm hướng dẫn. Đối với công tác bán trú, dù ở trọ xa trường, cô Hiền vẫn nhận lịch trực quản lý học sinh. Trường PT DTBT THCS Nậm Típ có học sinh ở cả 3 thành phần dân tộc, Khơ Mú, Thái, Mông. Trong đó hộ nghèo chiếm tới 90%. Hòa nhập vào môi trường mới, cô cho biết sự tận tâm, nhiệt huyết với học sinh của giáo viên nhà trường được truyền lửa từ thầy hiệu trưởng.

“Đến nay, gần về hưu thầy vẫn đang “cắm bản”, dành phần lớn thời gian cho học sinh 2 xã biên giới Mường Típ, Mường Ải. Và cuộc thi của Bộ GD&ĐT, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức là dịp để tôi được nói những diều mình chứng kiến, cảm nhận. Và cứ thế tôi viết ra rất nhanh”, cô Hiền nói.

Người báo tin kết quả dự thi cho cô Hiền cũng chính là thầy Danh. “Hôm đó, tôi được thầy gọi điện chúc mừng, thông báo bài viết của mình đạt giải. Lúc đó, cảm xúc của tôi khó tả lắm, không dám tin, còn hỏi lại – “Có thật không thầy, thầy có… lừa em không”! Thầy giải thích do số điện thoại của tôi không liên lạc được, nên ban tổ chức gọi về cho Phòng GD&ĐT nhờ thông báo với nhà trường và tác giả. Lúc ấy tôi mới tin bài viết của mình đạt giải, và gọi báo tin cho mọi người”, cô Hiền nhớ lại.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 5

Thầy Nguyễn Công Danh (đeo phù hiệu) giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm bếp ăn bán trú của nhà trường

Cô Hiền cũng tâm sự, khi đặt bút viết, cô nghĩ mình chỉ là một giáo viên dạy văn bình thường ở một ngôi trường vùng sâu vùng xa. Chắc hẳn có nhiều người giỏi giang, tài năng hơn. Nhưng cô cứ viết bằng cảm xúc của mình, bằng những sự việc thực diễn ra hằng ngày. Câu chuyện về trường Nậm Típ, về thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh là có thật chứ không phải hư cấu, tưởng tượng thêm vào. Khi gửi bài dự thi, cô cũng thầm ước mình được giải. Và giờ đây, điều ước đó đã thành sự thật.

Cô giáo vùng cao tâm sự thêm, dù chưa biết đạt giải gì, nhưng biết tin được giải đối với cô đã là một niềm vui to lớn, để cô chia sẻ với gia đình, đồng nghiệp, học sinh. “Cuộc thi được tổ chức trên toàn quốc, nghĩa là những gì mình viết được ghi nhận, nhiều người sẽ biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Đó cũng là ý nghĩa lớn nhất mà tôi nhận được” – cô Hiền bày tỏ.

Gặp thầy giáo tình nguyện lên "gieo chữ" ở nơi biên viễn

Nói về những khó khăn của giáo dục vùng biên là vô cùng. Câu chuyện thầy giáo Lê Đỗ Tuấn (SN 1983, giáo viên trường THCS Yên Khương, huyện Lang Chánh) với những năm tháng bám bản, bám lớp, vận động con em đến trường được ví như một cổ tích trong cảm mến của bà con vùng biên.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh, sau khi tốt nghiệp đại học, chàng thanh niên Lễ Đỗ Tuấn được phân công giảng dạy ở một trường miền xuôi. Tuy nhiên, với hoài bão và tình yêu thương với trẻ em vùng cao, Lê Đỗ Tuấn đã viết tâm thư xin tình nguyện lên xã vùng biên Yên Khương (huyện Lang Chánh) để công tác.

Chia sẻ về những lựa chọn của mình khi ấy, thầy Tuấn bảo đó là cái duyên. Và cái duyên đó bắt nguồn sau một chuyến đi thực tế của lớp đại học lên với trẻ em vùng cao, từ đó cho thầy những gần gũi, yêu thương.

"Cảm nhận cuộc sống của người dân vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là trẻ, sự học vẫn chưa được các gia đình chú trọng, chính điều đó đã hun đúc quyết tâm, sự lựa chọn sau này của tôi", thầy Lê Đỗ Tuấn chia sẻ.

Mới đầu, sự lựa chọn bị gia đình, người thân khuyên nhủ, ngăn cản. Tuy nhiên, khi phân tích ý chí, nguyện vọng bản thân mọi người chuyển sang chúc "chân cứng đá mềm".

Năm 2006, khi mới lên với bà con vùng biên, nói về những khó khăn bấy giờ, thầy Tuấn bảo kể không xiết. Nào cách trở về ngôn ngữ, phong tục tập quán cho tới cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông...

Thầy nhớ, để đến với trường, với bản thì dốc Bả Vai án ngữ tuyến tỉnh lộ 530 bấy giờ được xem như rào cản lớn nhất về giao thông. Lần nào cũng vậy, để về thăm gia đình rồi lại ngược lên trường, lên lớp, chiếc Drem cũ vào mùa mưa lần nào cũng phải quấn xích để ngược dốc, chốc chốc lại phải dừng xe để gảy đất quanh bánh... Qua được dốc thì người cũng ướt như chuột lột. Thầy bảo, nếu không có sức khỏe thì khó có thể chinh phục được con đường.

Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, đường sá, giao thông thì việc vận động học sinh đến lớp, học sinh không bỏ học khó khăn và trở ngại lớn nhất. Nói vui, nhưng thực tiễn, có những hôm thầy cô nhà trường phải lên tận rẫy "bắt" học sinh về lớp học. Giải thích cho phụ huynh thì họ không nghe, còn bảo: "Không làm lấy gì để ăn, cái chữ có làm no cái bụng không?".

Để vận động con em tới lớp, chỉ mình thầy cô là không đủ. Nhà trường phải mời đến già làng, trưởng bản, người có uy tín vào cuộc. Nhiều nhà vì thế đã nghe theo.

Rồi những hủ tục trong dựng vợ, gả chồng, chuyện học sinh nay học mai bỏ để lấy vợ, lấy chồng là chuyện không hiếm lúc bấy giờ.

Thầy Tuấn lấy dẫn chứng từ chính học sinh của mình, đó là trường hợp em Vi Văn V - học tới lớp 9 thì bỏ, gia đình không cho đi học. Khi đó thấy Tuấn là chủ nhiệm lớp vào vận động. V bảo, bố mẹ bắt vợ cho rồi nên không học nữa, đi rẫy làm nương lo cái ăn thôi. Sau khi cán bộ thôn bản đến nhà phân tích, vận động thì gia đình mới cho V đi học trở lại. Bấy giờ V mới tâm sự là muốn đến lớp học, chơi với các bạn, chưa muốn lấy vợ.

Gặp thầy giáo tình nguyện lên gieo chữ ở nơi biên viễn - Hình 1


Thầy Tuấn vui mừng khi không còn tình trạng học sinh bỏ học sớm

Còn nhiều câu chuyện mà chính bản thân thầy Lê Hữu Tuấn đến bây giờ vẫn không thể quên.

Chia sẻ thêm về đời tư, thầy Tuấn se se chiếc nhẫn cưới trên tay mở lòng: "Sau 3 năm công tác, thì cũng bén duyên với Lương Thị Huân (ở bản Chí Lý). Cưới vợ, cũng là lúc mình chấm dứt giai đoạn ở trọ để chuyển sang giai đoạn ở rể. Đến nay hai vợ chồng đã có nhà riêng, 2 mặt con".

Thầy Hà Văn Tấn - Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khương chia sẻ: Vượt qua không ít những khó khăn, đến nay nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành mà ngôi trường tranh tre ngày nào nơi thầy giảng dạy đã được thế chỗ bằng ngôi trường khang trang, rộng rãi. Tình trạng học sinh bỏ học cũng không còn diễn ra. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đăng ký đi xuất khẩu lao động, có thu nhập. Các gia đình đã nhận thức được vai trò của con chữ và xem nó như tiêu chí để thoát nghèo.

"Tôi đánh giá cao chuyên môn giảng dạy cũng như nhiệt huyết của thầy Tuấn. Trong suốt 15 năm gieo chữ ở ngôi trường còn nhiều khó khăn này, thầy Tuấn luôn là tấm gương sáng cho các thầy cô, học trò noi theo", Thầy Tấn nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?
09:34:27 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề yKhởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
11:04:31 17/05/2025
Dược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắtDược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắt
09:09:14 17/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
11:23:00 17/05/2025
Vụ 2 người đàn ông tử vong ở Bình Chánh: Mâu thuẫn trong lúc nhậuVụ 2 người đàn ông tử vong ở Bình Chánh: Mâu thuẫn trong lúc nhậu
10:46:03 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
11:10:38 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hônCuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
12:05:59 17/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
10:46:05 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tình trạng đáng lo của ca sĩ Phan Đinh Tùng sau tai nạn

Tình trạng đáng lo của ca sĩ Phan Đinh Tùng sau tai nạn

Sao việt

15:17:33 17/05/2025
Anh đang trong quá trình điều trị với thuốc, cần đợi thêm 2 tuần mới có kết quả chính xác về tình trạng của màng nhĩ. Khả năng nghe của tai phải hiện chỉ còn 20-30%.
Clip nữ diễn viên né ong đốt khi đang tạo dáng trên thảm đỏ gây sốt

Clip nữ diễn viên né ong đốt khi đang tạo dáng trên thảm đỏ gây sốt

Sao âu mỹ

15:09:26 17/05/2025
Chuyện gây xôn xao ở Cannes lúc này là biểu cảm của nữ diễn viên Emma Stone khi suýt bị ong đốt thời điểm đang tạo dáng cùng đoàn phim trên thảm đỏ.
NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ

NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Lan Anh hát ngợi ca Bác Hồ

Nhạc việt

15:05:36 17/05/2025
NSND Phạm Phương Thảo, Lan Anh, Vũ Thắng Lợi sẽ thể hiện những ca khúc quen thuộc về Bác Hồ đã in sâu trong trái tim hàng triệu người Việt Nam
Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm

Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm

Pháp luật

15:02:10 17/05/2025
Cho vay tiền với lãi suất cắt cổ lên đến 360%/năm, Bùi Quang Tú đã bị công an bắt. Điều đáng nói, Tú từng có 2 tiền án, tiền sự về tội Cố ý gây thương tích và Giết người .
Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc

Triệu Lệ Dĩnh dẫn đạo diễn về nhà riêng đọc kịch bản khuya, con trai thái độ sốc

Sao châu á

14:56:08 17/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh vướng nghi vấn tái hôn với đạo diễn Triệu Đức Dận. Cả hai thường xuyên xuất hiện bên nhau trong các sự kiện không mang tính công việc, thậm chí có lần Triệu Lệ Dĩnh bỏ cả lễ trao giải Hoa Biểu để hẹn hò cùng đạo diễn hơn 5...
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?

Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?

Tv show

14:52:26 17/05/2025
Ý Nhi liên tục vướng vào những tranh cãi và áp lực dư luận, trong khi một số đối thủ mạnh bất ngờ rút lui, nhiều người kỳ vọng đây sẽ là cơ hội vàng cho Ý Nhi. Liệu Ý Nhi có thể vượt qua bão truyền thông và tỏa sáng đúng lúc?
Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách

Lợi ích và tác dụng phong thủy khi đặt gương trong phòng khách

Sáng tạo

14:52:18 17/05/2025
Việc đặt gương trong phòng khách không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn có nhiều lợi ích về phong thủy và không gian sống.
Vĩnh Thích Ăn Ngon hiếm hoi lên tiếng bức xúc, đấu khẩu Mia Lê, réo Phạm Thoại

Vĩnh Thích Ăn Ngon hiếm hoi lên tiếng bức xúc, đấu khẩu Mia Lê, réo Phạm Thoại

Netizen

14:46:08 17/05/2025
Ồn ào liên quan đến Vĩnh Thích Ăn Ngon - 1,9 triệu người theo dõi và Mia Lê - 1 triệu người theo dõi đang là từ khoá lọt top tìm kiếm phổ biến. Thậm chí, có liên quan đến cả Phạm Thoại.
Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ

Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ

Xe máy

14:35:33 17/05/2025
Vespa Sprint và Primavera 2025 được nâng cấp trong thiết kế, tiện nghi và công nghệ an toàn, đồng thời giá bán cũng tăng 2-6 triệu đồng so với bản trước.
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười

Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười

Phim châu á

14:32:51 17/05/2025
Bộ phim 18+ đang gây bão phòng vé Hàn Quốc không chỉ phá kỷ lục về lượng người xem mà còn khiến khán giả bàn tán sôi nổi.
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem

Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem

Hậu trường phim

13:57:06 17/05/2025
Tiêu Chiến không chỉ khoe nhan sắc đỉnh mà còn khiến khán giả cảm nhận được sự đau khổ tột cùng của nam chính Uông Tàng Hải