Có Tổng thống dân sự đầu tiên, dân Myanmar vỡ òa trong nước mắt
Ông Htin Kyaw, trợ thủ thân cận của bà Aung San Suu Kyi, đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960 sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa lịch sử.
Truyền thông Myanmar cho biết, ông Htin Kyaw (69 tuổi) đã giành được 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu ngày 15/3, đánh bại hai ứng cử viên gồm tướng về hưu Myint Swe (213 phiếu, người do quân đội đề cử) và ông Henry Van Thio (79 phiếu, cũng của Đảng NLD).
Htin Kyaw (69 tuổi) đã giành được 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu ngày 15/3.
Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ trở thành Tổng thống Myanmar và đánh dấu sự chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ quân sự tồn tại trong hơn nửa thế kỷ qua.
Theo tờ Channel News Asia của Singapore, nhiều người Myanmar đã vỡ òa trong nước mắt khi biết kết quả của cuộc bỏ phiếu.
Nhiều tin nhắn chúc mừng cũng đã được chia sẻ trên các trang mạng xã hội bày tỏ sự ủng hộ đối với tân Tổng thống.
Ông Htin Kyaw là con của nhà thơ, học giả nổi tiếng Min Thu Wun và con rể của U Lwin, đồng sáng lập Đảng NLD.
Video đang HOT
Ông cũng là một đồng minh tin cậy của bà Aung San Suu Kyi, người luôn bên cạnh bà kể cả lúc khó khăn lẫn khi dẫn dắt Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) tới chiến thắng bầu cử lịch sử.
Giới truyền thông mô tả Tân Tổng thống Myanmar là người phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng và có uy tín rất cao vì đức tính trung thành, trung thực, có trình độ học vấn cao và từng theo học tại châu Âu.
Chiến thắng của ông Htin Kyaw được xem là một tin mừng đối với tiến trình cải cách theo dân chủ của Myanmar, tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo con đường này vẫn còn rất nhiều thách thức.
Một số nhóm lợi ích (quan chức chính quyền kết hợp với doanh nhân) vẫn phản đối quyết liệt các chính sách cải cách vì lợi ích riêng của họ.
Ông Bo Kyi, thư ký Hội Tương trợ tù chính trị Myanmar, thì cho rằng Tổng thống mới sẽ “không có nhiều quyền hạn” vì ông không thể quyết định về các vấn đề an ninh. Tổng tư lệnh quân đội mới là người có quyền nhất trong vấn đề này.
Sau khi tân tổng thống Myanmar nhậm chức, chắc chắn quân đội sẽ tiếp tục duy trì quyền hạn nhất định trong guồng máy mới vận hành, ông nói thêm.
Nhà phân tích Tridivesh Singh Maini ở Học viện Quan hệ quốc tế Jindal (Ấn Độ), cho rằng cách tốt nhất để phát huy dân chủ ở Myanmar là hợp tác trong công việc nhưng không nhất thiết phải quỵ lụy quân đội.
Cho đến thời điểm này, bà Suu Kyi đã giữ thái độ hết sức hòa giải và sẵn sàng tham vấn quân đội khi cần thiết.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên sau hơn 50 năm
Ngày 15.3, quốc hội Myanmar đã bầu ông Htin Kyaw, phụ tá thân tín của thủ lĩnh đảng NLD Aung San Suu Kyi, làm tổng thống mới.
Tổng thống đắc cử Htin Kyaw (thứ hai từ trái sang) bà Aung San Suu Kyi sau phiên họp quốc hội ngày 15.3 - Ảnh: Reuters
Theo AFP, ông Htin Kyaw đã giành được 360/652 phiếu bầu và trở thành nguyên thủ quốc gia dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ thập niên 1960. Trước đó, Tổng thống Thein Sein và đảng USDP của ông về danh nghĩa là một đảng phái chính trị nhưng vẫn được xem là đại diện cho giới quân sự. Bản thân ông Thein Sein từng giữ chức thủ tướng trong chính quyền quân sự trước đây.
Hôm 15.3, tất cả nghị sĩ đã đồng loạt vỗ tay chúc mừng chiến thắng của ông Htin Kyaw. "Tôi tuyên bố ông Htin Kyaw đã được bầu làm tổng thống với số phiếu cao nhất", Chủ tịch quốc hội Mann Win Khaing Than thông báo. Hai ứng viên khác tham gia cuộc bầu chọn hôm qua sẽ trở thành phó tổng thống. Họ là tướng về hưu Myint Swe, ứng viên của giới quân sự, vẫn còn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, và nghị sĩ Henry Van Thio thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số Chin.
Tổng thống đắc cử Htin Kyaw từng là tài xế riêng và là người bạn thân thiết của bà Suu Kyi từ giữa thập niên 1990, hiện điều hành một quỹ từ thiện do thủ lĩnh NLD sáng lập. Theo AFP, chính khách 69 tuổi này là thạc sĩ kinh tế và có thời gian làm giảng viên đại học. Ông cũng từng làm việc ở các bộ công nghiệp và ngoại giao vào các thập niên 1970 và 1980.
Bà Suu Kyi đã dẫn dắt NLD đi đến chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2015. Tuy nhiên, theo hiến pháp Myanmar, bà không thể làm tổng thống do có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài.
"Kết quả hôm nay là nhờ tình yêu của nhân dân dành cho bà ấy. Đây là thắng lợi của người chị Aung San Suu Kyi của tôi", Reuters dẫn lời ông Htin Kyaw, người sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 30.3, phát biểu.
Hiện vẫn chưa rõ bà Suu Kyi sẽ giữ vai trò gì trong chính phủ mới. Trước đó, bà từng tuyên bố sẽ "buông rèm nhiếp chính" thông qua một "tổng thống ủy nhiệm". Tuy nhiên, tình trạng nhập nhằng này sẽ rất nhạy cảm về chính trị và dư luận, nhất là khi bà Suu Kyi được ca ngợi là biểu tượng dân chủ của Myanmar.
Quá trình cải cách và chuyển giao quyền lực thông qua bầu cử ở Myanmar diễn ra suôn sẻ là thành quả từ công sức lẫn sự chân thành của nhiều phía. Bên cạnh nỗ lực không mệt mỏi của bà Suu Kyi và NLD, còn phải kể đến công lao của Tổng thống sắp mãn nhiệm Thein Sein.
Theo hiến pháp, hiện giới quân sự vẫn có vai trò rất lớn trên chính trường Myanmar, có quyền bổ nhiệm 3 vị trí bộ trưởng quan trọng là quốc phòng, nội vụ và an ninh biên giới. Vì thế, tờ The Washington Post ngày 15.3 hôm qua dẫn lời giới phân tích nhận định quan hệ với các tướng lĩnh sẽ là một ưu tiên lớn đối với ông Htin Kyaw và bà Suu Kyi.
"Đó sẽ là một mối quan hệ rất, rất quan trọng", bà Priscilla A.Clapp, cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu hòa bình Mỹ nói. Chính mối quan hệ này sẽ quyết định sự thành công của mọi nỗ lực dân chủ, hòa giải và ổn định tại Myanmar.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Bạn thân bà Suu Kyi được bầu làm tổng thống Myanmar Quốc hội Myanmar ngày 15.3 đã bầu ông Htin Kyaw làm tổng thống mới của nước này. Ông Htin Kyaw là tổng thống không có xuất thân quân đội đầu tiên của Myanmar sau nhiều thập niên. Ông Htin Kyaw được bầu làm tổng thống mới của Myanmar - Ảnh: Reuters Ông Htin Kyaw (70 tuổi) là một nhà văn, học giả có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang

Lũ quét ở miền Đông Afghanistan gây nhiều thương vong
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân đang viral khắp Trung Quốc: Nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, mặc gì cũng sang dã man
Phim châu á
23:32:33 10/05/2025
Tiểu thư lá ngọc cành vàng đẹp nhất Việt Nam: Cát xê 20 cây vàng, mua được nhà chỉ nhờ đóng 2 bộ phim
Hậu trường phim
23:22:09 10/05/2025
Khả Ngân lên tiếng về gương mặt thay đổi gây sốc
Sao việt
23:15:34 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Vợ Quang Hải bầu lần 2, tâm thư gửi mẹ gây xúc động, CĐM đồng loạt "quay xe"?
Netizen
22:45:38 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chiến lược kỳ lạ nhưng hiệu quả?

NSX Anh Trai Say Hi bị tố làm việc cẩu thả, vì 1 lỗi sai mà nhạc sĩ phải "đi khắp MXH để sửa"
Nhạc việt
22:22:54 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025