Có hay không tình trạng chọn cho xong?
Từ lớp 2, năm học 2021-2022, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) chỉ còn hai bộ SGK, thay vì 4 bộ như lớp 1, năm học 2020-2021.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), sau khi bộ công bố phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT), UBND các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành lựa chọn sách và phải hoàn thành trước ngày 5-4. Để bảo đảm đúng tiến độ, các địa phương đang gấp rút hoàn thiện những bước cuối cùng của quy trình lựa chọn SGK.
Triển khai còn chậm
Từ lớp 2, năm học 2021-2022, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) chỉ còn hai bộ SGK, thay vì 4 bộ như lớp 1, năm học 2020-2021. Thông tin này đang thu hút sự chú ý của dư luận. Điều khiến nhiều phụ huynh đang có con học hai bộ SGK bị xóa tên quan tâm hiện nay là việc lựa chọn SGK lớp 2 có dẫn đến nhiều xáo trộn khi năm học qua, học sinh đã bắt nhịp và đáp ứng tốt với SGK mới.
Giáo viên Trường THCS Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) trao đổi, lựa chọn SGK lớp 6 mới. Ảnh: UYÊN NHI.
Từ kinh nghiệm triển khai dạy SGK lớp 1 mới, năm học 2020-2021, các nhà trường đều khẳng định: Với chương trình mới, việc dạy học, quản lý hoạt động dạy học sẽ bám sát chương trình, lấy chương trình làm gốc.
Vì thế, nếu lớp 2 phải dạy và học SGK khác, giáo viên và học sinh vẫn sẽ bắt nhịp được. Dù hiểu được tinh thần đó nhưng trước những khó khăn của một trường vùng cao, bà Hoàng Thị Thuận, Phó hiệu trưởng Trưởng Tiểu học và THCS Sùng Đô (Văn Chấn, Yên Bái) bày tỏ: “Nếu mỗi năm đổi một bộ sách thì nhà trường vô cùng vất vả.
Năm ngoái, học sinh trong trường đều không đủ điều kiện để mua trọn bộ SGK lớp 1. Để học sinh có sách đến trường, chúng tôi đã phối hợp với hội khuyến học xã động viên các hộ nghèo trích một phần tiền hỗ trợ mua gạo để mua sách. Năm nay, nếu địa phương lựa chọn SGK khác thì chúng tôi chưa biết xử lý như thế nào”.
Không ít giáo viên tỏ ra lạc quan khi cho rằng: Việc thay đổi SGK không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng: SGK là tài liệu rất quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng của người học.
Nếu SGK không ổn định, không thống nhất thì e rằng, học sinh sẽ không bao giờ thu nạp được kiến thức gốc, kiến thức cơ bản. Các vấn đề về giáo dục, trong đó có SGK cứ nóng lên không cần thiết như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý phụ huynh và học sinh. Việc học sinh không có được kiến thức cơ bản đang là một thực tế mà Bộ GD&ĐT cũng như ngành giáo dục cả nước cần nghiêm túc xem xét.
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở GDPT (Thông tư 25) có quy định rõ: UBND các tỉnh, thành phố phải hoàn thành việc chọn danh mục SGK sử dụng trong các cơ sở GDPT chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới, tức là trước ngày 5-4.
Thời gian đưa ra quyết định lựa chọn SGK của các địa phương không còn nhiều, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, nhiều cơ sở GDPT chỉ được tiếp cận với phiên bản SGK điện tử trên internet từ đầu tháng 3 chứ chưa có bản SGK giấy. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu rằng thời gian nghiên cứu ít có ảnh hưởng tới chất lượng lựa chọn SGK?
Video đang HOT
Một tiết học của cô và trò lớp 2A4 Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: UYÊN NHI.
Tại Trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), đến ngày 19-3, nhà trường vẫn chưa được trang bị bản SGK giấy. Giáo viên nhà trường thời điểm này đang chủ động tìm hiểu, nghiên cứu phiên bản SGK điện tử. Dẫu vậy, bà Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Phương pháp dạy theo chương trình mới đã được nhà trường tiếp cận và triển khai từ lâu, nên để bắt nhịp với SGK mới không quá khó”.
Còn tại Trường THCS Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), nhà trường đã nhận được bản SGK giấy từ ngày 18-3. Bà Hoàng Thị Vân Anh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Sau khi nhận được SGK mới bản giấy, giáo viên trong các tổ bộ môn đã tập trung nghiên cứu, thảo luận để chọn sách. Tuy nhiên, thời gian khá gấp bởi theo quy định của Sở GD&ĐT TP Hà Nội, chúng tôi phải đề xuất lựa chọn danh mục SGK trước ngày 22-3″.
Đánh giá SGK mới có nhiều ưu điểm hơn SGK hiện hành, song điều ông Trần Hoàng Thượng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Đô Lương, Nghệ An) mong mỏi: Danh mục SGK được tỉnh quyết định phê duyệt sẽ phù hợp với điều kiện vùng nông thôn như huyện Đô Lương và nhà trường được trang bị thêm cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Để tránh tình trạng giáo viên lúng túng trong việc dạy SGK mới, ông Thượng cho biết: Nhà trường ưu tiên bố trí đội ngũ giáo viên cốt cán cho việc dạy học lớp 6, bảo đảm “3 đủ” là: Số lượng, cơ cấu, chất lượng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Một tiết học của cô và trò lớp 6A3 Trường THCS Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: UYÊN NHI.
Bảo đảm tính ổn định trong lựa chọn sách giáo khoa
Bắt đầu từ năm học 2021-2022, chương trình lớp 6 sẽ tích hợp 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên và hai môn: Lịch sử, Địa lý gộp thành môn Lịch sử và Địa lý. Thời gian để bộ sách đi vào giảng dạy chỉ còn khoảng 6 tháng, trong khi hiện giáo viên mới được tiếp cận các bộ sách.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới GDPT Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) đánh giá: “Chậm in SGK cũng là điều tất yếu của các NXB, bởi vì họ cần chỉnh sửa lại bản thảo và thăm dò thị trường trước khi in và phát hành rộng rãi.
Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng nhà nước phải vào cuộc, tháo gỡ cho họ. Tuy nhiên, năm học này là năm thứ hai triển khai chương trình GDPT mới với lớp 2 và lớp 6, những vấn đề liên quan tới SGK như phản ánh ở trên, các đơn vị xuất bản cần phải rút kinh nghiệm”.
Đối với những trường học ở thành thị, việc tiếp cận với chương trình mới có lẽ sẽ không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, đối với những trường ở vùng khó khăn, trong khi điều kiện về cơ sở vật chất chưa bảo đảm để đáp ứng chương trình mới thì điều họ mong chờ nhất lúc này là tính ổn định trong việc lựa chọn SGK.
Đây cũng là một trong những nguyên tắc mà Bộ GD&ĐT đề ra tại Thông tư 25. Ông Trần Tuấn Khanh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang khẳng định: “Mọi sự thay đổi đều có ảnh hưởng, tuy nhiên tính ổn định và phù hợp tình hình địa phương là yếu tố đặt lên hàng đầu trong quy trình chọn SGK không chỉ của tỉnh An Giang mà tất cả các tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn nước rút này, các địa phương cần nỗ lực hoàn thiện những bước cuối cùng của quy trình chọn sách để bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra”.
“Bộ GD&ĐT đã có quy định cấu trúc bài học trong SGK mới, bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Các SGK đều phải đáp ứng yêu cầu này. Do đó, khi học sách này, sau đó có chuyển sang sách khác, giáo viên và học sinh sẽ không gặp khó khăn”, PGS, TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) thông tin.
Học sinh có bị ảnh hưởng khi hai bộ sách giáo khoa "biến mất"?
Trong số các bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt đưa vào sử dụng từ năm trong năm học 2021-2022, thay vì có 4 bộ sách giáo khoa mới như năm 2020, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam chỉ biên soạn 2 bộ cho lớp 2.
Như vậy, 2 bộ SGK khác của NXB Giáo dục Việt Nam là "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" đã vắng mặt. Điều này khiến không ít người thắc mắc và băn khoăn liệu việc này có gây xáo trộn ở các trường tiểu học đang dạy 2 bộ sách giáo khoa bị xóa tên.
SGK chỉ là tài liệu tham khảo quan trọng
Theo Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 9-2-2021, có 3 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Đó là bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục Việt Nam; bộ "Cánh diều" của NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
Dựa vào phân tích của Bộ GD-ĐT vào việc kết quả chọn SGK lớp 1 của các sở GD&ĐT năm 2020 cho thấy tất cả 46/46 SGK lớp 1 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được lựa chọn. Trong đó, 61 địa phương chọn ít nhất từ 3 bộ sách trở lên, tính cả SGK môn tự chọn tiếng Anh; có 35 tỉnh chọn SGK của cả 5 bộ. Những con số như vậy cho thấy việc thay đổi này sẽ có tác động ít nhiều tới việc chọn SGK lớp 2 sắp tới.
Việc hợp nhất SGK hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn SGK. Ảnh minh họa.
Chị Đỗ Hoài Thu, ở Bắc Ninh chia sẻ, con gái chị đang theo học bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực", nếu lên lớp 2 phải học bộ SGK khác, về mặt tâm lý chắc sẽ gặp không ít khó khăn. Cô và trò sẽ một lần nữa phải làm quen với nội dung và phương pháp truyền tải bài học mới, nên mong rằng, dù là học theo bộ sách nào thì cũng cần có tính kế thừa, thống nhất về ý tưởng, nội dung, hình thức thiết kế.
Từ kinh nghiệm tiếp nhận và đưa vào giảng dạy bộ SGK lớp 1 năm trước, cô Hoàng Thị Thuận, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Sùng Đô, Yên Bái cho biết: "Các bộ sách đưa ra, về mặt kiến thức là như nhau, nhưng mỗi bộ sách có cách tiếp cận, hình thức khám phá kiến thức khác nhau. Sở GD-ĐT Yên Bái đã rất quan tâm điều chỉnh nội dung, chương trình SGK cho phù hợp với lớp 6. Còn lớp 2, chúng tôi mong muốn tiếp tục được học những bộ sách đã chọn tại từng môn học tiếp lên lớp trên. Như vậy có sự liền mạch tư duy khám phá, bởi lớp 1 đã đi vào ổn định", cô Hoàng Thị Thuận bày tỏ.
Tuy nhiên, cô Hoàng Thị Thuận cũng nêu quan điểm trường cũng đã sẵn sàng tinh thần nếu dạy một bộ sách khác. Bởi điểm mới quan trọng của lần đổi mới chương trình, SGK lần này là lấy chương trình làm pháp lệnh, SGK chỉ là một tài liệu tham khảo quan trọng. Do đó, dù các bộ SGK khác nhau, nhưng đều xây dựng dựa trên chương trình và theo chuẩn đầu ra của chương trình.
"Sở dĩ xảy ra nhiều băn khoăn là bởi trước nay nhiều người vẫn coi SGK là pháp lệnh, phụ thuộc quá nhiều vào SGK. Điều đó khiến nhiều người bối rối khi chuyển sang dạy bộ sách mới. Vậy nên, chúng ta cần thay đổi tư duy, nhận thức về việc này", cô Hoàng Thị Thuận chia sẻ.
Theo một chuyên gia giáo dục, lần đầu tiên chúng ta thực hiện chủ trương Nghị quyết 88 của Quốc hội: Một chương trình nhiều SGK. Do vậy, chương trình được xây dựng theo hướng mở. Có nhiều SGK có nghĩa là có nhiều cách tiếp cận chương trình, nhiều cách thể hiện chương trình theo quan niệm, triết lý và tư tưởng sư phạm của mỗi tác giả, mỗi bộ sách. Khi SGK đã có sự tham gia của nhiều đơn vị độc lập, tùy thuộc vào nguồn lực để tham gia vào thị trường SGK.
Vị chuyên gia này cho biết, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, SGK chỉ là một phần trong câu chuyện giáo dục tổng thể. Thầy cô, học sinh không phụ thuộc vào một bộ SGK, mà đó chỉ là công cụ - một trong nhiều tài liệu tham khảo. Bởi lẽ, không có nguồn kiến thức nào là hay nhất, độc tôn, phù hợp cho mọi chủ thể giáo dục. Nền giáo dục gò bó không thể khai phóng tối đa khả năng tư duy và sự sáng tạo của người học.
Không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học
Giải đáp sự băn khoăn, thắc mắc về việc chỉ còn 2 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam ở lớp 2, PGS, TS Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập Giáo dục Việt Nam cho biết: Với tiêu chí chất lượng là ưu tiên hàng đầu, NXB Giáo dục Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, phát huy kinh nghiệm 64 năm biên soạn SGK, để làm tốt nhất 2 bộ sách.
Bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực".
"Khác với lớp 1, từ lớp 2 trở lên, NXB Giáo dục Việt Nam có 2 bộ sách: Bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hợp nhất từ bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ "Cùng học để phát triển năng lực"; bộ SGK "Chân trời sáng tạo" được hợp nhất từ bộ "Chân trời sáng tạo" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
Mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, phát triển SGK giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng SGK mới; tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành", ông Tùng cho biết.
Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng nhấn mạnh: Việc hợp nhất này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn SGK, bởi mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với học sinh lớp 1. Mặt khác, 4 bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam tuy có sự khác biệt, nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của NXB Giáo dục Việt Nam trong việc biên soạn SGK. Việc hợp nhất đã làm cho bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" nâng cao hơn nữa về chất lượng, bởi hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực"; làm cho bộ SGK "Chân trời sáng tạo" nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
"Giữa 4 bộ SGK lớp 1 và 2 bộ SGK lớp 2 của NXB Giáo dục Việt Nam có một sự liên thông hết sức chặt chẽ. Theo đó, ở lớp 1, dù giáo viên và học sinh sử dụng bộ SGK nào, đến lớp 2, giáo viên và học sinh đều có thể lựa chọn SGK Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo", ông Tùng chia sẻ.
Đối với những địa phương, nếu ở lớp 1 sử dụng SGK "Cùng học để phát triển năng lực" hoặc SGK "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", NXB Giáo dục Việt Nam vẫn tái bản, bảo đảm phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết thêm.
Theo quy định tại thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, từ năm học 2021-2022, các trường không tự chọn SGK mà hội đồng lựa chọn SGK sẽ do UBND cấp tỉnh thành lập sẽ giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học sẽ thành lập 1 hội đồng, số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD-ĐT. Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá SGK theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 7 ngày trước phiên họp đầu tiên của hội đồng.
SGK được lựa chọn phải đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng do sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Bỏ hai bộ SGK không thông báo: Giáo viên bị động, lo lắng cho năm học tới Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, việc bỏ 2 bộ sách giáo khoa ở lớp 2, lớp 6 vừa gây lãng phí, vừa khiến việc học bị xáo trộn, bị động trong năm học tới. Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nông Thúy Hằng: Từ học sinh giỏi văn đến hoa hậu người Tày khiến cả nước tự hào
Sao việt
11:47:45 19/05/2025
Vụ du khách nước ngoài bị xé thẻ khi lên máy bay: Thái độ nhân viên tranh cãi
Netizen
11:33:26 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường
Tin nổi bật
11:11:35 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025