Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao?

Trong 40 năm qua, con người đã làm thay đổi các dòng sông lớn nhất thế giới với tốc độ chưa từng có.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 1

Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy sau 11 năm (1999 – 2010) – Ảnh: NASA

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth (Mỹ) được công bố trên tạp chí Science, cách thức hoạt động của các con sông bị ảnh hưởng đáng kể bởi lượng phù sa mà chúng vận chuyển và trầm tích của nó.

Các nhà nghiên cứu sử dụng các hình ảnh vệ tinh từ NASA Landsat và các kho lưu trữ kỹ thuật số về dữ liệu thủy văn để kiểm tra những thay đổi về lượng phù sa được đưa đến các đại dương của 414 con sông lớn nhất thế giới từ năm 1984 đến 2020.

Tác giả chính Evan Dethier, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Dartmouth, cho biết lượng phù sa của các con sông thường được quyết định từ các quá trình phát triển tự nhiên trong lưu vực sông, như lượng mưa, lở đất hay thảm thực vật..

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 2

Đập Hoover trên sông Colorado, nằm ở biên giới giữa các bang Nevada và Arizona, là con đập nổi tiếng nhất của Mỹ cao 221m – Ảnh: ALBOM ADVENTURES

Các nhà nghiên cứu nhận thấy các hoạt động trực tiếp của con người đang lấn át các quá trình tự nhiên này, thậm chí còn lớn hơn tác động của biến đổi khí hậu.

Các phát hiện cho thấy việc xây dựng đập lớn trong thế kỷ XX ở khu vực phía bắc thủy văn toàn cầu – bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu, lục địa Á – Âu và châu Á – đã làm giảm 49% lượng bùn cát lơ lửng từ sông chuyển đến đại dương so với điều kiện trước khi có đập.

Sự sụt giảm toàn cầu này đã xảy ra bất chấp sự gia tăng đáng kể trong việc cung cấp trầm tích từ phía nam thủy văn toàn cầu – bao gồm Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Tại đây, vận chuyển phù sa đã tăng lên ở 36% các con sông trong khu vực do sự thay đổi mục đích sử dụng đất lớn.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 3

Video đang HOT

Đập Oroville ở bang California cao nhất nước Mỹ với 235m – Ảnh: WATER EDUCATION FOUNDATION

Những thay đổi này đều do các hoạt động của con người, như khai thác vàng trong phù sa ở Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara; khai thác cát ở Bangladesh và Ấn Độ; và các đồn điền trồng dầu cọ trên phần lớn châu Đại Dương.

Còn ở phía bắc, việc xây dựng đập là tác nhân chính gây ra sự thay đổi của các con sông trong vài thế kỷ qua. Chỉ riêng ở Mỹ, có hơn 90.000 đập được xây dựng.

Tuy nhiên ở Mỹ và các nước khác ở Bắc bán cầu, nhiều đập đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, và đã xây dựng ít đập hơn trong thế kỷ XXI. Do đó, sự suy giảm vận chuyển trầm tích gần đây tương đối nhỏ.

Con người khiến các dòng sông trên thế giới thay đổi ra sao? - Hình 4

Đập Yacyretá, trên sông Parana giữa tỉnh Corrientes của Argentina và thành phố Ayolas của Paraguay – Ảnh: WIKIPEDIA

Nhưng việc xây dựng đập ở Âu – Á và châu Á trong 30 năm qua, đặc biệt là ở Trung Quốc, dẫn đến việc giảm vận chuyển trầm tích ở các con sông trên toàn cầu đang diễn ra.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Francis Magilligan, giáo sư địa lý, nhấn mạnh: “Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những nơi đông dân cư như Việt Nam, nơi mà nguồn cung cấp trầm tích đã bị giảm đáng kể do hoạt động của các đập dọc sông Mekong”.

Ông Carl Renshaw, giáo sư khoa học Trái đất tại Dartmouth, cho biết: “Hoạt động của các con sông cung cấp những chỉ số khá nhạy cảm về những gì chúng ta đang làm đối với bề mặt Trái đất – chúng giống như một nhiệt kế đo sự thay đổi trong việc sử dụng đất và nước”.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã

Phát triển thủy điện thượng nguồn cùng khai thác cát quá mức ở hạ lưu Mê Kông đang đe dọa ĐBSCL - một vùng châu thổ địa chất non trẻ vốn hình thành nhờ quá trình bồi tụ bùn cát từ thượng nguồn sông Mê Kông.

ĐBSCL hình thành thế nào?

ĐBSCL được xem là vùng đất trẻ về tuổi địa chất, hình thành cách đây 6.000 - 8.000 năm qua nhờ quá trình bồi tụ bùn cát từ thượng nguồn sông Mê Kông và quá trình biển rút. Trong tiếng Việt, thuật ngữ "phù sa" hay "bùn cát" là sự pha trộn cả bùn đất và cát sỏi di đáy (sa khoáng). Bùn và chất lơ lửng khác di chuyển nhanh theo thời gian tính bằng ngày, tháng hay mùa, nhưng các loại cát, sỏi thô di chuyển chậm theo các mùa lũ, có khi mất vài năm thậm chí hàng chục năm mới trôi xuống đến đồng bằng.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 1

Ở vùng hạ lưu thấp của lưu vực Mekong, Cambodia và Việt Nam khác thác cát hằng năm rất lớn. Ảnh NGUỒN DỮ LIỆU: BRAVARD J.P. AND M. GOICHOT (2012), ĐỒ HOẠ: LÊ ANH TUẤN

Khi ra đến biển cát và sỏi thô tiếp tục bị sóng biển đánh tụ lại tạo nên nên những giồng cát dọc theo đường bờ. Càng trôi về hạ nguồn, hạt sa khoáng sẽ càng nhỏ, xuống gần đến biển là những hạt cát mịn dần.

Xưa kia, thi thoảng, ở ĐBSCL, khi đào móng công trình hay đào nền nhà, người dân hay bắt gặp những hòn đá màu xanh hoặc đen hình tròn có kích thước khoảng nắm tay đến cỡ trái dừa. Người dân vẫn gọi là các "ông tà, ông địa". Thực chất đó chính là các khoáng đá từ thượng nguồn sạt xuống dòng Mê Kông, trải qua nhiều trận lũ lớn, bị dòng nước đẩy đi, ma sát và bào mòn đến mất hết góc cạnh.

Khi phù sa thượng nguồn về tới đồng bằng, dòng chảy được mở rộng, tốc độ chảy cũng hiền hòa. Gặp thuỷ triều lên xuống, xô đẩy, phù sa lắng đọng rồi hình thành dần lớp trầm tích. Trầm tích bồi tụ hết lớp này tới lớp khác. Quá trình kiến tạo đồng bằng cứ thế diễn ra bền bỉ qua nhiều thế kỷ.

Nếu xem ĐBSCL là một cơ thể sống thì cát là khung xương, sông rạch là mạch máu; đất đai và thực vật là da thịt; các vùng đất ngập nước với nhịp dòng chảy ra vào như các cơ quan nuôi sống hệ sinh thái. Cuối cùng, nền văn minh sông nước chính là linh hồn của đồng bằng.

Từng xếp thứ 10 về tải lượng phù sa

Theo tài liệu công bố nghiên cứu của Milliman & Syvitski (1992) tải lượng phù sa của sông Mê Kông trước năm 1990 lên đến 160 triệu tấn/năm, xếp thứ 10 trên thế giới về tải lượng phù sa (Meade, 1996). Chính nhờ lượng phù sa này, từ hơn 7.000 năm trước, dòng hải lưu Biển Đông đã giúp đồng bằng mở rộng ra biển trung bình khoảng 30m/năm (Liu và cộng sự, 2017). Trong khoảng 3.000 năm gần đây, vùng cửa sông Mê Kông mở rộng với tốc độ khoảng 16 m/năm. Đặc biệt là mũi Cà Mau, mỗi năm rừng ngập mặn vươn ra biển khoảng 40 - 70 m/năm.

Tuy nhiên, hiện nay, diễn biến bồi đắp phù sa sông Mê Kông đang ngày tệ hại cùng với đó là sự gia tăng sạt lở bờ sông và ven biển. Nguyên nhân chính là khoảng 2 - 3 thập niên vừa qua, nhất là sau những 1990, sự phát triển bùng nổ hàng loạt công trình thuỷ điện ở thượng nguồn, bao gồm các công trình dòng chính ở Trung Quốc và dòng nhánh ở phía hạ lưu, chủ yếu ở Lào. Các đập thủy điện ngăn dòng, tạo nên các hồ chứa nước khổng lồ đã trở thành những cái bẫy phù sa.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 2

Phù sa bồi đắp cho ĐBSCL ngày càng suy giảm trầm trọng. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Kết quả giám sát do Ủy ban sông Mekong (MRC) công bố năm 2013 cho thấy tính từ năm 2003 đến sau 2009, tải trọng bùn cát trung bình tại trạm Chiang Saen (Thái Lan) giảm từ 10 - 60 triệu tấn (giảm 83%); tại Pakse (Lào) giảm từ 60-120 triệu tấn/năm (giảm 50%) và tại Kratie (Campuchia) giảm từ 90 - 160 triệu tấn/năm (giảm 43%).

Các chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên(WWF) (Jean-Paul và cộng sự, 2013) cảnh báo nếu tất cả kế hoạch xây dựng thuỷ điện trên dòng chính và dòng nhánh Mê Kông được thực hiện thì tổng lượng phù sa, bùn cát về ĐBSCL chỉ còn 20% so với trước.

Hệ lụy mất phù sa

Suy giảm phù sa ngày càng rõ ràng khi những năm gần đây người dân khu vực biên giới Thái - Lào và đôi khi ở Campuchia - Việt Nam chứng kiến nước sông Mê Kông chuyển từ màu nâu đỏ của phù sa sang màu xanh nước biển, nhất là vào mùa khô. Hệ lụy là "nước đói phù sa" khiến dòng chảy hung dữ hơn làm gia tăng sạt lở trên diện rộng. Hiện nay, mỗi năm vùng ven biển bị xâm thực và xói lở chừng 500 - 550 ha với trên 1.100 điểm sạt lở ở hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng cát ngày càng nhiều, các mỏ cát dưới sông bị khai thác quá mức vượt qua khả năng bù đắp của lượng phù sa, cát ít ỏi từ sông Mê Kông. Cũng theo báo cáo của WWF năm 2013, các nước hạ lưu sông Mê Kông đã khai thác 35 triệu m3 cát trong hai năm 2011 - 2012, trong đó Campuchia khai thác chừng 21 triệu m 3 cát, Việt Nam khai thác gần 8 triệu m 3 cát, Thái Lan 4,5 triệu m3 cát và Lào khoảng 1,4 triệu m 3 cát.

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 3

Trong khi phù sa, từ thượng nguồn bồi bắp cho ĐBSCL ngày càng giảm thì hoạt động khai thác cát ở khu vực này vẫn diễn ra rầm rộ. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Hoạt động khai thác cát đã làm thay đổi dòng chảy, hạ thấp đáy sông và gây mất ổn định bờ khiến sạt lở gia tăng nhất là những đoạn sông có nhiều công trình nặng xây dựng sát bờ. Bên cạnh đó, tình trạng đắp đê bao để gia tăng diện tích làm lúa 3 vụ ở các tỉnh thượng nguồn cũng vô tình khiến dòng chảy mùa lũ thu hẹp, gia tăng lưu tốc ở lòng dẫn khiến rủi ro sạt lở càng cao. Riêng ởcác vùng ven biển ĐBSCL, diện tích rừng ngập mặn suy giảm cũng làm tăng thêm các rủi ro thiên tai, nước biển dâng, đặc biệt là mất đi khả năng giữ phù sa bồi tụ.... Trong bối cảnh đó, hoạt động khai thác nước ngầm quá mức lại khiến ĐBSCL lún sụt nhanh hơn. Riêng vùng Bán đảo Cà Mau hiện có trên 130.000 giếng khoan ngày đêm hút nước khiến nơi này lún sụt trung bình từ 1 - 3 cm/năm.

Bài toán nan giải

Trong bối cảnh phù sa, cát bồi đắp suy giảm mà nhu cầu về cát lại đang tăng lên mỗi ngày, hơn lúc nào hết, các địa phương ĐBSCL phải tự tìm cách thích ứng để tự cứu lấy tương lai của mình. Trước hết là cần phải tính đến những vật liệu thay thế cát cho dù chi phí cao hơn. Trong công nghệ vật liệu xây dựng, phải tính đến các giải pháp giảm khối lượng sử dụng cát và xi măng... Đặc biệt là không nên phê duyệt các dự án sân goft dùng cát san lấp khi mỗi sân goft 18 lỗ ước tính phải cần 1 triệu - 1,5 triệu m 3 cát để san lấp. Song song đó, cần quản lý sông rạch cần chặt chẽ hơn, không bố trí khu định cư mới gần bờ sông, từng bước giải toả các công trình và nhà cửa ven sông để hạn chế sạt lở. Ngành thuỷ lợi cần nghiên cứu chỉnh trị sông để có những đề xuất xây dựng công trình ổn định lòng dẫn ở các vị trí xung yếu về kinh tế và dân cư...

Mất cát, phù sa : ĐBSCL dần tan rã - Hình 4

Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã phải chi gần 12.000 tỉ đồng để phòng chống và khắc phục sạt lở. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Hai năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 957/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 về phê duyệt "Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030". Đề án với nhiều giải pháp như, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Triển khai thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở.... Các giải pháp này tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ sạt lở nhưng cốt yếu là phải giảm thiểu thiệt hại.

Tuy nhiên, có một cái hại còn lớn hơn nhiều so với sạt lở đó là mất đi phù sa, cát bồi đắp cho đồng bằng. Không sự phù sa, cát không thể hình thành cũng như kiến tạo ổn định nên vùng châu thổ Cửu long. Hay nói cách khác, mất phù sa, cát, sạt lở sẽ khiến ĐBSCL bị thu hẹp dần diện tích mặt đất tự nhiên. Viễn cảnh về một quá trình đi ngược với bồi tụ là tan rã đồng bằng ngày một rõ ràng hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
20:00:20 19/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
20:25:11 19/05/2025
Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiếnXung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
22:53:02 19/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với NgaTổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
06:52:44 20/05/2025

Tin đang nóng

Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?
09:03:21 21/05/2025
Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tinNữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin
13:14:44 21/05/2025
Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?
10:15:03 21/05/2025
Nam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCMNam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCM
10:17:42 21/05/2025
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
13:37:02 21/05/2025
Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"
12:58:51 21/05/2025
"Trùm cuối" kẹo Kera: Mất hút 2 tháng, lộ diện là có biến, 1 chi tiết rõ bộ mặt?"Trùm cuối" kẹo Kera: Mất hút 2 tháng, lộ diện là có biến, 1 chi tiết rõ bộ mặt?
10:32:30 21/05/2025
Vụ kẹo Kera: Chị Quang Linh ngồi trên đống lửa, 1 cổ đông trùm cuối chưa lộ mặt?Vụ kẹo Kera: Chị Quang Linh ngồi trên đống lửa, 1 cổ đông trùm cuối chưa lộ mặt?
10:15:17 21/05/2025

Tin mới nhất

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

13:11:22 21/05/2025
Theo CNN, trong một cuộc gặp mới đây tại Vatican ngày 19.5, Phó tổng thống Mỹ JD Vance đã gặp gỡ Giáo hoàng Leo XIV và chuyển thư mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

13:07:23 21/05/2025
Được phương Tây dỡ bỏ cấm vận, Syria đang trên hành trình tái thiết sau những năm tháng chiến tranh nhưng liệu mọi chuyện sẽ thuận lợi cho nước này?
Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

13:07:20 21/05/2025
Các thị trấn ở vùng Hunter và Mid North Coast của bang New South Wales - bang đông dân nhất của Australia, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận mưa như trút, với lượng mưa trong 24 giờ qua tương đương mức trung bình hơn 4 tháng.
Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

13:05:04 21/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ý có thể rút khỏi vai trò trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine nếu Moscow và Kyiv không tìm được tiếng nói chung.
WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

13:02:28 21/05/2025
Tại phiên họp thường niên nói trên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Philippines Ted Herbosa, chủ trì phiên họp, đã công bố thỏa thuận ứng phó đại dịch được thông qua và không có thành viên nào phản đối, AFP đưa tin.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

13:01:06 21/05/2025
Ngoại trưởng Rubio cho biết Nga sẽ đưa ra những điều khoản chung hướng tới lệnh ngừng bắn, và lệnh ngừng bắn đó sau đó sẽ cho phép chúng tôi tham gia vào các cuộc đàm phán chi tiết để chấm dứt xung đột .
Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

12:59:27 21/05/2025
Ông Charles Kushner, thông gia của Tổng thống Donald Trump, vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Đại sứ tại Pháp.
Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

12:59:21 21/05/2025
Một bác sĩ ở Trung Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý khi gợi ý rằng những phụ nữ thiếu năng lượng hoặc bị thiếu máu nên ngắm những người đàn ông cơ bắp để cải thiện tâm trạng và giải tỏa căng thẳng.
Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

12:58:46 21/05/2025
Ấn Độ đang chứng kiến làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ việc Ankara công khai ủng hộ Pakistan trong cuộc xung đột gần đây giữa hai quốc gia Nam Á.
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

12:57:11 21/05/2025
Bất chấp những thách thức trên, doanh nhân Musk vẫn được nhiều người kỳ vọng là nhà tài trợ chính cho các thành viên theo xu hướng MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) trong đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo.
Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

12:54:18 21/05/2025
Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Taku Eto thừa nhận ông đã cường điệu và cho biết gia đình ông vẫn mua gạo khi dùng hết số gạo được tặng.
EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

12:53:43 21/05/2025
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP), ông Sefcovic cho biết các nền tảng thương mại điện tử sẽ phải trả mức thuế theo từng kiện, nhằm giúp EU giải quyết thách thức từ dòng hàng giá rẻ ồ ạt đổ vào.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41

Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41

Sao âu mỹ

15:03:10 21/05/2025
Scarlett Johansson, nữ diễn viên sở hữu thân hình đồng hồ cát bốc lửa gây chú ý khi bước trên thảm đỏ cùng chồng trong ngày thứ 8 của liên hoan phim.
Ngắm vẻ đẹp của dàn hoa khôi bóng chuyền U21 Việt Nam

Ngắm vẻ đẹp của dàn hoa khôi bóng chuyền U21 Việt Nam

Sao thể thao

14:57:47 21/05/2025
Bóng chuyền nữ Việt Nam đang sở hữu lứa VĐV trẻ đầy tiềm năng và xinh đẹp, với những Phạm Quỳnh Hương, Khánh Huyền, Lan Vy, Bảo Ngọc, Vân Hà, Kiều Vy, Minh Thu...
Phương Mỹ Chi lén xuất ngoại vẫn gây sốt, 1 Em xinh vô tình gặp hoạ, được ưu ái?

Phương Mỹ Chi lén xuất ngoại vẫn gây sốt, 1 Em xinh vô tình gặp hoạ, được ưu ái?

Sao việt

14:54:45 21/05/2025
Phương Mỹ Chi hiện là cái tên được khán giả ở mọi độ tuổi dành nhiều quan tâm khi liên tục xuất hiện ở các chương trình lớn, đến Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cho cô.
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng

Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng

Ôtô

14:10:12 21/05/2025
Còn Hyundai Tucson một trong những mẫu SUV Hàn hút khách cũng ghi nhận mức giảm từ 55 đến 60 triệu đồng, tuy nhiên ưu đãi này có giới hạn về số lượng và phụ thuộc vào từng đại lý.
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51

Sao châu á

14:08:37 21/05/2025
Nữ diễn viên Chu Viên Viên khiến người hâm mộ bàng hoàng khi qua đời ở tuổi 51 sau 5 năm chống chọi với căn bệnh ung thư.
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?

Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?

Phim việt

14:07:44 21/05/2025
Vào ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra quyết định bắt tạm giam Nguyễn Thúc Thùy Tiên, 26 tuổi, để điều tra về hành vi Lừa dối khách hàng theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự.
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng

Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng

Nhạc việt

14:00:47 21/05/2025
Ali Hoàng Dương ra mắt EP đầu tay Sai tình - Chia tình - Chữa tình với 4 ca khúc, kết hợp cùng Pháp Kiều và Nhật Hoàng, đánh dấu sự chuyển mình sang nhạc hiện đại.
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?

Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?

Tin nổi bật

13:54:27 21/05/2025
Lê Tùng Vân đã tạo ra một gia đình rất đặc biệt, nơi không có luân thường đạo lý, lời nói của thầy ông nội là mệnh lệnh tối cao . Chính con trai của Lê Tùng Vân cũng phải sởn da gà khi nhớ lại những gì mình mắt thấy, tai nghe về cha ruộ...
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật

"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật

Phim âu mỹ

13:52:13 21/05/2025
Đạo diễn Julia Ducournau trở lại với tác phẩm mới Alpha - một phim kể về hành trình trưởng thành của cô bé 13 tuổi trong bối cảnh đại dịch AIDS hoành hành.
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo

LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo

Hậu trường phim

13:49:32 21/05/2025
Tại Liên hoan phim Cannes 2025, đạo diễn tài ba Wes Anderson đã hé lộ thông tin ban đầu về dự án phim tiếp theo của mình.
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025

Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025

Xe máy

13:44:53 21/05/2025
Tại một số thị trường trong đó có Việt Nam, Kawasaki sử dụng Ninja 500 thay cho Ninja 400, tuy nhiên tại nước mẹ Nhật Bản, hãng vẫn duy trì Ninja 400 và mới đây còn cập nhật bản 2025 cho mẫu sportbike này.