Có sự khủng hoảng đang xảy ra ở hoạt động Sư phạm?

Cô giáo lên lớp không giảng bài; cô giáo phạt học trò uống nước giặt giẻ lau; học sinh nhảy lầu tự vẫn vì áp lực học tập… theo cựu nhà giáo, nhà văn Vũ Đức Sao Biển, đang có sự khủng hoảng ẩn sâu bên trong hoạt động Sư phạm hiện nay.

Trong buổi ra mắt cuốn sách Ơi, cái tuổi trăng tròn”tại Đường sách TPHCM ngày 15/4, cựu nhà giáo Vũ Đức Sao Biển đã dành nhiều quan tâm đối với học trò, các bạn trẻ ngày nay với một sự thương cảm . Ông cảm nhận, các em ở độ tuổi học sinh đang sống trong một tâm trạng phập phồng, bồn chồn, vào lớp cũng lo lắng, về nhà cũng lo lắng với những áp lực rất tội nghiệp.

Có sự khủng hoảng đang xảy ra ở hoạt động Sư phạm? - Hình 1

Nhà giáo, nhà văn Vũ Đức Sao Biển cho rằng hoạt động Sư phạm đang có sự khủng hoảng từ bên trong

Từng là một nhà giáo, ông quan sát kỹ sự bất an ở con trẻ trong môi trường học đường. Thực tế, thời gian qua diễn ra rất nhiều chuyện đau lòng trong ngành giáo dục như cô giáo không giảng bài , em học sinh uống nước bẩn, thầy đánh trò… Đi cùng các sự việc, nhiều học sinh cần được quan tâm như em Phạm Song Toàn – người phản ánh việc cô giáo lên lớp không giảng bài, cậu học trò tự vẫn ở Trường THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM)…

Theo cựu nhà giáo Vũ Đức Sao Biển, ngành Sư phạm là một ngành nghề rất đẹp, dù không nhiều tiền, giàu có về vật chất nhưng là một ngành cao quý. Thế nhưng, học trò lại đang chịu tổn thương trực tiếp xuất phát từ những người làm công tác sư phạm.

Đối với sự việc cô giáo lên lớp nhiều tháng không giảng bài, nhà giáo Sao Biển nói rằng, người thầy có giận dỗi, có mặc cảm, tị hiềm gì đi chăng nữa thì công việc của họ vẫn là dùng lời nói để giảng dạy, giao tiếp với học sinh. Cô cư xử như vậy, rất tội nghiệp học trò, các em tổn thương và bị mất quyền lợi về học tập – quyền lợi về học kiến thức và học từ hình ảnh người thầy.

“Ngành giáo dục xử lý sự việc của cô giáo không giảng bài đến đây có thể nói là được nhưng đừng quên sự tổn thương đối với hàng chục học sinh, với em Song Toàn là rất lớn”, ông nói.

Còn về sự việc nam sinh ở Trường THPT Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự vẫn hết sức đau lòng, ông Vũ Đức Sao Biển nêu quan điểm: chết vì học tập chính là chết vì thành tích. Người lớn chạy theo thành tích, theo kỳ vọng làm mất đi ý nghĩa thực sự của giáo dục.

Ông bày tỏ: “Tôi cảm thấy đang có một sự bất ổn nào đó trong sử dụng nhân sự ngành Sư phạm. Chúng ta không có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hoạt động Sư phạm. Tất cả những gì đang xảy ra cho thấy có một sự khủng hoảng bên trong ngành Sư phạm”.

Video đang HOT

Ông cũng nói thêm, ngày trước người thầy đứng lớp được lựa chọn rất kỹ về kiến thức, đạo đức, lời ăn tiếng nói, tác phong nhưng gần đây thì với một số trường, đầu vào ba điểm một môn đã… thành thầy, tiêu chuẩn về đạo đức, nhân cách cũng không được coi trọng.

Ông thở dài bày tỏ, Việt Nam là một dân tộc nhân hậu, đầy lòng yêu thương. Vậy mà sao bây giờ lại xảy ra những chuyện người đối với người rất khủng khiếp, đáng sợ?

Thầy giáo trẻ Trần Trinh Tường, giáo viên tiếng Anh bày tỏ, người trẻ ngày nay quá tội nghiệp khi không gian sống rất chật hẹp, bó buộc. Các em chìm ngập trong quảng cáo, thế giới mạng với những thông tin tiêu cực, thiếu những chất liệu làm giàu cho tâm hồn, sự nhân ái, yêu thương từ bên trong.

Thầy Tường nhấn mạnh, bố mẹ Việt Nam hãy hạn chế việc bắt học con kiến thức, kiến thức bị “ép” vào người nhiều quá càng làm bào mòn tâm hồn con trẻ. Cha mẹ có thể dạy con đọc sách, cho học học một môn nghệ thuật nào đó, chơi thể thao , tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội , tương tác với cuộc sống thật nhiều vào để “bồi bổ” lòng yêu thương ở con trẻ.

Có sự khủng hoảng đang xảy ra ở hoạt động Sư phạm? - Hình 2

Theo thầy giáo trẻ Trần Trinh Tường, trẻ bị ép học kiến thức vào người nhiều quá nên bào mòn về mặt tâm hồn

Là người khởi nghiệp từ những khốn khó, thiếu thốn, anh Tường cho rằng, đối với kiến thức, những người lập nghiệp giàu có quay đi quay lại cũng chỉ dùng đến 4 phép tính. Vậy nhưng, họ thành công vì họ có chỉ số cảm xúc, đời sống tâm hồn rất phong phú.

Đối với việc học, anh Trần Trinh Tường khẳng định, học rất vui. Nhưng con trẻ ngày nay ám ảnh vì việc học do nhà trường, bố mẹ đã làm các em sợ học vì chạy đua, dò bài, kiểm tra, bắt học thuộc, chạy theo điểm số, bảng xếp hạng…

Hoài Nam

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: Tham vọng của cha mẹ, bi kịch của con

Cứ gần đến kì thi hoặc kết thúc một kì thi, chúng ta lại sững sờ trước những câu chuyện thương tâm: học sinh tự tử vì trầm cảm, vì điểm thấp, vì thi trượt, vì không đạt được ước mơ của cha mẹ.

Bạn đọc viết: Tham vọng của cha mẹ, bi kịch của con - Hình 1

Ảnh minh họa

Mới đây, em C., học sinh một trường THPT tư thục ở TPHCM dù đạt điểm trung bình môn 8,9 mà vẫn cảm thấy mình quá kém cỏi vì cha mẹ mong em học giỏi nhất lớp, được vào lớp chọn của khối. Em đã tự tử vì áp lực từ phía gia đình.

Trước đó, có em tự tử vì không đỗ trường Công an như bố mẹ mơ ước, có em tự tử vì đạt điểm 3 thi tiếng Anh giỏi cấp trường...

Nhưng vẫn rất nhiều phụ huynh đọc xong bài báo mà dửng dưng vô cảm, coi chuyện đó là "chuyện thiên hạ", chẳng mảy may liên quan gì đến gia đình mình, các con mình. Phụ huynh chỉ biết đầu tư hết mức cho con ăn học, kiếm trường lớp chuẩn, thầy cô xịn, việc của con là phải học sao cho bố mẹ nở mày nở mặt. Cha mẹ chỉ nhất nhất bắt con toàn tâm toàn ý học, mong ước con thi thố phải đạt giải, phải vào đại học tốp đầu nhằm rạng danh gia đình, họ hàng. Từ bao giờ, cha mẹ quên mất năng lực thực sự của con, mơ ước của con, tâm trạng và sức khỏe của con.

Điểm số, thành tích học tập, áp lực đối mặt với các kì thi liên tiếp trong quãng đường dài đi học khiến trẻ con quay cuồng. Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo thành tích thì con trẻ luôn luôn mệt mỏi và căng thẳng. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đi học chính, học thêm, học năng khiếu kín mít cả tuần. Em nào ở nhà, không đi học thêm được xếp vào diện cá biệt: Một là học dốt, lười học; Hai là con nhà nghèo, bố mẹ không có điều kiện kinh tế lo cho con ăn học đàng hoàng.

Ở thành phố, trẻ em càng bị cắt giảm tối đa giờ vui chơi, chỉ có học là trên hết. Bố mẹ bận rộn tối ngày, bạn bè ai cũng chạy đua học thêm, trẻ em hết giờ học là đến giờ ngủ, các em giải trí chủ yếu bằng cách vùi đầu vào game, mạng xã hội... Những hoạt động vui chơi, vận động ngoài trời dường như bị triệt tiêu. Học và chỉ có học, nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cô đơn trong gia đình khó mở lời với cha mẹ, không có nổi một vài người bạn thân để chia sẻ nỗi niềm. Chỉ cần một vài lần thất bại trong học tập, các em sẽ gục ngã nhanh chóng, tuyệt vọng không lối thoát, nghĩ quẩn và làm những điều dại dột không ai ngờ tới.

Bi kịch học sinh tự tử bao giờ mới chấm dứt? Tôi nghĩ, phụ huynh đừng vội đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử bấy lâu nay. Cha mẹ cứ ép con học tràn cung mây, rồi giao giá "con phải giỏi nhất lớp, nhất khối, nhất trường", con phải bằng bạn A, bạn B mà không cần biết con có thích học không, có vui vẻ khi đến lớp, đến trường không? Có nhiều phụ huynh, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, bố mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là bố mẹ mắng chửi xa xả, đánh đập cho chừa tội học dốt.

Phụ huynh quên mất rằng, mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, tại sao lúc nào cha mẹ cũng quy ra điểm số, giấy khen, danh hiệu cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố để rồi bất mãn, chán nản. Con trẻ thấy cha mẹ buồn rầu vì mình, thất vọng vì mình kém cỏi thì các em sa sút tinh thần nhanh chóng, cảm thấy mình vô dụng vì không đạt được tâm nguyện ấp ủ bấy nay của cha mẹ. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng này kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy các em vào bệnh trầm cảm, dẫn đến quyết định hủy hoại bản thân...

Học sinh bậc THPT là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm học đường. Đây là lứa tuổi mà tâm sinh lý nhạy cảm, nếu cha mẹ không tinh ý sẽ khó lòng phát hiện con mình bất ổn. Con có thể mắc trầm cảm với nhiều lý do: Môi trường sống thay đổi, áp lực học tập căng thẳng quá mức với năng lực, thấy mình thua kém bạn bè mọi thứ và tệ hại nhất vẫn là không đáp ứng được mong mỏi của bố mẹ. Lực học của con mức khá nhưng cha mẹ chỉ mơ con mình sẽ giỏi, sẽ đỗ đạt những trường đại học tốp đầu và thường chê bai, chì chiết con khi biết điểm tổng kết, điểm thi của con đì đẹt.

Khi ấy, có những em chai lỳ trước những lời chê trách, nhiếc móc của cha mẹ. Nhưng có rất nhiều em đã âm thầm đau khổ và tổn thương nặng nề khi cha mẹ chê trách, coi thường, so sánh đủ kiểu. Các em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được cha mẹ ghi nhận, cha mẹ vẫn cảm thấy học như thế là chưa đủ, cần phải có thành tích, danh hiệu...

Đa số phụ huynh dạy con phải học giỏi mới có tương lai, nào là "một người làm quan cả họ được nhờ", nào là "thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li", nào là "có chí thì nên". Phụ huynh đưa ra hàng loạt dẫn chứng các nhà bác học, thần đồng từ thời xa xưa đến thời hiện đại, các tấm gương học sinh giỏi quốc tế, các bạn học sinh giành học bổng du học để lên lớp các con, giục giã, thúc ép các con học tập không ngừng nghỉ.

Nhưng phụ huynh quên dạy con biết chấp nhận thất bại, biết chấp nhận năng lực bản thân và quan trọng nhất là dạy con biết quý trọng bản thân mình. Để dạy con điều ấy, trước tiên phụ huynh cần đồng hành cùng con, làm bạn với con suốt chặng đường dài học tập và trưởng thành. Phụ huynh hãy chấp nhận các con có cả ưu điểm và khuyết điểm, dù con học chưa giỏi thì đối với bố mẹ, con cái vẫn là tất cả. Cha mẹ cần định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai và xác định cho con hiểu, có rất nhiều lựa chọn và nghề nghiệp nào cũng có giá trị riêng được xã hội công nhận.

Hiện nay rất nhiều phụ huynh khăng khăng cho rằng, phải đặt mục tiêu cao thì con mới có quyết tâm học hành. Tôi từng biết có những em học sinh cảm thấy học lớp chọn rất đuối, xin sang lớp thường nhưng cả thầy cô và cha mẹ đều không đồng ý, muốn các em phải cố gắng gấp 3, gấp 5 lần để đuổi kip bạn bè. Vậy là có những em dù học lớp chọn thật đấy nhưng thi đại học chỉ đạt điểm làng nhàng, đủ đỗ trường thường. Bố mẹ tỏ rõ bất mãn vì đầu tư hết mình mà con vẫn kém cỏi. Các em đi học vì gánh nặng ước mơ của cha mẹ và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm học đường với những bi kịch đau xót.

Liệu khi nào, cha mẹ mới tỉnh ngộ vì ước mơ của cha mẹ đè nặng lên cuộc đời của các con, vô tình đẩy các con vào hố sâu tuyệt vọng và tìm đến cái chết như sự giải thoát?

Thanh Mai

(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khung cảnh "ngoài sức tưởng tượng" bên trong Vạn Hạnh Mall lúc nửa đêmKhung cảnh "ngoài sức tưởng tượng" bên trong Vạn Hạnh Mall lúc nửa đêm
07:01:28 26/05/2025
Chồng Đoàn Di Băng 'sa lưới' có động thái 'tiêu hủy' dấu vết, lộ thành phần cấm?Chồng Đoàn Di Băng 'sa lưới' có động thái 'tiêu hủy' dấu vết, lộ thành phần cấm?
07:00:42 26/05/2025
Tình tin đồn kém 5 tuổi của Miu Lê: Cao 1m9 visual "hết nước chấm", gia thế không phải dạng vừaTình tin đồn kém 5 tuổi của Miu Lê: Cao 1m9 visual "hết nước chấm", gia thế không phải dạng vừa
07:14:33 26/05/2025
Đám cưới bí ẩn nhất Vbiz: Tổ chức linh đình nhưng không ai hay, dâu rể chỉ lộ diện qua ảnh "team qua đường"Đám cưới bí ẩn nhất Vbiz: Tổ chức linh đình nhưng không ai hay, dâu rể chỉ lộ diện qua ảnh "team qua đường"
06:27:13 26/05/2025
Họp phụ huynh về tôi không biết phải đối mặt với con mình thế nào, điểm nó kém nhưng người "sợ hãi" lại là tôiHọp phụ huynh về tôi không biết phải đối mặt với con mình thế nào, điểm nó kém nhưng người "sợ hãi" lại là tôi
08:26:57 26/05/2025
Tôi và em chồng làm cùng công ty nhưng lại ghét nhau đến mức chỉ muốn làm sao cho đối phương mất việcTôi và em chồng làm cùng công ty nhưng lại ghét nhau đến mức chỉ muốn làm sao cho đối phương mất việc
07:12:01 26/05/2025
Vì sao "gánh xiếc Cbiz" hết thời làm loạn ở Cannes?Vì sao "gánh xiếc Cbiz" hết thời làm loạn ở Cannes?
06:05:57 26/05/2025
Nữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiềuNữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiều
07:09:37 26/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

8 hiệu sách độc đáo nên ghé thăm ít nhất một lần

8 hiệu sách độc đáo nên ghé thăm ít nhất một lần

Du lịch

09:31:32 26/05/2025
Những nơi này không chỉ là thiên đường sách mà còn là nơi độc giả được trải nghiệm không gian lịch sử rộng lớn với cấu trúc, thiết kế kỳ lạ và ấn tượng.
Xác minh clip chồng đánh vợ gục trong sân vườn mặc hàng xóm can ngăn

Xác minh clip chồng đánh vợ gục trong sân vườn mặc hàng xóm can ngăn

Pháp luật

09:30:03 26/05/2025
Ngày 25/5, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã chỉ đạo Công an xã An Dân vào cuộc làm rõ đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh người chồng rượt đuổi, đánh vợ tới tấp.
iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

Đồ 2-tek

09:27:25 26/05/2025
Ngay cả khi Apple không tăng trực tiếp giá bán của iPhone mới, họ vẫn có thể bù đắp chi phí tăng bằng cách tăng giá các dịch vụ khác, như Apple Music, Apple News hay gói dung lượng iCloud.
Đã bắt đầu "phong sát" Triệu Lệ Dĩnh sau vụ văng tục trên MXH khiến 500 triệu người náo loạn?

Đã bắt đầu "phong sát" Triệu Lệ Dĩnh sau vụ văng tục trên MXH khiến 500 triệu người náo loạn?

Sao châu á

09:26:58 26/05/2025
Các bài đăng trên trang cá nhân của Triệu Lệ Dĩnh đột nhiên biến mất. Cư dân mạng nghi ngờ cô đang bắt đầu bị phong sát ngầm
'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'

'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'

Hậu trường phim

09:23:14 26/05/2025
Trong khi nhiều khán giả tỏ vẻ hào hứng với bộ phim, thì Dear Horang cũng làm dấy lên mối lo ngại về cảm giác loạn luân được thúc đẩy trong câu chuyện.
Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

Lạ vui

09:12:33 26/05/2025
Giữa những cánh rừng rậm rạp ở vùng núi tỉnh Quảng Bình, loài rắn độc với lớp vảy sặc sỡ như ngọc ẩn hiện trong các thảm lá rừng. Đây là loài rắn đặc hữu, hiếm gặp và chỉ được phát hiện tại Việt Nam.
Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều

Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

09:09:58 26/05/2025
Dù từng có thời gian các tựa game như Industry Giant thống lĩnh thể loại mô phỏng dây chuyền sản xuất, nhưng trong những năm gần đây, sân chơi này đã trở nên đông đúc và khốc liệt hơn nhiều.
Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!

Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!

Phim âu mỹ

09:05:58 26/05/2025
Khi cùng chung khung hình, cả hai tạo nên một sức hút kỳ lạ làm sống lại huyền thoại gốc đồng thời thổi vào đó năng lượng hiện đại của Gen Z.
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang

Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang

Phim việt

08:58:51 26/05/2025
Trong trích đoạn giới thiệu tập 43 trên đây, Việt ngồi sẵn ở phòng khách để bắt quả tang An và Nguyên đi chơi cùng nhau về.
Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác

Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác

Góc tâm tình

08:52:25 26/05/2025
Mẹ đã nhắm cho tôi con trai của một người bạn nên khi tôi mới nói đến chuyện đưa người yêu về ra mắt, mẹ ra sức ngăn cản.
Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16

Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16

Thế giới số

08:49:38 26/05/2025
Dòng Redmi cũng không kém cạnh khi nhiều mẫu máy tầm trung và cao cấp được xác nhận nằm trong lộ trình cập nhật. Đáng chú ý có các dòng Redmi Note 14, Note 13, K80, K70, K60 và cả các dòng giá rẻ như Redmi 14C hay Redmi A4 5G.