Con là nạn nhân bạo lực học đường, cha mẹ có tội?
TS Vũ Thu Hương cho rằng, cha mẹ nghĩ rằng con mình vô tội thì đã nhầm: “Chúng ta có rất nhiều tội”.
1. Chúng ta hãy cùng phân tích về cuộc sống trẻ nhỏ trong gia đình. Các cha mẹ nghĩ rằng mình vô tội thì đã nhầm. Chúng ta thật sự rất nhiều tội.
2. Khi còn nhỏ, mỗi lần các cháu bị ngã, thay vì để con tự đứng dậy, có không ít các bậc phụ huynh chạy cuống lại đỡ con lên và tiện tay đập cái bàn hoặc cái mặt đất vài cái rồi mắng đồ vật đó làm cho con đau. Đây là biện pháp rất tốt để con phát triển tính ăn vạ và đổ lỗi cho mọi việc. Đồng thời, con học được cách giải quyết mọi việc bằng bạo lực.
3. Khi con đi học mầm non, mỗi khi con bị bầm hoặc xước, cha mẹ thường tỏ thái độ quá tức giận. Tớ đồng ý là xót con lắm. Nhưng phản ứng thái quá sẽ chỉ làm con thấy tự coi trọng quá mức những cảm giác, cảm xúc của chính mình mà quên đi những cảm giác của người khác. Đặc biệt, chúng ta quên mất rằng 50% những vụ “tai nạn” đó là do chính con mình gây ra do các cháu chưa khéo léo hoặc cũng có thể do chính các cháu xông vào đánh các bạn khác. Phản ứng bênh con tức thì sẽ khiến con trẻ không nhận thức đúng đắn mọi việc mà tự động bênh bản thân ngay khi sự việc xảy ra.
4. Khi con đi học tiểu học, nếu có xích mích với bạn bè, không ít cha mẹ đáp lại lời kể của con về sự vụ đó như sau: Không chơi với thằng/con đó nữa. Tâm lý cha mẹ luôn nghĩ con mình hiền, con mình vô tội mà quên mất rằng mọi mâu thuẫn đều đến từ 2 phía. Nếu xét đoán mọi việc lệch chiều thì sớm muộn con cũng trở nên xấu chơi với bạn bè và sau này con dễ ức chế với bạn, thiếu kiên nhẫn với bạn.
5. Cũng từ lúc bắt đầu đi học, khi con có xích mích với bạn bè, không ít cha mẹ đến lớp quát mắng hoặc dọa đánh trẻ khác để bênh con. Các cha mẹ luôn nghĩ con mình bị ăn hiếp chứ ít khi nghĩ con mình có thể là đứa trẻ ăn hiếp kẻ khác. Bọn trẻ con học ngay được một điều rằng: Dù chúng thối tha thế nào thì khi xích mích với bạn, bố mẹ chúng cũng bênh chúng.
6. Có không ít bố mẹ dạy con “choảng” lại những kẻ bắt nạt mình. Nhiều cha mẹ nghĩ đó là điều hợp lý nhưng quên rằng trẻ có hiểu lời dạy dỗ của cha mẹ là choảng đứa nào mình không ưa. Như vậy, mầm mống của bạo lực nổi dần lên trong đầu trẻ.
7. Các cha mẹ không dạy con không làm phiền người khác. Đám trẻ không đánh bạn nhưng thích trêu chọc, thích nói xoáy, thích nhìn với vẻ trêu ghẹo. Khi bạn tức lên đập lại thì bé trở thành nạn nhân và được bênh vực. Điều đó càng ngày càng nguy cơ bạo lực càng lớn hơn.
8. Cha mẹ không dạy con tôn trọng sự khác biệt. Thấy bạn bè có những hành vi hay cách ăn mặc, cách sống khác người, các con cần học cách tôn trọng. Điều này chính các cha mẹ cũng làm chưa tốt, hay nhận xét, chê bai, dìm hàng người khác. Khi con học đòi theo, chắc chắn con sẽ gặp phải sự phản kháng, tức tối và thậm chí là bạo lực từ phía những người bị các con đánh giá.
Video đang HOT
9. Tôn trọng ý kiến của người khác cũng là điều mà cha mẹ chưa dạy con và nhiều cha mẹ mắc phải. Nhiều cha mẹ quen cách áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác làm con học đòi theo. Sống trong tập thể, con áp đặt với bạn bè chắc chắn sẽ tạo ra mâu thuẫn để bạo lực có cơ hội phát triển.
10. Con gặp nhiều ức chế trong cuộc sống, cha mẹ không tạo điều kiện cho con xả bớt căng thẳng, giảm ức chế cũng là lý do để con dễ gặp bạo lực học đường. Việc ức chế không được giải quyết cũng sẽ làm con đổi tâm tính, nóng nảy, dễ cáu gắt và dễ giải quyết mọi việc bằng nắm đấm.
Con bị ép học hành quá nhiều, học thêm nhiều, ít tập thể thao, năng lượng dư thừa cũng dễ khiến con trở thành kẻ thích nói chuyện bằng tay chân. Các cha mẹ hãy nhớ và lưu tâm những điểm này nhé.
Có tới 10 nguyên nhân của Bạo lực học đường đến từ cha mẹ. Các cha mẹ hãy thử xem mình mắc phải cái món gì nhé. Nếu cha mẹ công bằng và suy xét hành động mọi thứ theo khoa học, không bênh vực con thái quá, vô lý chắc chắn sẽ giúp con nhiều để phòng tránh bạo lực học đường.
TS Vu Thu Hương
Học sinh đánh nhau: Cách nào ngăn chặn?
Hành vi đánh nhau của học sinh đôi khi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài, do đó các em cần được giáo dục, giúp đỡ, thay đổi.
Thời gian gần đây, bạo lực học đường trở nên nhức nhối cho ngành Giáo dục và xã hội, thậm chí có trường hợp học sinh tử vong do đánh nhau. Hiện tượng học sinh đánh nhau rồi dùng điện thoại quay video clip, sau đó tung lên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Trên Google, cụm từ "học sinh đánh nhau" cho hơn 1,2 triệu kết quả trong 0,25 giây.
Theo nghiên cứu của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), tại châu Á, bạo lực học đường đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường.
Hình ảnh một nữ sinh cầm ghế đánh lên đầu bạn trong một clip được tung lên mạng xã hội.
Trung bình một ngày xảy ra 5 vụ học sinh đánh nhau Cứ mỗi mùa năm học mới, tình trạng bạo lực học đường ở các cấp học lại tái diễn.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Thủy, giảng viên, Bí thư Chi đoàn Bộ môn Lý luận chính trị, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ở bất cứ thời điểm nào, giai đoạn lịch sử nào cũng có hiện tượng học sinh đánh nhau. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%, hầu hết bạo lực do bạn gây ra.
Tuy nhiên, hiện chúng ta bị ảnh hưởng bởi mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin, nhất là của dòng điện thoại thông minh, đã tạo điều kiện cho các em lan tỏa các hành vi không đúng đắn trong môi trường giáo dục, cũng như ở độ tuổi các em lên trên mạng.
Ông Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ: "Đôi khi với các em là một trò vui đùa đơn giản, ghi lại sau đó ghi lại tung lên mạng để mọi người "like", bình luận... Dần dần việc này trở thành trào lưu. Trong lớp các em có thể khiêu khích nhau, tạo mâu thuẫn từ đó đánh nhau để quay phim".
Qua các video clip gắn mác "học sinh đánh nhau", "nữ sinh đánh nhau" có thể thấy, người quay clip và các bạn đứng xung quanh những "nhận vật chính" tỏ ra thích thú, cổ vũ cho hành vi đánh nhau mà không có sự can ngăn. Đặc biệt các vụ đánh nhau thường không có mặt các thầy cô, người lớn. Đến khi clip được tung lên mạng thì nhà trường, xã hội mới biết và vào cuộc xử lý.
Kỷ luật không phải là đuổi ra ngoài xã hội
Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này? Theo ông Nguyễn Xuân Thủy: "Chúng ta không thể đổ trách nhiệm hoàn toàn cho các nhà trường và thầy cô giáo trong chuyện này. Bởi vì hầu hết các đoạn video clip đánh nhau đều diễn ra ở bên ngoài nhà trường, bên ngoài sân trường như nơi công cộng, ngoài đường, công viên... Những lúc như thế là ngoài giờ lên lớp, các thầy cô không thể quản lý các em được".
Ông Nguyễn Xuân Thủy
Ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, phải có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình. Gia đình phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban, nhìn thấy những biểu hiện của con khi các em đi học về nhà. Qua đó có thể phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm để xem đã có những chuyện gì xảy ra.
Do nhận thức của các em còn rất nông nổi, không thể bằng người lớn nên đôi khi có hành vi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Do đó cần giáo dục, giúp đỡ, bảo ban, dạy dỗ để các em nhận thức được những hành vi của mình là không đúng, hoàn toàn không tốt, là vi phạm đạo đức xã hội; chứ không phải niềm vui, sở thích hay trò đùa.
Nói về hình thức kỷ luật học sinh sau các vụ đánh nhau, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương khẳng định, hình thức đuổi học là không phù hợp.
"Trường học là cái nôi giáo dục tri thức, nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nếu kỷ luật bằng hình thức đuổi học thì các em sẽ đi đâu, về đâu? Ai sẽ giáo dục, dạy dỗ các em về văn hóa, đạo đức, cách sống...?" - ông Thủy đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, thay bằng đuổi học, chúng ta có thể thay đổi bằng các phương pháp giáo dục khác. Ví dụ, có thể tiếp cận các em bằng các biện pháp tâm lý để xem tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thái độ, tính cách của các em như thế nào từ đó đưa ra cách thức dạy dỗ, giáo dục cho phù hợp, giúp các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Như thế, hiệu quả của giáo dục mới được nâng cao.
"Để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó đạo đức của người giáo viên. Thầy cô giáo phải đi sâu sát tìm hiểu các em, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em có tính cách đặc thù, khác với các bạn cùng lớp, cùng trang lứa. Từ đó điều chỉnh hành vi của các em không bị lệch chuẩn so với xã hội, giúp các em tốt hơn trong cuộc sống sau này" - nhà giáo Nguyễn Xuân Thủy nói.
Theo Lại Thìn/VOV
Cô giáo mầm non chửi tục, dọa chém đồng nghiệp Đoạn clip cho thấy, giáo viên nữ sử dụng các ngôn từ tục tĩu chửi đồng nghiệp, đồng thời dọa chặt nát mặt và thách đố. Sự việc xảy ra chưa lâu tại một trường mầm non ở quận trung tâm Hà Nội. "Tâm điểm" của vụ việc này là cô giáo Trần Thị T (lớp nhà trẻ 8 Trường mầm non Mầm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Pháp luật
12:53:09 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi sẽ vào Top 10 Miss World 2025?
Sao việt
12:37:52 22/05/2025