‘Cơn ác mộng’ về năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đang trở thành hiện thực
Khi việc cắt giảm khí đốt của Nga ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu, châu lục này đang phải vật lộn để đối phó với những gì các chuyên gia cho là một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất từ trước đến nay, thậm chí nó vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ảnh: DPA
Trong nhiều tháng, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị ám ảnh bởi viễn cảnh mất nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga, chiếm khoảng 40% nhập khẩu của châu Âu và là một nguồn năng lượng quan trọng cho lục địa này. Cơn ác mộng đó hiện đang trở thành hiện thực “đau đớn” khi Moskva cắt giảm dòng chảy của mình để “trả đũa” việc EU tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, dẫn đến gia tăng đáng kể giá năng lượng và buộc nhiều quốc gia phải dùng đến các kế hoạch khẩn cấp trong bối cảnh các nhà cung cấp năng lượng dự phòng như Na Uy và Bắc Phi đang thất bại trong việc tăng cường nguồn cung.
Alex Munton, chuyên gia tư vấn về thị trường khí đốt toàn cầu tại Rapidan Energy Group, cho biết: “Đây là cuộc khủng hoảng năng lượng khắc nghiệt nhất từng xảy ra ở châu Âu. Châu Âu [đang] đối mặt với viễn cảnh rất thực tế là không có đủ khí đốt khi cần thiết nhất, đó là thời điểm lạnh nhất trong năm”.
“Giá đã tăng vọt”, ông Munton nói thêm, lưu ý rằng giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu – gần 50 USD/MMBTu (1 triệu đơn vị nhiệt Anh). “Đó là một cái giá quá cao để trả cho khí đốt tự nhiên và thực sự không có lối thoát ngay lập tức hiện nay”, ông Munton nhấn mạnh.
Nhiều quan chức và chuyên gia năng lượng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn sau khi Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga đến châu Âu, được tiến hành bảo trì theo lịch trình trong tuần này. Mặc dù đường ống được cho là chỉ được sửa chữa trong 10 ngày, nhưng nhiều người châu Âu lo ngại rằng đường ống năng lượng này nguy cơ bị “ vũ khí hóa” – khiến các nước EU phụ thuộc nhiều từ Nga sẽ rơi vào tình trạng chao đảo.
Video đang HOT
“Mọi thứ đều có thể xảy ra. Có thể là khí tiếp tục chảy hoặc có thể bị ngừng hoàn toàn”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo.
Điều đó sẽ gây rắc rối cho mùa Đông sắp tới, khi nhu cầu về năng lượng tăng cao và cần có đủ khí đốt tự nhiên để sưởi ấm. Các nước châu Âu thường dựa vào những tháng mùa Hè để nạp khí cho các cơ sở lưu trữ khí đốt của họ. Và vào thời điểm xung đột đang diễn ra ở Ukraine, khi nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai của lục địa không chắc chắn, việc tăng cường dự trữ năng lượng là đặc biệt quan trọng.
Nga đã thông báo tạm dừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream để bảo trì. Ảnh: AFP
Nếu sự gián đoạn kéo dài, các chuyên gia cảnh báo về một mùa Đông khó khăn: một trong những khả năng là xảy ra tình trạng “phân chia khẩu phần” khí đốt, ngừng hoạt động công nghiệp và thậm chí là sự đứt gãy kinh tế lớn. Các quan chức Anh, những người chỉ vài tháng trước đã cảnh báo về hóa đơn tiền điện tăng cao đối với người tiêu dùng, thì giờ đây cảnh báo thậm chí còn tồi tệ hơn.
Helima Croft, Giám đốc điều hành tại RBC Capital Markets, cho biết châu Âu có thể phải đối mặt với một “mùa Đông của sự bất mãn, sự phân bổ, sự đóng cửa công nghiệp – tất cả những điều đó đều đang hiển hiện”.
Bất ổn xã hội cũng đã và đang bùng phát, với các cuộc đình công nổ ra trên khắp châu lục khi các hộ gia đình phải vật lộn dưới áp lực của chi phí sinh hoạt và áp lực lạm phát tăng cao. Một số sự bất mãn này cũng đã có tác động mạnh đến thị trường năng lượng. Tại Na Uy, nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của EU sau Nga, các cuộc đình công hàng loạt trong ngành dầu khí tuần trước đã buộc các công ty phải ngừng sản xuất, gây thêm “sóng gió” khắp châu Âu.
Tuy nhiên, nỗi đau của cuộc khủng hoảng có lẽ đang được cảm nhận rõ ràng nhất ở Đức, quốc gia đã buộc phải chuyển sang một số biện pháp tiết kiệm năng lượng, bao gồm phân bổ nước nóng và đóng cửa các bể bơi. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Berlin đã bước vào giai đoạn thứ hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn. Tuần trước, nước này cũng đã chuyển sang cứu trợ những gã khổng lồ năng lượng của mình đã bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi các khoản cắt giảm của Nga.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở Đức. Olga Khakova, một chuyên gia về an ninh năng lượng châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: “Điều này đang xảy ra trên khắp châu Âu. Pháp đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa công ty điện EDF khi đang phải đối mặt với những thiệt hại kinh tế ngày càng tăng”.
Tình hình cũng đã làm phức tạp nhiều mục tiêu khí hậu của các quốc gia châu Âu. Vào cuối tháng 6, Đức, Italy, Áo và Hà Lan đã thông báo rằng họ sẽ khởi động lại các nhà máy điện than cũ khi các nhà máy này phải vật lộn với nguồn cung bị thu hẹp.
Bất chấp quyết tâm của EU nhằm hạn chế nguồn cung từ Nga, các chuyên gia cho rằng châu Âu có thể sẽ vẫn bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang này cho đến khi họ có thể phát triển cơ sở hạ tầng để độc lập về năng lượng hơn và điều đó có thể mất nhiều năm. Khí đốt của Mỹ, được vận chuyển bằng tàu chở dầu, là một lựa chọn, nhưng điều đó đòi hỏi các thiết bị đầu cuối mới nhận được. Các đường ống mới thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn để xây dựng và vẫn không có sự bổ sung của các nhà cung cấp đủ điều kiện.
“Rất, rất khó để châu Âu có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong vòng từ 3 đến 5 năm tới”. James Henderson, một chuyên gia năng lượng tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford nêu rõ. Cho đến lúc đó, các nước châu Âu sẽ tiếp tục tranh giành để đảm bảo đủ nguồn cung cấp và chỉ có thể hy vọng thời tiết ôn hòa. Bà Croft kết luận: “Trường hợp xấu nhất là mọi người phải lựa chọn giữa ăn uống và sưởi ấm”.
Nga cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể tăng lên 3.500 USD/1.000 m3
Báo Nga Izvestia ngày 5/7 dẫn nguồn tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga cho biết, việc tạm dừng hoạt động ống dẫn khí Nord Stream 1 theo công bố gần đây có thể kích hoạt một đợt tăng giá khí đốt khác ở châu Âu.
Nga đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Ảnh: Gisreportsonline.com
Theo Thư ký điều hành của Ủy ban Chiến lược Năng lượng và Phát triển Tổ hợp Nhiên liệu Dmitry Polokhin thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, giá khí đốt của châu Âu có thể tăng vọt lên 3.500 USD/1.000 m3.
Ông Polokhin nhấn mạnh nếu các dòng khí đốt qua Nord Stream 1 bị ngừng hoạt động, các công ty Đức sẽ phải mua khí đốt với giá giao ngay cao gấp 2-3 lần so với giá dựa trên các hợp đồng dài hạn. Kết quả là khả năng sản xuất và cạnh tranh của hàng hóa châu Âu sẽ giảm sút.
Nhà phân tích Sergey Kaufman của Finam lưu ý, việc Nord Stream 1 tạm dừng để sửa chữa là một sự kiện thường lệ, diễn ra thường xuyên và đã được thông báo cách đây ít lâu. Điều đó nói lên rằng, việc tạm dừng không gây ra phản ứng trên thị trường. Tuy nhiên, không thể loại trừ một kịch bản khác, đó là thời gian tạm dừng sẽ kéo dài hơn dự định vì sự kiện bất khả kháng. Do đó, điều này sẽ tiêu cực cho tất cả các bên.
Nga cũng sẽ bị tác động tiêu cực từ việc ngừng cung cấp khí đốt vì nước này sẽ mất thị trường và doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, Nga có thể thúc đẩy một số dự án khí đốt không có sự tham gia của phương Tây, Phó Chủ tịch ban giám sát của hiệp hội Đối tác đáng tin cậy Dmitry Gusev nhận định.
Về phần mình, Natalya Milchakova, nhà phân tích hàng đầu tại Freedom Finance cho rằng có những triển vọng tốt đối với các dự án mà Trung Quốc là người tiêu dùng cuối cùng. "Kể từ đầu năm, giá khí đốt dự trữ tăng gấp ba ở châu Á, trong khi chỉ tăng gấp đôi ở châu Âu.
Theo dự báo của Gazprom, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng 50% trong 10 năm so với năm 2020. Điều đó có nghĩa là giá cũng sẽ tăng tiếp tục tăng hoặc ít nhất, chúng sẽ không đi xuống", chuyên gia này giải thích.
Hiện chi phí khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 sau khi nguồn cung của Nga giảm. Hợp đồng khí đốt kỳ hạn tháng 8 trên trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan đã tăng lên 10%, ở mức 1.722 USD/1000 m3.
Căng thẳng Nga-Đức mới liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt Đức cho rằng Nga đang sử dụng năng lượng làm "vũ khí" sau khi Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một đơn vị Gazprom bị Berlin tịch thu. Nga đáp lại rằng hành động của họ là phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với việc Đức chiếm giữ các công ty con của Gazprom. Moskva cũng đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas

Người ủng hộ ông Trump cũng phản đối món quà máy bay Boeing từ Qatar

Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19

Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ

Ông Trump nói gì về vụ nhận máy bay Boeing siêu sang từ Qatar?

Tổng thống Trump đến nhóm nước giàu nhất Vùng Vịnh

Khi thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Căng thẳng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines

Malaysia tìm giải pháp sau khi voi con bị xe tông chết vì băng ngang xa lộ

Giáo hoàng Leo XIV gọi điện cho Tổng thống Ukraine, chưa có kế hoạch thăm Mỹ

Trung Quốc công bố sách trắng về an ninh quốc gia trong thời đại mới
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard
Sao âu mỹ
22:29:11 13/05/2025