Cơ hội và thành công không tự chạy đến trước mặt mình
Mình là Thu Trang, sinh năm 2001, mình sinh ra và lớn lên tại quê hương Bắc Giang.
Trước ngưỡng cửa vào Đại học, mình đã băn khoăn đứng trước hai sự lựa chọn: Học một trường Sư phạm tại quê nhà để gần bố mẹ và chọn cuộc sống bình yên sau này hoặc chọn một trường ở Hà Nội để thử thách bản thân và đối mặt với muôn vàn khó khăn phía trước.
Với một cô bé 18 tuổi, bản thân mình rất băn khoăn và lo lắng không biết nên làm gì khi đứng trước sự lựa chọn khó khăn đó. Mình đã suy nghĩ rất nhiều, nhiều đêm thức trắng chẳng thể nào ngủ nổi; nhưng nhờ có sự ủng hộ của gia đình, kinh nghiệm của các anh chị truyền lại và đặc biệt là những phân tích của một người bạn mà mình đã đưa ra quyết định trái với tính cách của bản thân: Học du lịch, một ngành học mà mình chưa bao giờ nghĩ tới. Và hiện tại, mình đang học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành tại Học viện Phụ nữ Việt Nam – nơi sẽ lưu giữ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp của mình.
Mình là một đứa rất thích ca hát, nên từ nhỏ mình đã tham gia rất nhiều cuộc thi văn nghệ và cũng đạt được một số thành tích nhất định như Giải “Cặp song ca ấn tượng nhất” trong cuộc thi “Tiếng hát sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam 2019″… Bên cạnh đó mình cũng rất thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng bàn và bóng chuyền. Khi biết Học viện có câu lạc bộ bóng chuyền, mình đã tham gia tập luyện cùng mọi người và mong có một ngày được thi đấu với các trường đại học khác.
Từ những năm cấp 2, cấp 3, mình đã tham gia vào các hoạt động của đoàn, đội và từng giữ nhiều chức vụ như: Bí thư, Uỷ viên Ban chấp hành đoàn trường THPT Yên Thế; Đội trưởng đội Tình nguyện;…
Đội mình đã phối hợp cùng với Hội đồng hương Yên Thế tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân tổ chức thành công chương trình “Em tôi đi thi”… Hiện tại, mình cũng tham gia các câu lạc bộ của Học viện Phụ nữ Việt Nam: Đội văn nghệ tiên phong; tình nguyện viên đội Máu.
Là một người trẻ đang sống giữa một thành phố năng động, mình nghĩ mình không thể suốt ngày chây ì ở phòng sau mỗi buổi học về cho nên mình quyết định đi làm thêm. Mình từng làm phục vụ bàn, đi bán quần áo, đóng hộp quà, hay đi xe đạp quảng cáo… để rèn luyện sự nhẫn nại, khả năng sống độc lập, cũng như có thêm thu nhập cho bản thân.
Mình nghĩ rằng thời sinh viên các bạn nên đi làm thêm để trải nghiệm cuộc sống cũng như phát hiện thêm nhiều khía cạnh của bản thân mà bao lâu nay bạn chưa bao giờ phát hiện ra.
Mình may mắn có được sự dạy dỗ từ bố mẹ và thầy cô, nên mình nghĩ 3 việc mình làm tốt nhất là: sự tử tế, sự lễ phép và sống tình cảm. Và mình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, thầy cô đã dạy dỗ mình trong suốt chặng đường vừa qua. Dường như bây giờ chúng ta đã ít quan tâm tới gia đình hơn là quan tâm các mối quan hệ trên Facebook, Instagram,…
Đi ăn uống, tham quan với bạn bè nhiều thời gian hơn là dành thời gian cho bữa cơm gia đình thì phải? Đặc biệt đối với giới trẻ ngày nay, mình thấy đó là vấn đề rất đáng để lưu tâm. Những người trẻ cần hiểu được rằng, nhìn thấy nhau trên mạng, nghe tiếng bố mẹ qua điện thoại không thể thay thế được những cuộc gặp trực tiếp, nhìn vào mắt nhau và nói những lời yêu thương.
Video đang HOT
Dù công việc có bận rộn đến đâu mình nghĩ việc nên thu xếp thời gian về với gia đình, ăn bữa cơm đạm bạc với bố mẹ là một việc rất cần thiết để hâm nóng tình cảm gia đình, đặc biệt là trong thời kỳ” sống vội” ngày nay.
Với chiều cao 1m73, mình đã từng mong muốn trở thành một quân nhân nhưng giờ mình đang có một mơ ước khác đó chính là trở thành một tiếp viên hàng không. Mình không chắc chắn được rằng trong tương lai mình có thành công hay không nhưng mình sẽ làm tốt nhất những gì có thể ở hiện tại để sau này không phải hối tiếc. Còn ước mơ của bạn là gì?
Người ta có câu rằng: Cá muốn sống thì ngược dòng mà tiến, chỉ có cá chết trôi mới xuôi dòng mà đi. Đến cả đàn sói hoang dã cũng phải chạy săn mồi hàng trăm cây số mỗi ngày mới có thể tìm được bữa ăn cho mình. Không có lý gì, chúng ta lại ngồi chờ một chỗ để mong cơ hội và thành công tự chạy đến trước mặt.
Có cảm thấy mệt mỏi vì cuộc sống, có gặp càng nhiều nghịch cảnh khó khăn, mới chứng tỏ chúng ta đang tiến về phía trước, đang ngày một tiếp cận với thành công.
Chỉ cần dám làm và kiên trì làm, cũng như dám đối đầu và thách thức với mọi chông gai, chúng ta sớm muộn gì cũng có thể biến sỏi đá thành cơm, biến nghịch cảnh trở thành cơ hội, biến thất bại thành kinh nghiệm và sự trưởng thành, biến tầm thường thành thành công lớn.
Đường đến thành công không có hoa hồng
Cách đây 7 năm, TS Phạm Văn Toản là người đầu tiên mang giải nhì giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ (KH-CN) Việt Nam (Vifotec) về cho Trường đại học Lạc Hồng.
Từ đó đến nay, anh cùng cộng sự đã liên tiếp đạt được nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi liên quan đến KH-CN từ cấp tỉnh đến quốc tế; chuyển giao gần 70 dự án cải tiến cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
TS Phạm Văn Toản
Khi được hỏi làm thế nào để đạt được thành công như ngày hôm nay, TS Phạm Văn Toản, Trưởng khoa Cơ điện - điện tử Trường đại học Lạc Hồng chia sẻ, hãy cứ kiên trì, chăm chỉ, mạnh dạn theo đuổi đam mê, thành công nhất định sẽ theo đuổi bạn.
Lấy cần cù bù thông minh
* Để đến được giảng đường đại học, tiến sĩ từng phải nghỉ ngang khi đang học phổ thông và đi phụ hồ để có tiền trang trải cuộc sống?
- Tôi sinh ra trong gia đình nông dân ở H.Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên năm 1996, khi tôi đang học lớp 11 thì phải nghỉ giữa chừng để theo gia đình vào Đồng Nai làm kinh tế.
Vào Đồng Nai, tôi chưa có điều kiện học tiếp và phải đi làm phụ hồ để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Trong quá trình đi làm hồ, tôi gặp một người bạn làm cùng, anh này cho tôi biết anh đang học Trường bổ túc Văn hóa dân chính tỉnh Đồng Nai vào ban đêm. Biết hoàn cảnh của tôi, anh rủ tôi làm hồ sơ đi học cùng.
Do bảo lưu kết quả năm lớp 10 và học kỳ 1 của lớp 11 nên tôi tiếp tục học học kỳ 2 của lớp 11 cho đến khi tốt nghiệp chương trình giáo dục thường xuyên. Trong khoảng thời gian đi học tại đây, ban ngày tôi vẫn đi làm hồ, phụ giúp gia đình làm mây tre đan xuất khẩu, còn ban đêm đạp xe đi học.
7 năm qua, TS Phạm Văn Toản đã xuất sắc đoạt 2 giải nhì Vifotec; 2 giải nhì, 1 giải ba hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc; 5 giải nhất, hơn 10 giải nhì, giải ba cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai; 2 công trình được công bố trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2018 và 2020.
* Tại sao tiến sĩ lại chọn ngành cơ điện - điện tử để theo học ở bậc đại học?
- Năm 1999, sau khi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên, tôi thi vào Trường đại học Lạc Hồng. Hồi đó, công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa tốt như bây giờ, việc chọn ngành nghề chỉ theo những người đi trước chỉ bảo hoặc sự yêu thích của bản thân. Tôi nhận thấy Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nên suy nghĩ nếu học ngành kỹ thuật thì sau khi tốt nghiệp sẽ dễ xin việc làm hơn những ngành nghề khác nên chọn học ngành cơ điện tử.
Bước chân vào giảng đường đại học, do điều kiện kinh tế gia đình lúc đó còn khó khăn nên tôi vẫn phải vừa đi học vừa tranh thủ đi làm hồ hoặc làm bất kỳ việc gì để có tiền trang trải học phí.
Xác định mình còn nhiều hạn chế, không được thông minh như một số bạn bè trong lớp, tôi tự nhủ phải luôn chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại. Ngoài học tập ở lớp, tôi tìm đọc thêm nhiều sách chuyên ngành, học hỏi các anh chị khóa trước, đi theo các thầy mày mò học hỏi thiết kế, lắp ráp, gia công...
* Mức lương của một giảng viên đại học thời điểm năm 2004 khá thấp, vì sao thầy vẫn quyết định ở lại Trường đại học Lạc Hồng?
- Khi tôi chuẩn bị tốt nghiệp đại học, TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó hiệu trưởng nhà trường (khi đó đang là Phó trưởng khoa Cơ điện - điện tử) đã gọi tôi đến và hỏi xem tôi có muốn ở lại trường làm công tác giảng dạy không. Tôi đồng ý.
Năm 2004, tôi bắt đầu công việc tại Trường đại học Lạc Hồng với chức danh quản sinh, rồi đi dạy một số môn học thuộc lĩnh vực cơ điện, quản lý phòng thí nghiệm. Thời điểm đó, mức lương của tôi dao động từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với lương của công nhân làm việc trong công ty. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định gắn bó với nơi đây bởi tôi nhận thấy ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để tôi thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học.
Đến năm 2010, 1 năm sau khi lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật cơ khí, tôi được bổ nhiệm chức Phó trưởng khoa Cơ điện - điện tử. Từ khi làm quản lý, tôi có điều kiện về thời gian, quản trị và nhiều yếu tố khác để tiếp tục nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp.
Thành công nối tiếp thành công
* Đề tài đầu tiên mà tiến sĩ và cộng sự chuyển giao cho doanh nghiệp là gì?
- Năm 2013, Công ty TNHH NEC Tokin Electronics (nay là Công ty Tokin Electronics Việt Nam) đã liên hệ với Trường đại học Lạc Hồng để đặt hàng cải tiến một công đoạn trong dây chuyền lắp ráp điện tử tại công ty.
Do là dự án chuyển giao công nghệ đầu tiên, chưa có nhiều kinh nghiệm nên quá trình thực hiện, tôi và các cộng sự gặp khá nhiều khó khăn. Mặt khác, khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, chúng tôi phải bỏ ra một nguồn vốn đối ứng khá lớn để thực hiện cải tiến. Áp lực về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, kinh phí cũng như cơ sở vật chất của khoa khi đó còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng ít nhiều đến công việc của chúng tôi. Sau một thời gian lên ý tưởng, lắp ráp, thử nghiệm tại nhà trường, phía công ty đưa các chuyên gia người Nhật đến để thẩm định. Điểm nào chưa phù hợp, họ sẽ yêu cầu chúng tôi chỉnh sửa. Đến khi đưa vào doanh nghiệp để chạy thử vẫn có những điểm chưa hợp lý nên có những sinh viên phải túc trực trong công ty cả tháng trời để theo dõi, chỉnh sửa, cải tiến máy móc cho phù hợp.
Phải mất 6 tháng, tôi và cộng sự mới có thể chuyển giao thành công dự án công nghệ đầu tiên cho Công ty TNHH Nec Tokin Electronics. Giải pháp này sau đó đã xuất sắc đoạt giải nhì Vifotec Việt Nam năm 2013, giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2013 và nhiều giải thưởng khác.
TS Phạm Văn Toản hướng dẫn sinh viên thực hiện một dự án chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp
* Trung bình mỗi năm, tiến sĩ và cộng sự thực hiện khoảng 10 dự án chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Có khó khăn gì khi thực hiện các dự án này?
- Sau dự án chuyển giao công nghệ đầu tiên cho Công ty TNHH NEC Tokin Electronics, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh biết đến Khoa Cơ điện - điện tử Trường đại học Lạc Hồng và liên tiếp đặt hàng. Mục đích của các dự án này là cải tiến một công đoạn hay một khâu nào đó trong dây chuyền, quy trình sản xuất tại doanh nghiệp nhằm giảm bớt nhân công, sức lực của người lao động mà nâng cao hiệu quả, năng suất.
Dĩ nhiên, không phải dự án nào cũng diễn ra suôn sẻ. Nhiều dự án thất bại, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khiến bản thân tôi mất ăn, mất ngủ, có khi thức trắng đêm để tìm ra nguyên nhân và tìm cách sửa chữa.
* Từ thực tiễn học tập và công tác, thầy có kinh nghiệm gì muốn truyền đạt cho sinh viên của mình?
- Mục tiêu của Khoa Cơ điện - điện tử là thông qua công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sẽ nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm của giảng viên, sinh viên trong khoa. Thực tế thời gian qua cho thấy, có đến 30% sinh viên của Khoa Cơ điện - điện tử đã được các doanh nghiệp Nhật Bản nhận vào làm việc khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường vì đáp ứng được những yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm...
Tôi chỉ muốn nhắn nhủ với sinh viên rằng, học bất kỳ chuyên ngành gì, làm bất cứ công việc gì cũng phải có đam mê. Nếu không quá thông minh, thì phải luôn kiên trì, chịu khó, cần cù, đừng vội nản lòng trước những thất bại, hãy cứ mạnh dạn theo đuổi đam mê với trái tim đầy nhiệt huyết. Thành công sẽ tự khắc đến với những người không bao giờ đầu hàng trước khó khăn.
* Xin cảm ơn tiến sĩ!
Các tân sinh viên cần trung thực, chân thành, làm việc tốt... sẽ thành công PGS.TS Lê Trung Thành, Chủ nhiệm khoa Quốc tế, ĐH QGHN đặt ra 2 câu hỏi với tân sinh viên "Làm thế nào để hòa nhập với môi trường mới?" và "Làm thế nào để phát triển bản thân một cách toàn diện? Khoa Quốc tế - ĐHQGHN vừa tổ chức Tuần lễ hội nhập nhằm giúp các tân sinh viên xác định...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nữ ám ảnh với đạo nhái
Nhạc quốc tế
06:13:38 11/05/2025
Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong
Tin nổi bật
06:10:01 11/05/2025
Bắt, khám xét nhà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc
Pháp luật
06:00:25 11/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc càng ác càng đẹp gây bão MXH: Nhan sắc phong thần, đỉnh đến nỗi mọi tội lỗi đều được tha thứ
Phim châu á
05:57:01 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
Sao âu mỹ
05:56:29 11/05/2025
Vịt hấp gừng kiểu này vừa ngon lại thanh mát, giữ nguyên chất và độ ngọt, ai thưởng thức cũng khen
Ẩm thực
05:55:28 11/05/2025
Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?
Thế giới
05:49:02 11/05/2025
Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025