Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng

Ngày 9/4, phát biểu đại diện cho chính quyền lâm thời Sudan, ông Mohamed hamdan Dagalo – phó chủ tịch hội đồng chủ quyền chuyển tiếp Sudan đã kêu gọi Nam Sudan (South Sudan) kích hoạt các cơ chế chung giữa hai nước, nhằm đạt mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới Abyei đang tranh chấp.

Trong tâm bão

12 năm qua, kể từ khi chia tách, cả hai “người anh em một nhà cũ” đều vẫn phải vật lộn nhằm kiến tạo hòa bình và ổn định. Chính vì vậy, lời kêu gọi ấy dường như đã được đưa ra quá sớm. Hay nói cách khác, là quá muộn màng, giữa nanh vuốt chực chờ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo đang đày đọa cuộc sống của hàng triệu người dân, tiêu biểu như ở Abeyi.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 1
70% dân số Nam Sudan cần được hỗ trợ nhân đạo.

Có một chi tiết mà tự thân nó có lẽ cũng đủ để khắc họa bối cảnh hiện tại, ở Sudan, Nam Sudan và Abeyi. Nếu như tại Nam Sudan, Quân đội nhân dân Việt Nam đang tham gia làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) mang tên UNMISS thì tại Sudan, cơ quan tương ứng lại là Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại Sudan (UNITAMS). Riêng ở Abyei, có một phái bộ an ninh lâm thời khác nữa, mang tên UNISFA, mà các chiến sĩ Mũ nồi xanh Việt Nam cũng đang từng ngày thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo. Vị trí đặc biệt của Abeyi có nguồn gốc sâu xa từ “cuộc chia ly” năm 2011, khi Nam Sudan (có kết cấu dân số phần lớn là người da đen theo Thiên Chúa giáo) tách khỏi Sudan (với đa số tỷ lệ dân số là người Arab Hồi giáo). Ngay từ khi đó, giới phân tích quốc tế đã tiên liệu rằng: Chính những vấn đề xoay quanh việc phân chia nguồn lợi khổng lồ từ trữ lượng dầu mỏ dồi dào sẽ trở thành nguyên nhân gây bất đồng và chia rẽ, trong xã hội của quốc gia non trẻ Nam Sudan nói riêng và trong mối quan hệ giữa Nam Sudan với Sudan nói chung. Kể từ đó đến nay, bất chấp việc hai nước đã ký hiệp định hợp tác toàn diện ngay tháng 9/2012 (tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi/AU), khu vực Abyei giàu tài nguyên dầu mỏ ở biên giới chung giữa hai nước vẫn cứ là một khu vực tranh chấp.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 2
Nguồn lợi từ dầu mỏ vừa tạo nên mâu thuẫn, vừa là nguồn tài chính nuôi dưỡng các phe phái xung đột ở Nam Sudan.

Cho đến tận lúc này, theo báo cáo mới nhất của UNICEF công bố ngày 5/4/2023: “Nam Sudan vẫn là một trong những môi trường phức tạp nhất, đòi hỏi các biện pháp cấp thiết và uyển chuyển nhất về tình hình nhân đạo trên thế giới”. Cụ thể: “70% dân số Nam Sudan (khoảng 9,4 triệu người) cần được hỗ trợ nhân đạo. Trong số đó, có 5 triệu trẻ em. Với tình trạng bạo lực leo thang trở lại kể từ đầu năm, cộng thêm một đợt bùng phát dịch tả, cùng với tình trạng hạn hán, dự báo năm 2023 sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, vấn đề bạo lực leo thang ở nhiều vùng của Nam Sudan đã làm tăng nhu cầu nhân đạo và cản trở công tác hỗ trợ nhân đạo ở Warrap, Thượng sông Nile, Jonglei, Central Equatoria… cũng như khu vực hành chính Abyei và Greater Pibor, với khoảng 45.000 người và 13.500 trẻ em bị ảnh hưởng”.

Video đang HOT

UNICEF đúc kết: “Các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo tiếp tục bị ảnh hưởng, bởi các cuộc tấn công vào các đoàn xe và các bên cung cấp dịch vụ nhân đạo. Nam Sudan là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới, để trở thành một “công nhân nhân đạo”. Đơn cử, ngày 25/2/2023, những nhóm vũ trang đã phục kích nhân viên cùng đối tác địa phương của UNICEF – Tổ chức Hành động vì phát triển cộng đồng Abyei (ACAD) – khiến 1 nhân viên thiệt mạng và 2 người khác bị thương”.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 3
Cuộc đảo chính năm 2021 đẩy Sudan vào bất ổn và bế tắc.

Năm “bản lề” Cho nam sudan?

Hồi đầu tháng 3/2023, phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm Trưởng phái bộ UNMISS – ông Nicholas Haysom nhấn mạnh: “Năm 2023 sẽ là năm mang tính quyết định và là phép thử đối với tất cả các bên tham gia thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan”. Ông cho biết thêm: UNMISS là một trong những nhiệm vụ tốn kém nhất của LHQ trên thế giới, với ngân sách hằng năm 1,2 tỷ USD, nhằm hỗ trợ cho người dân nước này trong cuộc bầu cử sắp tới, với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái chính trị và giới truyền thông. Vấn đề là, cho đến hiện tại, vẫn chưa có gì bảo đảm được rằng ngân sách khổng lồ cùng những nỗ lực vượt trội mà LHQ dành cho UNMISS chắc chắn sẽ giữ cho lộ trình ấy được triển khai “đúng tiến độ”.

Thực tế, những vết nứt hằn sâu trong lòng xã hội Nam Sudan, ngay từ đầu, đã được tạo nên trên các mâu thuẫn chưa từng được hàn gắn về lợi ích và càng ngày lại càng trở nên trầm trọng. Một điều rất đáng được nhắc lại: Nam Sudan chính là quốc gia có trữ lượng dầu thô hàng đầu châu Phi. Năm 2022, báo cáo doanh thu từ dầu mỏ của quốc gia vùng Cận Sahara ấy ước đạt 1,6 tỷ USD. Có điều, như tờ The National New dẫn lời Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood, chính phủ chuyển tiếp của Nam Sudan tiếp tục “thất bại trong việc phân bổ nguồn thu từ dầu mỏ, nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo dành cho người dân”.

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 4
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei (UnisFa).

Không chỉ vậy, theo những đánh giá trước đó từ LHQ, các nhà lãnh đạo Nam Sudan đã tìm cách chuyển “những số tiền đáng kinh ngạc cùng các của cải khác” ra khỏi quốc khố. Trong khi đó, không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc giao tranh, Nam Sudan còn bị tàn phá bởi thiên tai. “Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các nhu cầu nhân đạo. Năm ngoái là năm thứ tư liên tiếp, lũ lụt dữ dội ở Nam Sudan. Hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng khi nước cuốn trôi nhà cửa và gia súc, nhấn chìm nhiều diện tích đất nông nghiệp” – ông James Kariuki, Đại sứ Anh tại LHQ nhận xét.

Giữa những nguồn lợi kếch xù và cuộc sống xa hoa của các quan chức ở tầng lớp trên với sự khốn cùng của hàng triệu thường dân liên tục phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo ở dưới đáy xã hội là một khoảng cách mênh mông. Không phải ngẫu nhiên, suốt những năm qua, LHQ đã phải liên tục kêu gọi Nam Sudan gỡ bỏ các rào cản chắn trước các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cũng như giải quyết triệt để tình trạng trộm cắp tài nguyên của chính đất nước ấy. Song, 12 năm, mọi thứ vẫn dường như chẳng có gì thay đổi. Các cuộc đọ súng giữa những phe phái đối địch vẫn cứ diễn ra. Viễn cảnh hợp nhất các nhóm vũ trang thành một quân đội quốc gia có chung lý tưởng phục vụ đất nước vẫn mãi xa vời, khi “cuộc chơi” vẫn bị chi phối bởi lợi ích riêng, cả về kinh tế lẫn quyền lực.

Ở phía bên kia của Abyei

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Giám sát chung Abyei (AJOC) của Sudan và Nam Sudan được tổ chức ở thủ đô Khartoum (Sudan) ngày 9/4, ông Mohamed Hamdan Dagalo nêu rõ: “Bất chấp những thách thức cấp bách mà Sudan đang phải trải qua, quyết định triệu tập cuộc họp này là ưu tiên hàng đầu do tính nhạy cảm của vấn đề khu vực và sự đau khổ của nhân dân trong khu vực… Các cơ chế chung phải được kích hoạt cùng nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi để góp phần tăng cường an ninh, phát triển và ổn định vì lợi ích của các cộng đồng trong khu vực”.

Sudan, xét cho cùng, cũng không có được một trạng thái yên bình hơn là bao nhiêu, so với “người anh em” Nam Sudan. Vào ngày 5/4, Lực lượng Tự do và Thay đổi (FFC) của Sudan tuyên bố tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận thành lập chính phủ dân sự phục vụ việc điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi diễn ra các cuộc bầu cử chính thức. Tuyên bố của FFC cho biết các cuộc thảo luận về việc tái cơ cấu quân đội – nghĩa là thống nhất các nhóm vũ trang – đã đạt được tiến triển nhưng vẫn chưa hoàn tất, dẫn đến việc ký kết bị trì hoãn (và chưa xác định được thời hạn nối lại).

Cơn khốn cùng giữa những lò lửa nóng - Hình 5
Bản đồ khu vực khai thác dầu, hệ thống đường ống Chính ở Sudan và Nam Sudan.

Diễn biến này, có thể nói, một lần nữa tô đậm thêm tình trạng bế tắc về chính trị cùng sự bất ổn về kinh tế – xã hội ở Sudan, kể từ cuộc đảo chính năm 2021. Do đó, tiến trình tiếp nhận các nguồn viện trợ nhằm thúc đẩy tái thiết đất nước cũng đang đối diện không ít trắc trở. Bởi vậy, ở đây, lời kêu gọi hợp tác được đưa ra từ đại diện của Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan dành cho Nam Sudan thiếu một nền tảng then chốt: Tính hợp hiến. Cả hai đất nước, đến lúc này, đều chưa hoàn tất được tiến trình hòa giải dân tộc và cũng đều chưa tiến hành bầu cử xong một chính phủ dân sự đúng nghĩa, đại diện chính danh được thừa nhận rộng rãi cho quyền lợi của mỗi quốc gia. Abyei, vì thế, có lẽ cũng khó có thể sớm được xúc tiến thực hiện các cơ chế hợp tác để cùng phát triển, vì lợi ích chung của cả Sudan lẫn Nam Sudan (khi mà cả hai phía vẫn chưa giải quyết xong những vấn đề riêng của mình).

Phái bộ UNISFA có lẽ vẫn bắt buộc phải được duy trì. Cho dù, sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, xét cho cùng, cũng chỉ là một giải pháp tình thế. Để đẩy lùi những bóng ma khủng hoảng nhân đạo và để xóa đi những nỗi khốn cùng, còn cần thêm rất nhiều nỗ lực, sự đồng thuận, tinh thần hòa giải, các định chế pháp luật, cũng như thời gian…

Sudan kêu gọi Nam Sudan kích hoạt cơ chế chung giải quyết tranh chấp Abyei

Chính quyền Sudan ngày 9/4 đã kêu gọi Nam Sudan kích hoạt các cơ chế chung giữa hai nước để đạt được mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới Abyei đang tranh chấp.

Sudan kêu gọi Nam Sudan kích hoạt cơ chế chung giải quyết tranh chấp Abyei - Hình 1
Ông Mohamed Hamdan Dagalo - Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung Abyei (AJOC) của Sudan và Nam Sudan được tổ chức ở thủ đô Khartoum (Sudan), ông Mohamed Hamdan Dagalo - Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan - đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục điều phối và hợp tác giữa hai nước láng giềng để xây dựng lòng tin và trao đổi quan điểm về biện pháp thiết lập cơ sở vững chắc dành cho giải pháp cuối cùng đối với vấn đề Abyei.

Ông Dagalo bày tỏ: "Bất chấp những điều kiện nguy cấp mà Sudan đang phải trải qua, quyết định triệu tập cuộc họp này là ưu tiên hàng đầu do tính nhạy cảm của vấn đề khu vực và sự đau khổ của nhân dân trong khu vực... Các cơ chế chung phải được kích hoạt cùng với nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi để góp phần tăng cường an ninh, phát triển và ổn định vì lợi ích của các cộng đồng trong khu vực".

Quan chức Sudan cũng hối thúc cộng đồng quốc tế hợp tác nhiều hơn nữa và đóng vai trò vượt ra ngoài phạm vi viện trợ nhân đạo nhằm triển khai các dự án phát triển trong khu vực.

Hiện nay, Sudan và Nam Sudan đang tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Abyei giàu tài nguyên dầu mỏ ở biên giới chung giữa hai nước. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở tiến trình giải quyết bất đồng giữa Khartoum và Juba.

Năm 2011, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thành lập Phái bộ An ninh lâm thời của LHQ tại khu vực Abyei (UNISFA).

Tháng 9/2012, Sudan và Nam Sudan đã ký hiệp định hợp tác toàn diện tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi. Hiệp định này bao gồm một gói các thỏa thuận liên quan đến an ninh, tình trạng công dân, biên giới và các vấn đề kinh tế cùng những chủ đề khác liên quan đến dầu mỏ và thương mại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
20:00:20 19/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiếnXung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
22:53:02 19/05/2025
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
20:25:11 19/05/2025

Tin đang nóng

Khởi tố chủ cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả đã bán hơn 100.000 đơn hàng trên Shopee, TikTokKhởi tố chủ cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả đã bán hơn 100.000 đơn hàng trên Shopee, TikTok
07:02:34 21/05/2025
Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?
09:03:21 21/05/2025
Nam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCMNam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCM
10:17:42 21/05/2025
Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?
10:15:03 21/05/2025
Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?
06:58:21 21/05/2025
Giật mình với thu nhập của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắtGiật mình với thu nhập của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắt
08:00:40 21/05/2025
Nỗi sợ 3 năm trước của Hoa hậu Thùy Tiên nay đã trở thành sự thậtNỗi sợ 3 năm trước của Hoa hậu Thùy Tiên nay đã trở thành sự thật
06:35:19 21/05/2025
Cho em gái 5 triệu để mua máy tính đi học, chồng tôi giãy nảy lên phản đối rồi thuyết giảng cho vợ bài học về việc tiêu đồng tiền do chính mình làm raCho em gái 5 triệu để mua máy tính đi học, chồng tôi giãy nảy lên phản đối rồi thuyết giảng cho vợ bài học về việc tiêu đồng tiền do chính mình làm ra
07:27:37 21/05/2025

Tin mới nhất

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

13:11:22 21/05/2025
Theo CNN, trong một cuộc gặp mới đây tại Vatican ngày 19.5, Phó tổng thống Mỹ JD Vance đã gặp gỡ Giáo hoàng Leo XIV và chuyển thư mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Lãnh đạo Iran dự báo đối thoại hạt nhân với Mỹ sẽ không đạt kết quả

Lãnh đạo Iran dự báo đối thoại hạt nhân với Mỹ sẽ không đạt kết quả

13:09:24 21/05/2025
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei cho rằng cuộc đối thoại hạt nhân với Mỹ khó có khả năng mang lại kết quả nào và chỉ trích những yêu cầu quá đáng của Washington.
Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

13:07:23 21/05/2025
Được phương Tây dỡ bỏ cấm vận, Syria đang trên hành trình tái thiết sau những năm tháng chiến tranh nhưng liệu mọi chuyện sẽ thuận lợi cho nước này?
Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

13:07:20 21/05/2025
Các thị trấn ở vùng Hunter và Mid North Coast của bang New South Wales - bang đông dân nhất của Australia, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận mưa như trút, với lượng mưa trong 24 giờ qua tương đương mức trung bình hơn 4 tháng.
Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

13:05:04 21/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ý có thể rút khỏi vai trò trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine nếu Moscow và Kyiv không tìm được tiếng nói chung.
WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

13:02:28 21/05/2025
Tại phiên họp thường niên nói trên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Philippines Ted Herbosa, chủ trì phiên họp, đã công bố thỏa thuận ứng phó đại dịch được thông qua và không có thành viên nào phản đối, AFP đưa tin.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

13:01:06 21/05/2025
Ngoại trưởng Rubio cho biết Nga sẽ đưa ra những điều khoản chung hướng tới lệnh ngừng bắn, và lệnh ngừng bắn đó sau đó sẽ cho phép chúng tôi tham gia vào các cuộc đàm phán chi tiết để chấm dứt xung đột .
Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

12:59:27 21/05/2025
Ông Charles Kushner, thông gia của Tổng thống Donald Trump, vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Đại sứ tại Pháp.
Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

12:59:21 21/05/2025
Một bác sĩ ở Trung Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý khi gợi ý rằng những phụ nữ thiếu năng lượng hoặc bị thiếu máu nên ngắm những người đàn ông cơ bắp để cải thiện tâm trạng và giải tỏa căng thẳng.
Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

12:58:46 21/05/2025
Ấn Độ đang chứng kiến làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ việc Ankara công khai ủng hộ Pakistan trong cuộc xung đột gần đây giữa hai quốc gia Nam Á.
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

12:57:11 21/05/2025
Bất chấp những thách thức trên, doanh nhân Musk vẫn được nhiều người kỳ vọng là nhà tài trợ chính cho các thành viên theo xu hướng MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) trong đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo.
Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

12:54:18 21/05/2025
Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Taku Eto thừa nhận ông đã cường điệu và cho biết gia đình ông vẫn mua gạo khi dùng hết số gạo được tặng.

Có thể bạn quan tâm

Từ các đảo và khu nghỉ dưỡng riêng đến các chuyến đi siêu sang

Từ các đảo và khu nghỉ dưỡng riêng đến các chuyến đi siêu sang

Du lịch

13:17:46 21/05/2025
Những đơn vị cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng trên du thuyền lớn như Royal Caribbean, MSC Cruises và Carnival Cruise Line đang đặt cược lớn vào ngành công nghiệp này trong tương lai.
Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin

Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin

Pháp luật

13:14:44 21/05/2025
Lợi dụng sơ hở, nhân viên Công ty Dược phẩm FPT Long Châu đã trộm 2.139 hộp thuốc đem ra ngoài bán gây thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng.
Ahn Jae Wook choáng váng vì hóa đơn viện phí 500.000 USD sau ca phẫu thuật khẩn cấp tại Mỹ

Ahn Jae Wook choáng váng vì hóa đơn viện phí 500.000 USD sau ca phẫu thuật khẩn cấp tại Mỹ

Sao châu á

13:12:11 21/05/2025
Tôi gần như ngất xỉu lần nữa - nam chính phim Ước mơ vươn đến một ngôi sao nhớ lại cơn choáng váng vì hóa đơn viện phí sau ca phẫu thuật khẩn cấp của mình tại Mỹ.
Xe tay ga Suzuki 125cc, trang bị lấn át Honda Vision, giá chưa tới 28 triệu đồng

Xe tay ga Suzuki 125cc, trang bị lấn át Honda Vision, giá chưa tới 28 triệu đồng

Xe máy

13:10:36 21/05/2025
Suzuki Motorcycle India vừa chính thức tung ra phiên bản tiêu chuẩn nâng cấp của mẫu xe tay ga Avenis với mức giá cực kỳ dễ tiếp cận.
Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"

Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"

Sao việt

12:58:51 21/05/2025
Mới đây, tại chương trình Lần đầu kể hết, danh ca Thanh Lan đã tiết lộ đôi điều về người chồng Tây mới kết hôn với bà được vài năm.
Kế hoạch trăm năm của Tom Cruise

Kế hoạch trăm năm của Tom Cruise

Hậu trường phim

12:54:58 21/05/2025
Nam diễn viên từng phát biểu muốn đóng phim đến năm 80 tuổi nhưng giờ đây, giới hạn đã tiếp tục được đẩy đến cả những năm 100 tuổi.
EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

12:53:43 21/05/2025
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP), ông Sefcovic cho biết các nền tảng thương mại điện tử sẽ phải trả mức thuế theo từng kiện, nhằm giúp EU giải quyết thách thức từ dòng hàng giá rẻ ồ ạt đổ vào.
Sau Lập hạ, phải "nuôi xương"! Bỏ ngay khoai tây, bắp cải, ăn 4 món này để "chân cứng đá mềm", người khỏe rạo rực

Sau Lập hạ, phải "nuôi xương"! Bỏ ngay khoai tây, bắp cải, ăn 4 món này để "chân cứng đá mềm", người khỏe rạo rực

Ẩm thực

12:52:14 21/05/2025
Dưới đây là 4 món ăn giàu canxi - dễ nấu - dễ ăn, cực kỳ phù hợp để phục hồi thể lực và tăng cường xương khớp sau tiết Lập hạ.
Phong cách thanh thuần đầu hè: Làn gió mới đang khuấy đảo tủ đồ phái đẹp!

Phong cách thanh thuần đầu hè: Làn gió mới đang khuấy đảo tủ đồ phái đẹp!

Thời trang

12:49:49 21/05/2025
Nét ngọt ngào còn vương dư vị tuổi trẻ hoà quyện với thần thái đằm sâu của người phụ nữ trưởng thành, tạo nên cảm giác thoải mái,a nhẹ bẫng mà cuốn hút khó cưỡng.
Tăng Thanh Hà "trẻ hóa" với mốt hot nhất 2025, nàng ngoài 30 tuổi học theo cực dễ

Tăng Thanh Hà "trẻ hóa" với mốt hot nhất 2025, nàng ngoài 30 tuổi học theo cực dễ

Phong cách sao

12:44:11 21/05/2025
Tăng Thanh Hà đã nắm bắt xu hướng này một cách khéo léo, cho thấy rằng ngay cả những người phụ nữ ngoài 30 tuổi cũng có thể tự tin biến hóa với những phong cách thời trang hiện đại.
Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Tin nổi bật

12:06:05 21/05/2025
Sau nhiều giờ mất tích, thi thể 1 học sinh tiểu học ở xã Kim Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) được phát hiện dưới sông.