Con rể “vò đầu bứt tai” vì ở rể, mẹ vợ quái chiêu, chiểu kiểu gì cũng khó
Chàng rể cũng có “nỗi khổ” với mẹ vợ, mà như K. nói thì “mình đàn ông, không lẽ hở chút lại về nhà mách cha mẹ, hay tỏ ý buồn phiền gì với vợ. Vậy coi sao được”. Cho nên, thường thì chàng rể vẫn… mỉm cười cho qua.
Chuyện mẹ chồng – nàng dâu đã có 1.001 sắc thái. Nhưng chuyện chàng rể – mẹ vợ nhiều khi cũng bội phần khổ nhọc, chẳng qua là cánh mày râu ít nói ra mà thôi.
Mới về ở rể tuần đầu tiên, anh P.V.K đã ngao ngán: “Nghĩ hết năm này đến tháng nọ thấy sợ hãi quá!”. Nghe vừa buồn cười vừa thương, hỏi ra mới biết, từ ngày lấy vợ, chiều nào anh cũng phải tranh thủ về sớm ăn cơm tối cùng, nếu không mẹ vợ sẽ dấm dẳng: “Rể mới mà mấy ngày đã không coi mẹ vợ ra gì!”.
Quá ngột ngạt, vợ chồng anh quyết vay mượn để ra riêng. Hình minh họa.
Anh làm công, nhiều hôm về muộn vì tăng ca, vậy mà mẹ vợ lúc nào cũng muốn cả nhà ăn cơm với nhau. Hồi mới quen con gái mẹ, đi sớm về muộn không sao, chứ một khi thành rể rồi, việc của con con tự biết cách sắp xếp, còn việc của mẹ là… chờ cơm.
Anh K. vò đầu bứt tai: “Mẹ vợ là thợ may, bà may cho mình mấy cái áo sơ mi. Nhưng nhiều khi mình thích mặc áo thun cho mát mẻ, áo sơ mi đóng thùng thì khi nào có tiệc tùng hay việc quan trọng rồi mặc, chứ đi làm đã mặc đồng phục, đủ mệt rồi”. Vậy mà mẹ vợ nói với con gái: “Tính sao thì tính, nó coi thường, không thèm mặc áo mẹ may, vài bữa mẹ không cho vào nhà”.
Chưa kể, anh còn trẻ, tóc tai cũng có phong cách của người trẻ. Với anh là đẹp, hợp thời trang. Nhưng với mẹ là “coi không được”. Mẹ bảo vợ phải nói anh để lại kiểu tóc cho “đàng hoàng”. Đàng hoàng theo mẹ là tóc cắt đúng chuẩn không được dài quá, không che mắt… Chuẩn của mẹ là chuẩn tóc của ba mấy mươi năm về trước.
“Mình cũng đi làm suốt, đâu phải thuộc dạng chỉ biết ăn chơi. Lúc ở nhà cha mẹ mình còn không quá để tâm đến việc tóc tai quần áo mình như thế nào, giờ về nhà mẹ vợ thì cứ như phải…học lại từ đầu. Nghĩ năm dài tháng rộng thấy mà sợ hãi. Lấy vợ chấp nhận ở rể là thương gia cảnh nhà vợ đơn chiếc, chứ nào tưởng tượng ra nổi bị kìm kẹp đến vậy’- anh K.than.
Thế mới biết, đâu phải chỉ có mẹ chồng – nàng dâu mới sinh chuyện. Chàng rể cũng có “nỗi khổ” với mẹ vợ, mà như K. nói thì “mình đàn ông, không lẽ hở chút lại về nhà mách cha mẹ, hay tỏ ý buồn phiền gì với vợ. Vậy coi sao được”. Cho nên, thường thì chàng rể vẫn… mỉm cười cho qua.
Video đang HOT
Với anh T.P, nhiều khi cũng bị mẹ vợ trách móc đủ bề, nhưng vì hiểu tâm lý người già, anh thường giả lả để mọi chuyện không trở nên quá phức tạp. Không ở chung nhà nhưng hễ nhà mẹ vợ hư bóng đèn, bể ống nước, sửa nhà, làm giàn trồng rau, sơn cửa… anh đều có mặt làm phụ.
Những lúc như vậy anh được mẹ vợ khen hết lời, nhưng nhiều khi bị trách chỉ vì anh… hay ăn. Bà hay tiết kiệm, đồ ăn không hết hôm trước là bỏ hết vào tủ lạnh. Anh nghĩ mình phải có trọng trách giúp mẹ vợ những thức ăn cũ thừa trong tủ lạnh.
Chị kể, anh xuất thân nông dân nên thật thà. Anh nói, anh ăn phụ, để mẹ nấu món mới mà ăn cho ngon. Nào ngờ, bà mắng vốn con gái, nói anh cứ qua mẹ vợ là “không chừa món gì”.
Thương chồng, chị không dám nói thẳng. Nhưng nói khéo thì cũng không biết cách làm sao để anh hiểu. Vì thật ra, chuyện cái ăn có gì đâu mà bắt bẻ.
Thương vợ, anh phải ráng chiều lòng mẹ vợ
Vợ chồng đặt tour du lịch dẫn mẹ đi chơi, về thế nào bà cũng có chuyện trách con rể này kia, nhưng lại quên mất rằng chính con rể là người gợi ý chuyến du lịch và đóng tiền cho mẹ vợ đi cùng. Rồi mỗi dịp lễ lạt anh mua quà biếu hai bên gia đình, bà mà biết thế nào cũng so sánh, mang giá trị, công dụng món quà ra xét nét, đánh giá con rể…
Để cha mẹ vợ/chồng thương dâu/rể thật lòng, có lẽ là rất khó. Mỗi người một hoàn cảnh, một cách nghĩ. Đôi khi cả hai bên đều cố gắng dung hòa mối quan hệ, nhưng thường thì mỗi khi có chuyện gì, dù nhỏ, dâu/rể vẫn bị săm soi xét nét ở mặt tiêu cực nhiều hơn.
“Giờ chỉ mong vợ chồng được ra riêng. Nói thật, cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ, dù thương mấy vẫn không nên ở chung. Thay vào đó, ở gần để tiện bề thăm sóc vẫn là cách tốt nhất. Nhiều khi vợ chồng không có chuyện gì, nhưng đụng với phụ huynh lại ra chuyện xích mích” – anh P.V.K nói.
Anh làm rể chưa đầy năm đã vay tiền khắp bạn bè để mua nhà. “Ở rể vì thương vợ thôi, chứ ở lâu mình không còn là mình nữa”, anh nói.
Theo Hải Phong (Phụ nữ Tp HCM)
Sống chung với mẹ vợ sao mà khó
Rể mới, tuần đầu tiên đã... ngán mẹ vợ, tuần thứ hai thở dài, tuần thứ ba cám cảnh. Chưa đầy năm, anh chỉ mong vợ chồng có tiền mua nhà ra riêng vì... chịu không thấu.
Chuyện mẹ chồng - nàng dâu đã có 1.001 sắc thái. Nhưng chuyện chàng rể - mẹ vợnhiều khi cũng bội phần khổ nhọc, chẳng qua là cánh mày râu ít nói ra mà thôi.
Mới về ở rể tuần đầu tiên, anh P.V.K đã ngao ngán: "Nghĩ hết năm này đến tháng nọ thấy sợ hãi quá!". Nghe vừa buồn cười vừa thương, hỏi ra mới biết, từ ngày lấy vợ, chiều nào anh cũng phải tranh thủ về sớm ăn cơm tối cùng, nếu không mẹ vợ sẽ dấm dẳng: "Rể mới mà mấy ngày đã không coi mẹ vợ ra gì!".
Quá ngột ngạt, vợ chồng anh quyết vay mượn để ra riêng. Hình minh họa.
Anh làm công, nhiều hôm về muộn vì tăng ca, vậy mà mẹ vợ lúc nào cũng muốn cả nhà ăn cơm với nhau. Hồi mới quen con gái mẹ, đi sớm về muộn không sao, chứ một khi thành rể rồi, việc của con con tự biết cách sắp xếp, còn việc của mẹ là... chờ cơm.
Anh K.vò đầu bứt tai: "Mẹ vợ là thợ may, bà may cho mình mấy cái áo sơ mi. Nhưng nhiều khi mình thích mặc áo thun cho mát mẻ, áo sơ mi đóng thùng thì khi nào có tiệc tùng hay việc quan trọng rồi mặc, chứ đi làm đã mặc đồng phục, đủ mệt rồi". Vậy mà mẹ vợ nói với con gái: "Tính sao thì tính, nó coi thường, không thèm mặc áo mẹ may, vài bữa mẹ không cho vào nhà".
Chưa kể, anh còn trẻ, tóc tai cũng có phong cách của người trẻ. Với anh là đẹp, hợp thời trang. Nhưng với mẹ là "coi không được". Mẹ bảo vợ phải nói anh để lại kiểu tóc cho "đàng hoàng". Đàng hoàng theo mẹ là tóc cắt đúng chuẩn không được dài quá, không che mắt... Chuẩn của mẹ là chuẩn tóc của ba mấy mươi năm về trước.
"Mình cũng đi làm suốt, đâu phải thuộc dạng chỉ biết ăn chơi. Lúc ở nhà cha mẹ mình còn không quá để tâm đến việc tóc tai quần áo mình như thế nào, giờ về nhà mẹ vợ thì cứ như phải...học lại từ đầu. Nghĩ năm dài tháng rộng thấy mà sợ hãi. Lấy vợ chấp nhận ở rể là thương gia cảnh nhà vợ đơn chiếc, chứ nào tưởng tượng ra nổi bị kìm kẹp đến vậy'- anh K.than.
Thế mới biết, đâu phải chỉ có mẹ chồng - nàng dâu mới sinh chuyện. Chàng rể cũng có "nỗi khổ" với mẹ vợ, mà như K. nói thì "mình đàn ông, không lẽ hở chút lại về nhà mách cha mẹ, hay tỏ ý buồn phiền gì với vợ. Vậy coi sao được". Cho nên, thường thì chàng rể vẫn... mỉm cười cho qua.
Với anh T.P, nhiều khi cũng bị mẹ vợ trách móc đủ bề, nhưng vì hiểu tâm lý người già, anh thường giả lả để mọi chuyện không trở nên quá phức tạp. Không ở chung nhà nhưng hễ nhà mẹ vợ hư bóng đèn, bể ống nước, sửa nhà, làm giàn trồng rau, sơn cửa... anh đều có mặt làm phụ.
Những lúc như vậy anh được mẹ vợ khen hết lời, nhưng nhiều khi bị trách chỉ vì anh... hay ăn. Bà hay tiết kiệm, đồ ăn không hết hôm trước là bỏ hết vào tủ lạnh. Anh nghĩ mình phải có trọng trách giúp mẹ vợ những thức ăn cũ thừa trong tủ lạnh.
Chị kể, anh xuất thân nông dân nên thật thà. Anh nói, anh ăn phụ, để mẹ nấu món mới mà ăn cho ngon. Nào ngờ, bà mắng vốn con gái, nói anh cứ qua mẹ vợ là "không chừa món gì".
Thương chồng, chị không dám nói thẳng. Nhưng nói khéo thì cũng không biết cách làm sao để anh hiểu. Vì thật ra, chuyện cái ăn có gì đâu mà bắt bẻ.
Thương vợ, anh phải ráng chiều lòng mẹ vợ. Hình minh họa.
Vợ chồng đặt tour du lịch dẫn mẹ đi chơi, về thế nào bà cũng có chuyện trách con rể này kia, nhưng lạiquên mất rằng chính con rể là người gợi ý chuyến du lịch và đóng tiền cho mẹ vợ đi cùng. Rồi mỗi dịp lễ lạt anh mua quà biếu hai bên gia đình, bà mà biết thế nào cũng so sánh, mang giá trị, công dụng món quà ra xét nét, đánh giá con rể...
Để cha mẹ vợ/chồng thương dâu/rể thật lòng, có lẽ là rất khó. Mỗi người một hoàn cảnh, một cách nghĩ. Đôi khi cả hai bên đều cố gắng dung hòa mối quan hệ, nhưng thường thì mỗi khi có chuyện gì, dù nhỏ, dâu/rể vẫn bị săm soi xét nét ở mặt tiêu cực nhiều hơn.
"Giờ chỉ mong vợ chồng được ra riêng. Nói thật, cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ, dù thương mấy vẫn không nên ở chung. Thay vào đó, ở gần để tiện bề thăm sóc vẫn là cách tốt nhất. Nhiều khi vợ chồng không có chuyện gì, nhưng đụng với phụ huynh lại ra chuyện xích mích" - anh P.V.K nói.
Anh làm rể chưa đầy năm đã vay tiền khắp bạn bè để mua nhà. "Ở rể vì thương vợ thôi, chứ ở lâu mình không còn là mình nữa", anh nói.
Theo Afamily
Đi nhậu với đồng nghiệp 1 buổi, cuộc điện thoại của mẹ vợ làm tôi nhục nhã, bẽ bàng Chấp nhận ở rể vì nhà vợ neo người, cần có người đàn ông trong nhà. Tôi không ngờ phải sống cuộc sống nhục nhã đến mức này. Tôi năm nay 32 tuổi. Tôi là dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Tôi quen Hương- vợ tôi ở chỗ làm. Hương là con nhà khá giả ở thành phố. Thấy Hương xinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mắng vợ điên rồ khi đòi ly hôn, xem phim "Sex Life", tôi mất ngủ nhận ra nguyên nhân: Sai lầm chí mạng, đẩy hôn nhân vào ngõ cụt

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

Lần đầu gặp mẹ kế, tôi rất ghét dáng vẻ xinh đẹp của bà, vậy mà sau 3 tháng, tôi bỗng dưng lại thấy sống chung cũng không tệ

Xem camera, vợ chồng trẻ vội bỏ chuyến đi chơi, quay về quê với cha mẹ

Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai

Về quê dịp lễ, nhìn mâm cơm bố mẹ ăn với hơn 10 bộ bát đũa ngoài trời mà tôi ứa nước mắt

Nghe tin mẹ ốm, tôi mua túi lớn đồ bổ về thăm nom nhưng câu đầu tiên bà thốt ra khiến tôi chết lặng

Chi hơn 2 triệu mua đồ ngon cho cả nhà ăn dọc đường, tôi bị chị chồng bắt ném bỏ đi vì "hôi hám xe của chị"

Tôi luôn bị chính mẹ đẻ của mình chê bai đủ điều, thậm chí bà còn đi đồn khắp nơi rằng tôi cặp kè với đàn ông đã có vợ

Bố mẹ ép tôi bỏ học, lấy chồng sớm để có tiền nuôi cậu quý tử cứ vài bữa lại về "báo nhà"

Xem phim "Sex Education", tôi bật cười nhớ lại kỷ niệm "dở khóc dở cười" của con gái: Dù trẻ có thông minh đến mấy, cha mẹ vẫn phải chỉ dạy điều này

Cháu ở nhà cả tháng không bế nổi một lần, nhưng cứ sang ngoại chơi là mẹ chồng liên tục gọi giục bắt tôi về với lý do "nhớ cháu"
Có thể bạn quan tâm

Apple 'né' thuế Mỹ: Chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam
Thế giới
19:03:36 03/05/2025
Trêu ghẹo 2 thiếu nữ ở Sầm Sơn, 2 thanh niên bị đánh gục trên đường
Netizen
18:31:30 03/05/2025
Sư Thành Sơn Hải lên sóng đã hot, nam chính ồn ào bủa vây vẫn không bị cấm sóng?
Phim châu á
18:26:21 03/05/2025
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
18:21:33 03/05/2025
Xe điện đầu tiên của Ferrari Elettrica bị bắt gặp trên đường thử
Ôtô
18:19:43 03/05/2025
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long
Sao châu á
18:14:52 03/05/2025
Đức Phúc bị tóm dính thuê người đến ủng hộ, trả bao nhiêu mà không ai chịu lấy?
Sao việt
17:58:20 03/05/2025
Gợi ý thực đơn bữa tối 3 món mặn, 1 món canh: Vừa ngon vừa đủ chất, nấu chưa đầy 1 tiếng
Ẩm thực
17:57:32 03/05/2025
Beyoncé châm lửa piano, lái xe mui trần "lơ lửng" tại concert, nhận tối hậu thư
Sao âu mỹ
17:44:28 03/05/2025
Từ vết chó cắn đến ngọn lửa hận, trả giá bằng 18 năm tù
Pháp luật
17:34:10 03/05/2025