Có nên luyện thi đại học cấp tốc?
Đây là thời điểm tất cả những học sinh khối 12 đang tăng tốc để có khối lượng kiến thức vững chắc nhất cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, vẫn tin tưởng vào những trung tâm “ luyện thi siêu tốc” với hy vọng có thể nhanh chóng “vá” những lỗ hổng kiến thức của mình.
Lò luyện thi nhan nhản
Dạo qua những trung tâm luyện thi ở đường Xuân Thủy, Hai Bà Trưng, Trần Quý Kiên, Lê Thanh Nghị… có thể dễ dàng bắt gặp các trung tâm luyện thi đại học mọc lên như nấm. Những trung tâm luyện thi cấp tốc mọc cạnh các trung tâm lớn, uy tín khiến nhiều thí sinh dễ nhầm lẫn trong việc chọn những nơi ôn thi phù hợp.
Theo lời của anh T, nhân viên của Trung tâm Luyện thi X trên đường Xuân Thủy thì khối C là khối dễ luyện thi cấp tốc nhất: “Bên anh cam kết luyện thi cấp tốc khối C chỉ 1 tháng thôi. Vì khối C nhiều chữ mà, học cấp tốc mới ngấm.” Vừa nói chuyện, anh T đưa ra rất nhiều giấy tờ chứng minh về giáo viên của Trung tâm, các thí sinh học ở trung tâm và đã đỗ đại học lẫn cam kết thi đỗ để lấy được lòng tin của các sĩ tử.
Với các khối thi khác, hình thức ôn thi cấp tốc cũng diễn ra hết sức phổ biến, do nhiều thí sinh cảm thấy hụt hơi trong những tháng ngày ôn thi nên quyết định chỉ ôn cấp tốc những phần dễ ăn điểm trong đề thi đại học.
Thu Hằng (học sinh THPT Phan Đình Phùng) đã quyết định ôn thi cấp tốc trong những ngày cuối trước kỳ thi: “Mình chọn thuê gia sư ôn thi cấp tốc phần Logarit và Hình học Tọa độ. Vì đây là hai phần chắc chắn có trong đề thi và dễ ăn điểm hơn các phần khác.”
M.T một cựu sinh viên trường Cao đẳng TCNH cũng đang ôn thi đại học cấp tốc trong 1 tháng để có thể thi tốt trong kỳ thi Đại học cùng với các 96ers: “Vì ôn thi cấp tốc thầy dạy rất nhanh và nhiều nên nhiều cái mình thắc mắc nhưng cũng không kịp hỏi.”
Học sinh không nên ôn thi cấp tốc
Video đang HOT
Ôn thi đại học là cả một quá trình dài phấn đấu trau dồi suốt 3 năm học THPT. Việc ôn thi cấp tốc đến thời điểm này chỉ là bề nổi và không mang lại tác dụng. Chưa kể, việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào cùng một thời điểm dễ làm học sinh cảm thấy nặng nề, căng thẳng và khó tiếp thu.
“Kiến thức phải được đầu tư trong suốt quá trình học, rèn luyện liên tục chứ không thể trong thời gian ngắn có thể thay đổi được. Để thi đỗ đại học, cao đẳng, các thí sinh cần nắm vững kiến thức, ôn luyện nội dung chương trình sách giáo khoa và tham khảo thêm các bài tập nâng cao kiến thức về khối thi mà mình đăng ký dự thi. Thí sinh chỉ cần ôn tập trong sách giáo khoa, tham khảo các bài tập khó, hỏi thêm thầy cô, bạn bè…” – PSG Văn Như Cương đưa ra lời khuyên với các sĩ tử.
Theo thầy Trần Văn An – giáo viên dạy môn Toán THPT Nguyễn Huệ thì: “Các lo luyện thi cấp tốc chỉ đáp ứng cho các thí sinh ở mức độ tâm lý. Kiến thức là một quá trình dài tích lũy, chứ không thể trau dồi trong một thời gian ngắn được. Quan trọng nhất ở thời điểm này là các thí sinh phải giữ một tâm lý tốt, giữ gìn sức khỏe tốt để có thể làm bài với đúng khả năng của mình. Ôn thi cấp tốc có thể làm thí sinh quá căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể trong những thời điểm quan trọng như thế này.”
Nguyễn Thị Loan – thủ khoa khối C của cả nước năm 2011đưa ra lời khuyên: “Bây giờ là thời điểm để các bạn củng cố, ôn lại kiến thức đã học, chứ không phải lúc để cố nạp thêm những kiến thức mới. Mình mong các bạn hãy giữ tâm lý tốt, có lòng quyết tâm và lòng tin vào bản thân để có thể vượt vũ môn hóa rồng.”
Theo Trí Thức Trẻ
Phụ huynh "chạy sô" luyện thi
Theo lịch luyện thi dày đặc của con để chuẩn bị cho các kỳ thi, không ít phụ huynh nghỉ việc, xén giờ làm để lăn xả theo con đến các lò luyện.
Nghỉ việc, xén giờ làm "chạy đua" cùng con
4 giờ chiều, trước cổng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM), nhiều phụ huynh đã xếp hàng chờ con tan ca học tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa của trường. Họ là những phụ huynh có con chuẩn bị thi đại học, thi vào lớp 10 hoặc những học sinh học thêm dài hạn.
Làm việc ở quận Bình Tân, chạy xe lên đây ít nhất cũng mất nửa tiếng, nhưng chị Hải luôn có mặt rất sớm. Chị cho biết, 5 giờ kém, cậu con trai chuẩn bị thi lên lớp 10 của chị mới kết thúc ca học, sau đó đến 6 giờ cháu sẽ học tại nhà của một một giáo viên Toán giỏi có tiếng ở quận 7. Lịch học các môn khác của cháu đều kín như vậy nên cả tháng nay, ngày nào chị cũng "xén" giờ làm, về sớm để kịp đón con. Mỗi ngày, chị dành 4 - 5 tiếng đồng hồ và chạy xe không dưới 50 cây số đưa đón con từ nhà đến các điểm luyện thi.
Phụ huynh chờ con luyện thi trước Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM.
"Cháu nó thi vào Gia Định và nguyện vọng của cháu cũng là trường top trên. Các trường này năm nay đều tăng số lượng thí sinh dự thi nhưng chỉ tiêu lại giảm nên phải học để đỗ bằng được, nếu không thì xuống dân lập học", chị Hải kể với một phụ huynh bên cạnh.
Thay vì đi lại đưa đón, anh Nguyễn Trung Mạnh, ngụ ở quận Gò Vấp ngày 3 - 4 ca đưa con đến lớp luyện thi rồi đừng chờ luôn trước cổng. Anh là chủ một địa lý về nội thất, lâu nay anh giao hết việc cho nhân viên, còn mình cũng con đi... luyện thi.
Con anh cũng thi vào lớp 10, ngoài việc ôn ở trường cấp 2, học tại nhà của những giáo viên có tiếng trong trường, cả nửa năm nay, cháu đã luyện thi tại một trung tâm ở quận 1. Nghe nhiều người mách nước một số giáo viên luyện thi giỏi, anh cũng gửi con đến nhờ kèm cặp.
Tính xêm xêm, mỗi ngày cháu học từ 4 - 5 ca. Nên từ sáng đến tận 10h30 tối, anh Mạnh cùng con liên tục di chuyển từ điểm này tới điểm khác. Lịch quen thuộc cả tháng nay của anh là chờ con - đón con - vào quán ăn uống rồi lại tiếp tục phi đến điểm luyện thi. Dù ngày nữa cháu chính thức bước vào kỳ thi lên lớp 10 thì vẫn không hề được nghỉ lấy một ngày như rất nhiều học trò khác ôn thi đến tận giờ G.
Ngày học 12 - 15 tiếng
Tại TPHCM, việc cày cuốc cho chuẩn bị cho các kỳ thi rơi vào các đối tượng học trò chuẩn bị thi vào lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa, thi lên lớp 10 và kỳ thi đại học sắp tới. Nhiều học trò quay cuồng với lịch ôn luyện kín mít từ sáng đến tối, nhiều em về đến nhà là rã rời chứ đừng nói đến việc xem lại bài. Với không ít em, thời gian này mỗi ngày học 12 - 15 tiếng là chuyện bình thường.
Tâm lý của nhiều phụ huynh là muốn con được luyện với nhiều thầy tốt để cho chắc ăn nên họ ôm đồm, nơi nào cũng muốn cho con học. Bên cạnh các lò luyện, giáo viên bên ngoài, phụ huynh còn hướng đến các trung tâm bồi dưỡng hay chính giáo viên ngay trường con sẽ thi vào mới yên tâm.
Con ở trong lớp học thêm, cha mẹ đội mưa đứng ngoài chờ.
Trong khi nhiều bạn bè thỏa sức nghỉ hè với nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi thì đã hai năm nay, em Tr.N. Dung, học sinh tiểu học ở quận 3 chỉ biết đến các lò luyện thi. Sắp tới em thi vào lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa một kế hoạch đã được bố mẹ đặt ra từ hè năm em học lớp 3.
Hầu hết mọi sinh hoạt vui chơi của em đều bị gác lại để tập trung cho việc học. Trong năm chạy theo chương trình chính khóa vừa ôn thi, vừa nghỉ hè đã bước ngay đến lò luyện. Chưa kể, bố mẹ còn mời gia sư về tận nhà để kèm em học.
Đứng trước trung tâm bồi dưỡng văn hóa đường Trần Hưng Đạo (Q.1) chờ bố mẹ đến đón sang nhà cô giáo học tiếng Anh, cô học trò 12 tuổi ngáp ngắn ngáp dài: "Cả ông bà, bố mẹ đều muốn em thi đỗ bằng được vào Trần Đại Nghĩa. Học ở nhà cô đến 9 giờ tối, đêm về em phải thức để làm rất nhiều bài tập".
Với mong muốn con vào được ngôi trường như ý, nhiều phụ huynh đã đặt ra mục tiêu rất cao cho con. Để thực hiện điều này, lò luyện thi cấp tốc hay những lớp học tại nhà của những giáo viên có tiếng tăm luôn là gửi gắm tin cậy của nhiều gia đình. Chạy sô đến các lò luyện không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đứa trẻ không phải đang học mà đúng hơn là đang "nhồi" kiến thức.
Để rồi sau kỳ thi, khi đã trả xong bài, các kiến thức học được, theo các chuyên gia giáo dục cũng sẽ trôi đi mất, không giúp ích gì về lâu dài cho đứa trẻ. Chưa kể đến hậu quả nặng nề là đứa trẻ có thể quá căng thẳng, sức khỏe tâm thần bất ổn khi áp lực học vượt quá sức chịu đựng.
Theo Trí thức trẻ
Những hành trang "độc" cho tham vọng du học Cùng với sự nỗ lực của bản thân, các trung tâm du học luôn có những gói tư vấn đặc biệt dành cho những học sinh và phụ huynh có tham vọng lớn. Bài 1: Con nhà giàu "săn" học bổng lớn ở trường Mỹ xịn Những chương trình đặc biệt Một học viện ở Hà Nội đề xuất một chương trình để...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Những MacBook đời cũ người dùng nên tránh mua
Đồ 2-tek
11:42:28 03/05/2025
Từ vụ Vũ Văn Lịch: Sớm phát hiệu dấu hiệu kẻ cướp ngân hàng có dễ?
Pháp luật
11:24:39 03/05/2025
Siêu xe Ferrari 488 từng của đại gia Bình Phước tái xuất, bán giá gần 12 tỷ
Ôtô
11:23:38 03/05/2025
Câu chuyện thú vị về bài hát khiến Windows 'đứng hình'
Thế giới số
11:17:41 03/05/2025
Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?
Netizen
11:08:04 03/05/2025
Jack tái xuất hậu 'phong sát', Thiên An vội khóa bình luận, fan hóng phốt mới?
Sao việt
11:04:42 03/05/2025
Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10
Tin nổi bật
10:57:21 03/05/2025
Trúc Nhân: "Tham gia Cuộc hẹn cuối tuần là một trong những quyết định đúng đắn nhất"
Tv show
10:52:43 03/05/2025
Tử vi tuần mới (5/5 - 11/5): 3 con giáp đổi vận, tài lộc khởi sắc, làm gì cũng gặp thời
Trắc nghiệm
10:51:30 03/05/2025
Fan 2K5 của NewJeans làm liều, đột nhập KTX cũ 'cưỡm' món đồ không ai ngờ
Sao châu á
10:50:31 03/05/2025