Cố “tạo hình” ông Tập giống Putin, Trung Quốc đẩy biển Đông vào mối nguy lớn hơn
Tạp chí Quan điểm (Vzglyad) của Nga cho rằng, Trung Quốc có thể châm ngòi cho xung đột lớn hơn nếu mù quáng “học hỏi kinh nghiệm của Nga” để áp dụng vào tình hình ở biển Đông.
Các chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ. (Ảnh: Huanqiu)
Bắc Kinh “tạo hình” cứng rắn cho ông Tập
Trong bài phân tích ngày 4/8, Vzglyad cho rằng tuyên bố “sẵn sàng chiến tranh nhân dân trên biển” được Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nêu ra mới đây không phải là nói chơi.
Trong vấn đề biển Đông, lập trường của Nga tương đồng với Trung Quốc ở quan điểm “phản đối quốc tế hóa” và “phản đối sự hiện diện của bên thứ ba”, trên thực tế là những thái độ nhằm vào Mỹ.
Moscow tin rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương “vắng bóng Mỹ” sẽ trở nên hòa bình và an ninh.
Vzgylad tin rằng lời đe dọa “chiến tranh nhân dân trên biển” mà Trung Quốc đưa ra được “lấy cảm hứng” từ kịch bản Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, Alexey Maslov nhận xét, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong học thuyết của mình. Họ muốn chứng minh với thế giới rằng Bắc Kinh có đủ năng lực giải quyết các xung đột dai dẳng như vấn đề biển Đông.
Theo ông Maslov, Trung Quốc cũng quan sát hết sức nghiêm túc đối với cách thức Moscow giải quyết tình hình cuộc khủng hoảng Ukraine và phản ứng của thế giới, cụ thể là Mỹ và phương Tây, đối với những động thái của Nga.
Video đang HOT
Học giả người Nga cho rằng, Trung Quốc đang muốn có một số bước tiến cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá là “lãnh đạo cứng rắn” như cách phương Tây nhận định về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã có một số tuyên bố được xem là cứng rắn về vấn đề biển Đông, mới đây nhất là tuyên bố ngông cuồng rằng:
“Chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết từ PCA.”
Trước đó, ông Tập nhiều lần trắng trợn khẳng định “các đảo ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ”.
Nhưng ông Alexey Maslov quan ngại, sự sao chép kinh nghiệm từ Nga sẽ đưa Trung Quốc đến những hành động nguy hiểm, gây ra những xung đột quy mô lớn hơn.
Ông bình luận, nếu giả định xung đột bùng phát ở biển Đông, quốc gia đầu tiên có lợi là Mỹ bởi họ có đủ lý do định nghĩa Trung Quốc là “kẻ xâm lược”.
Các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ủng hộ Washington, trong khi Nga đứng trước lựa chọn hết sức khó khăn khi phải lựa chọn giữa “chuẩn đồng minh” Trung Quốc và việc đứng ngoài một cuộc chiến mà Moscow không thu được giá trị nào.
Các máy bay của Không quân Trung Quốc, gồm H-6K và Su-30, đã được triển khai tuần tra ở biển Đông như một động thái gia tăng hiện diện quân sự. (Ảnh: People’s Daily)
Trung Quốc khiến Mỹ tập trung cho châu Á hơn là kiềm chế Nga
Theo Vzglyad, dù Bắc Kinh không thể mở màn hành động quân sự trong nay mai, nhưng thái độ của nước này đã đẩy tình trạng đối đầu Trung-Mỹ ở biển Đông lên mức độ nghiêm trọng hơn.
Động thái này còn biến cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 9 tới thành một sự kiện mang nhiều thông điệp hơn.
Nga và Trung Quốc về lý thuyết không phải là đồng minh chính thức, nhưng các lợi ích chung giữa hai nước trong gần 2 năm trở lại đây ngày càng nhiều và trở nên rõ ràng, điển hình là mục tiêu chung kiềm chế nước Mỹ.
Tại châu Âu, liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu đã liên tục gia tăng hiện diện “sát sườn” Nga khi tăng quân thường trú ở các nước Baltic, trong khi Washington cùng đồng minh Nhật Bản, Australia, Philippines… kiềm chế Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện nay diễn biến ở châu Á đang đóng vai trò lớn hơn, bởi tình hình châu Âu và quan hệ Nga-Mỹ có phần hòa dịu sau khi Nga rút quân khỏi Syria từ tháng 3/2016.
Nhưng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã leo thang không ngừng các hành động cứng rắn về quân sự và tuyên bố về ngoại giao.
Đặc biệt, kể từ sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông hôm 12/7, kiềm chế Trung Quốc đã trở thành ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Washington – Vzglyad đánh giá.
Theo Thế Giới Trẻ
EU gia hạn trừng phạt Nga
Liên minh châu Âu nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng nữa, cho tới hết tháng một năm sau.
Quan hệ Nga - phương Tây xấu đi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Ảnh: Sputnik
"Ngày 1/7/2016, Hội đồng gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga tới ngày 31/1/2017", RT dẫn Hội đồng Liên minh châu Âu hôm qua thông báo.
Lệnh trừng phạt hạn chế một số thể chế tài chính cũng như các công ty năng lượng, quốc phòng Nga tiếp cận với các thị trường vốn của Liên minh châu Âu (EU). Lệnh cấm về mua bán vũ khí và một số loại công nghệ sản xuất dầu cũng sẽ được gia hạn.
Quan hệ Nga - phương Tây xấu đi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014. Mỹ, EU cùng các đồng minh cáo buộc Nga tham gia vào cuộc xung đột ở đông Ukraine và sáp nhập Crimea. Kremlin liên tục bác bỏ cáo buộc.
Mỹ và EU đã áp một số vòng trừng phạt với các cá nhân, cũng như lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, quốc phòng Nga. Đáp lại, Moscow cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước tham gia lệnh trừng phạt Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/6 ký sắc lệnh gia hạn cấm nhập khẩu sản phẩm phương Tây cho tới cuối 2017.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hạ viện Pháp thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga Hạ viên Pháp ngày 28.4 đã bỏ phiêu thông qua nghị quyêt dỡ bỏ lênh trừng phạt kinh tê của EU đôi với Nga do vai trò của nước này trong xung đôt tại miên đông Ukraine và viêc sáp nhâp Crimea. Ha viên Phap ngay 28.4 thông qua nghi quyêt không rang buôc, kêu goi dơ bo lênh trưng phat NgaReuters Nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?

Giới chức Mỹ bất ngờ khi Tổng thống Trump bỏ trừng phạt Syria

Trung Quốc và Nga kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng Biển Đỏ

Thủ tướng Malaysia nói Nga sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17

'Vòm Vàng' phòng thủ tên lửa Mỹ: Bước ngoặt châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới?

Ấn Độ bình luận về công nghệ vũ khí nước ngoài mà Pakistan đang sở hữu

Tổng thống Trump trấn an khi bỏ qua Israel trong chuyến công du Trung Đông

Anh, Đức bắt tay chế tạo vũ khí chính xác tầm bắn 2.000km

Tổng thống Peru bổ nhiệm thủ tướng thứ 4 trong vòng 3 năm
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025
Á hậu Vbiz có con 2 tuổi, từng giữ kín bưng danh tính chồng nay vẫn chưa làm đám cưới vì 1 lý do
Sao việt
16:41:13 15/05/2025
BYT tiếp tục thu hồi hàng giả, DDVS dầu gội nhập khẩu lên 'thớt' nguy cơ ung thư
Tin nổi bật
16:41:06 15/05/2025
Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất "dậy sóng" kinh hoàng trong trận động đất ở Myanmar
Netizen
16:23:55 15/05/2025
Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm
Lạ vui
16:18:06 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025
Nam thanh niên lừa tiền tỷ của nữ đồng nghiệp rồi 'nướng' vào cờ bạc
Pháp luật
14:51:54 15/05/2025
NSND Thu Hiền, Phạm Phương Thảo khiến khán giả nghẹn ngào qua các ca khúc về Bác Hồ
Nhạc việt
14:50:34 15/05/2025
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khẳng định vai trò của nhà nước Palestine cho sự thịnh vượng ở Trung Đông
