Cơn sốt ly khai ở châu Âu
Xu hướng những khu vực giàu có muốn tách khỏi những nền kinh tế đang suy yếu tiếp tục diễn ra tại nhiều nước châu Âu.
Trong lúc cuộc trưng cầu dân ý của Crimea liên tục chiếm lĩnh trang nhất các tờ báo trên thế giới, những phong trào tương tự đang âm thầm diễn ra tại các nước Tây Âu. Vào thời buổi kinh tế toàn cầu tiếp tục chuỗi ngày ảm đạm, một số khu vực phồn vinh hơn của nhiều quốc gia đang muốn thoát khỏi con tàu đang chìm dần. Mới đây nhất, cư dân thành phố Venice và vùng phụ cận (thuộc vùng Veneto) đang tham gia cuộc trưng cầu dân ý kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 16.3, để quyết định liệu có nên tách khỏi nước Ý và khôi phục lại cái tên CH Venice (697- 1797).
Bỏ phiếu trên mạng cho CH Veneto
Theo AFP, cuộc bỏ phiếu trên mạng, do các đảng độc lập địa phương tổ chức, không có tính ràng buộc về pháp lý, mà thay vào đó nhằm thu hút ủng hộ cho dự luật kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý chính thức về tương lai của Veneto, một trong những vùng lớn nhất và giàu nhất của Ý, với dân số hơn 5 triệu người. Nếu thành công, những người tổ chức dự định đặt tên mới là CH Veneto, dựa trên cái tên CH Venice, vốn từng là một thế lực thương mại, kinh tế giàu có và là cái nôi văn hóa kéo dài cả ngàn năm trước khi bị Napoleon Bonaparte chiếm đóng hồi cuối thế kỷ 18. Đảng Veneto Độc lập, phía bảo trợ dự luật trên, cho hay nguyên nhân làm bùng nổ phong trào ly khai tại Venice là do chính phủ không thể đẩy lui nạn tham nhũng, bất lực trong việc bảo vệ người dân trước tình trạng kinh tế suy thoái và thậm chí không thể xử lý được chuyện rác rến tràn ngập ở miền nam.
Video đang HOT
Theo thống kê, Veneto nộp khoảng 71 tỉ euro (khoảng 98 tỉ USD) tiền thuế cho Rome. Các kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, trong số 3,8 triệu cử tri tại vùng Veneto, khoảng 65% muốn được độc lập khỏi Ý, theo RT. Bất chấp những ý kiến phản đối chuyện ly khai bằng cách viện dẫn lý do vi hiến, Tỉnh trưởng Veneto Luca Zaia cho rằng viễn cảnh này vẫn là một sự lựa chọn theo luật quốc tế, theo tờ Liberoquotidiano. Ông Zaia nhấn mạnh người Veneto sẽ theo dõi sát sao các phong trào độc lập ở Scotland (Anh) với cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào tháng 9, và Catalonia ở Tây Ban Nha. “Nếu Barcelona (1 trong 4 tỉnh thuộc Catalonia) độc lập, Veneto có thể áp dụng cùng một phương pháp… Chúng tôi đã rất lễ phép gõ vào cánh cửa của chế độ liên bang nhưng nó vẫn khóa kín. Giờ đây chúng tôi sẽ phải phá cửa”, theo AFP dẫn lời ông Zaia.
Catalonia và Scotland
Vào đầu năm nay, các thành viên của Nghị viện Catalonia (vùng tự trị của Tây Ban Nha) đã tổ chức bỏ phiếu để quyết định có nên tự tổ chức trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Trong khi đó, EU cũng sẽ theo dõi sát sao diễn biến cuộc bầu cử vào tháng 5 tại Bỉ, thời điểm khu vực nói tiếng Hà Lan sẽ thúc đẩy quyền tự trị lớn hơn nữa, còn Scotland chuẩn bị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tương tự để tách khỏi Anh vào ngày 18.9 tới.
Reuters dẫn kết quả bỏ phiếu vào ngày 16.1 cho thấy Nghị viện Catalonia đã thông qua nghị quyết chuyển kiến nghị tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của vùng này lên quốc hội ở Madrid. Catalonia là một trong những vùng thịnh vượng nhất nước, đóng góp 1/5 trong tổng số GDP của Tây Ban Nha là 1.100 tỉ euro (khoảng 1.500 tỉ USD), và do vậy cũng là vùng đóng thuế nhiều nhất (21% tổng số thuế phải nộp trên toàn quốc). Trong khi đó, dân số của vùng vào khoảng 7,5 triệu người, nhiều hơn cả dân số Đan Mạch, Ireland hoặc Phần Lan.
Nếu Catalonia nắm vị thế kinh tế quan trọng đối với Tây Ban Nha, Scotland lại là khu vực nối liền phần còn lại của nước Anh với các giếng dầu Biển Bắc (hiện chiếm 16% GDP của Scotland). Bất chấp cảnh báo từ chính phủ Anh về tương lai mờ mịt trong trường hợp độc lập, giới phân tích tài chính cho rằng viễn cảnh kinh tế của Scotland sẽ khả quan hơn dự kiến, theo tờ The Guardian. Phía Scotland cho rằng chỉ tính riêng dầu khí tại Biển Bắc cũng đủ cho khu vực này tồn tại mà không cần chính quyền London. Ước tính giá trị dầu mỏ và khí đốt Biển Bắc vào khoảng gần 2.500 tỉ USD, theo UPI.
Theo TNO
Cuộc đua vũ khí bội siêu thanh
Nhiều nước đang nỗ lực chạy đua phát triển vũ khí tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu với tốc độ lên tới gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
WU-14 của Trung Quốc (trái) có nguyên lý tương tự HTV-2 của Mỹ - Ảnh: CCTV/Darpa
Mới đây, Trung Quốc chính thức ghi tên vào cuộc đua trang bị vũ khí bội siêu thanh (gấp 5 lần vận tốc âm thanh trở lên) sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã tiến hành thử nghiệm thiết bị HGV được tạm đặt tên là WU-14. "Cuộc thử nghiệm được tiến hành hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào", tờ China Daily dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết. Lầu Năm Góc cũng xác nhận Mỹ đã biết và theo dõi sát thông tin về cuộc thử nghiệm nói trên.
Cả Bắc Kinh lẫn Washington đều không tiết lộ thêm chi tiết nhưng trang tin Sina Military Network dẫn một số nguồn giấu tên cho hay WU-14 đạt tốc độ tối đa Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh, tức khoảng 12.359 km/giờ). Thiết bị này được một tên lửa liên lục địa đưa lên độ cao nhất định rồi tách ra tự lao đến mục tiêu. Tuy Trung Quốc khẳng định "không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào" nhưng Đài CCTV dẫn lời chuyên gia quân sự Trần Hổ nói thẳng là khi được hoàn thiện WU-14 có thể dùng để "tấn công tàu sân bay Mỹ trên toàn cầu". Một số nhà phân tích khác thì nói cuộc thử nghiệm là nhằm tìm kiếm khả năng xuyên thủng hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ.
Trong khi đó, giới chức Mỹ tỏ ra muốn giảm nhẹ ý nghĩa của WU-14. Tạp chí Aviationweek dẫn lời người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear tuyên bố cuộc thử nghiệm của Trung Quốc cũng chỉ là một trong rất nhiều thứ cần xem xét về các viễn cảnh quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Mặt khác, Mỹ vẫn đang dẫn đầu về công nghệ bội siêu thanh với các thành tựu vượt trội. Theo trang Global Security, nước này đã xây dựng chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) gồm nhiều thiết bị bội siêu thanh khác nhau đang được thử nghiệm.
Nổi bật trong số này có vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) đủ sức vượt 6.000 km chỉ trong 35 phút. Không chỉ nhanh, AHW còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10 m và sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. Theo trang Gizmodo.com, AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh cũng như có khả năng do thám. Song song đó là nhiều dự án khác đang được thử nghiệm như thiết bị phóng từ máy bay X-51 WaveRider, tốc độ Mach 6 và có thể còn được nâng lên, hay tàu X-37B đã được đặt trên quỹ đạo cận trái đất từ tháng 12.2012.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng được cho là đang nỗ lực nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh, tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh, được cho là có khả năng xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT. Tuy nhiên, thông tin được bảo mật rất kín kẽ nên bên ngoài không nắm được về tiến độ và kết quả các cuộc thử nghiệm.
Những máy bay có người lái nhanh nhất thế giới Những chiến đấu cơ có người lái hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là F-22 và F-35 có vận tốc lần lượt là Mach 1,82 và Mach 1,6. Theo trang tin LiveScience, trong quá khứ đã từng xuất hiện nhiều loại máy bay quân sự có tốc độ gấp nhiều lần so với vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, vận tốc quá nhanh lại có thể dẫn đến nhiều khiếm khuyết như không thể mang nhiều vũ khí, phi công khó điều khiển, không phù hợp về chiến lược... nên hiện nay, các máy bay này đã dần lui vào dĩ vãng. Giữ kỷ lục về máy bay có người lái nhanh nhất từ trước đến nay là chiếc X-15 do NASA và không quân Mỹ phối hợp phát triển trong thập niên 1960. Sử dụng tên lửa đẩy, X-15 đạt được tốc độ nhanh nhất là Mach 6,72 (nhanh gấp 6,72 lần vận tốc âm thanh, tức 8.299,2 km/giờ). Dù không còn hoạt động từ năm 1970 nhưng đây được xem là cơ sở cho các bước phát triển vũ khí siêu thanh sau này của Mỹ. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ còn có SR-71 Blackbird, máy bay trinh sát tân tiến có thể tăng tốc lên Mach 3,3 (hơn 4.075,5 km/giờ) được không quân sử dụng cho đến năm 1998. Không chịu thua kém, Liên Xô trình làng chiếc MiG-25 Foxbat chuyên đánh chặn máy bay địch ở tốc độ siêu âm và thu thập dữ liệu trinh sát. MiG-25 Foxbat có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 3,2 (3.952 km/giờ) và hiện vẫn được dùng với số lượng hạn chế trong không quân Nga.
Theo TNO
Máy bay J-20 bị tố nhái công nghệ Mỹ Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc bị cho là "phiên bản lỗi" của máy bay F-35 khi sử dụng công nghệ do tin tặc đánh cắp được. F-35 (trái) và J-20 có nhiều nét tương đồng - Ảnh: Defense.pk/YouTube Khi nhìn những hình ảnh về phiên bản mới của J-20 rò rỉ trên internet, giới chức quốc phòng Mỹ ngây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 36: Đại nhận ra mình đã trách nhầm Hai Thơ và Ba Sịa
Phim việt
07:12:38 09/05/2025
Lynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh Hưng
Sao việt
07:10:40 09/05/2025
Sao nam Vbiz 4 năm không ai mời đóng phim vì kém sắc, lên đời cực gắt chỉ nhờ nói 1 từ
Hậu trường phim
07:09:09 09/05/2025
Phim mới chiếu 10 phút đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đến mức không ai dám chê
Phim châu á
07:05:36 09/05/2025
Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
Netizen
06:58:16 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
Sao châu á
06:36:21 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc
