Còn thiếu đồng đều trong chống tham nhũng
Liên hợp quốc đã chỉ ra, có sự không đồng đều giữa các quốc gia trong phát triển, xây dựng thế chế ở các lĩnh vực: minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng, tham gia và không phân biệt đối xử.
Liên hợp quốc đã chỉ ra, có sự không đồng đều giữa các quốc gia trong phát triển thể chế ở các lĩnh vực: minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng, tham gia và không phân biệt đối xử. Ảnh: AFP
Theo Báo cáo Khu vực công Thế giới năm 2019, do Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc công bố gần đây, mặc dù số lượng lớn luật và sáng kiến đã được các nước trên thế giới áp dụng trong 2 thập kỷ qua để củng cố và cải thiện các thể chế chính phủ, nhưng những tiến bộ về trách nhiệm giải trình, không phân biệt đối xử là không đồng đều, và từ đó nảy sinh các vấn đề mới.
Báo cáo cho biết, tình hình thể chế hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể ở một số khu vực, nhiều quốc gia nhanh chóng chuyển sang phát triển hệ thống dữ liệu chính phủ mở và triển khai các sáng kiến chống tham nhũng quốc gia.
Tính đến năm 2018, 139 quốc gia đã triển khai các sáng kiến về dữ liệu chính phủ mở để cung cấp thông tin, dữ liệu cho người dân thông qua cổng thông tin điện tử trung tâm (trong khi năm 2014 mới chỉ có 46 quốc gia). Và kể từ năm 2015, ít nhất 21 nước đã thông qua luật chống tham nhũng quốc gia, 39 nước thông qua chiến lược chống tham nhũng quốc gia và 14 nước đã thành lập các cơ quan chống tham nhũng mới.
Nhưng bên cạnh những con số đáng ghi nhận đó vẫn còn những thất bại, đi ngược tiến trình. Còn tồn tại phân biệt đối xử, nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn phải chịu thiệt thòi ở nhiều quốc gia và khoảng cách giới còn phổ biến, chẳng hạn như trong việc đại diện đưa ra các quyết định trong hoạt động công cộng. Hơn 2,5 tỷ phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi luật phân biệt đối xử và thiếu sự bảo vệ pháp lý.
Báo cáo của Liên hợp quốc được công bố trước khi đánh giá những tiến bộ đầu tiên về Mục tiêu số 16 phát triển bền vững về hòa bình, công lý và thể chế tại diễn đàn chính trị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, để có cái nhìn đầy đủ và hiệu quả về thể chế công để phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung báo cáo tập trung vào tình trạng của các tổ chức công cộng – một chủ đề rộng và phúc tạp, rất khó để đưa thành các giải pháp đơn giản.
Báo cáo cũng đánh giá những sự phát triển gần đây trong các lĩnh vực minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng, tham gia và không phân biệt đối xử – tất cả các nguyên tắc chính được nêu ra trong Mục tiêu số 16, nhằm mục đích thúc đẩy xã hội hòa bình và hòa nhập để phát triển bền vững, cung cấp quyền tiếp cận tư pháp cho tất cả mọi người và xây dựng thể chế hiệu quả, trách nhiệm và toàn diện ở tất cả các cấp.
Video đang HOT
Theo báo cáo, sự thay đổi thể chế trong một số lĩnh vực đã được tiến hành, tuy chậm nhưng đều đặn. Trong năm 2017, 118 quốc gia đã áp dụng luật hoặc chính sách về quyền tiếp cận thông tin và hơn 40 quốc gia đang trong quá trình áp dụng các luật như vậy. Đồng thời, các tiêu chuẩn mới về minh bạch tài chính và các kênh cho phép người dân trực tiếp tham gia vào việc quyết định đang được thông qua.
Sự tham gia ở cấp địa phương có một quá trình lịch sử lâu dài, hiện được thực thi ở hàng nghìn thành phố trên toàn cầu, trong khi sự tham gia vào việc ra quyết định ở các cấp chính quyền cao hơn hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.
Những thay đổi về chính trị, xã hội và công nghệ đang thúc đẩy các xu hướng này. Đặc biệt, giảm đáng kể chi phí sản xuất và phổ biến thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào dữ liệu chính phủ mở. Internet cũng đã cho phép áp dụng gần như toàn cầu các hoạt động của chính phủ điện tử, cũng như chia sẻ thông tin về các hoạt động tham nhũng, các thất thoát…
Về trách nhiệm giải trình, sự giám sát chính thức của chính phủ vẫn không đồng đều và trong một số trường hợp, bị hạn chế nghiêm trọng. Ví dụ, trong số 115 quốc gia tham gia Khảo sát về Dự thảo Ngân sách mở 2017, chỉ có 29 quốc gia có cơ quan lập pháp thảo luận và thông qua các khuyến nghị chính sách quan trọng trước khi lập dự thảo ngân sách.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, tham nhũng vẫn còn là một vấn đề ở tất cả các cấp độ phát triển của các quốc gia, mặc dù hầu hết các quốc gia hiện có cơ sở hạ tầng chống tham nhũng được phát triển tốt. Nhìn chung, có rất ít bằng chứng về các trường hợp kiểm soát tham nhũng thành công và ít ai biết về hiệu quả của các cải cách chống tham nhũng .
Trong số các phát triển ít được biến đến, báo cáo nhấn mạnh vai trò của các tổ chức kiểm toán tối cao – tổ chức giám sát bên ngoài cấp cao nhất phụ trách việc kiểm toán các báo cáo tài chính và đánh giá sự tuân thủ, tính hiệu quả. Ngoài kiểm toán ngân sách (công việc mà họ được biết đến nhiều nhất), các tổ chức này là những tác nhân quan trọng của hệ thống trách nhiệm giải trình quốc gia.
Họ đóng vai trò quan trọng và hiệu quả trong việc chống tham nhũng. Họ cung cấp những cái nhìn sâu sắc, mang tính chìa khóa về hiệu quả của các chương trình, kế hoạch và các tổ chức công. Nhiều tổ chức kiểm toán đã tham gia đánh giá các nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Cụ thể, hơn 70 tổ chức kiểm toán tối cao trên toàn cầu đã tiến hành kiểm toán về sự sẵn sàng để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Trong bối cảnh rộng hơn của việc xem xét tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, cần nhiều công việc hơn để đưa ra đánh giá toàn cầu về sự phát triển trong lĩnh vực thể chế, đặc biệt là xác định kết quả và tác động rộng lớn của các cải cách và quy trình thực hiện.
Ở cấp quốc gia, tận dụng tối đa thông tin đến từ các quy trình thể chế hiện có, bao gồm cải cách hệ thống tư pháp, báo cáo theo các điều ước quốc tế, giám sát nội bộ của các cơ quan chính phủ và báo cáo của các cơ quan giám sát, có thể là một cách để xây dựng hệ thống thông tin để bắt đầu cung cấp câu trả lời cho những vấn đề này.
Hoài Phương
Theo Thanhtra
Báo chí là kênh giám sát quan trọng trong phòng chống tham nhũng
Báo chí khi thực hiện phòng, chống tham nhũng có giá trị đặc biệt là tính công khai. Báo chí thực hiện điều tra, công khai sự việc, hành vi tham nhũng.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên VOV đã có cuộc trò chuyện với ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, về những đóng góp của báo chí trong phòng chống tham nhũng.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong việc phòng, chống tham nhũng?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Báo chí là cơ quan ngôn luận, tư tưởng của nhà nước, có trách nhiệm thực hiện tất cả các nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng. Hoạt động của báo chí là bằng tuyên truyền, truyền bá tất cả các thông tin liên quan đến kinh tế, xã hội, đường lối chính sách pháp luật. Bằng nghiệp vụ của mình, báo chí còn có chức năng giám sát, có trách nhiệm giúp Đảng, Nhà nước, nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Như vậy có thể nói, báo chí có giá trị rất cao, phủ rộng trong việc giúp xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật. Trong đó việc phòng, chống tham nhũng chỉ là một trong những nhiệm vụ của báo chí.
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội.
Báo chí khi thực hiện phòng, chống tham nhũng có giá trị đặc biệt là tính công khai. Báo chí thực hiện quyền điều tra và công khai các sự việc, các hành vi tham nhũng. Kể cả tham nhũng tập thể và tham nhũng cá nhân, cả tham nhũng của quan chức nhà nước cho đến cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương. Cho nên, báo chí có 2 giá trị lớn đó là điều tra và công khai thì tính minh bạch tạo ra sức mạnh cho báo chí. Thông qua giám sát của báo chí thì Nhà nước và nhân dân cũng dựa vào đó để giám sát, Đảng cũng dựa vào đó để kiểm tra.
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh việc góp tiếng nói trong phòng chống tham nhũng, một số cơ quan báo chí chưa thật sự dũng cảm đương đầu với tham nhũng; một số nhà báo còn e dè, nể nang, sợ sệt, thậm chí bị mua chuộc. Đây là điều hết sức đáng tiếc. Chính vì thế, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của nhà báo cũng như các cơ quan báo chí. Một mặt chúng ta đảm bảo phải được giáo dục, bồi dưỡng quan tâm để báo chí trở thành lực lượng nòng cốt trong mặt trận thông tin. Mặt khác phải kiên quyết xử lý các cơ quan báo chí, các nhà báo và những người lợi dụng danh nghĩa nhà báo như cộng tác viên, những đối tượng giả danh nhà báo để trục lợi làm mất uy tín của cơ quan truyền thông.
Đảng và Nhà nước cũng phải có thái độ rõ ràng, quan tâm hơn nữa đến hoạt động báo chí. Tránh tình trạng nhà báo phản ánh đúng lại tìm cách bác bỏ, tìm cách làm "chìm xuồng" các bài báo đó. Ví như gần 40 bài báo về việc 1 miếng đất được cấp 4 sổ đỏ và bao nhiêu câu chuyện khác nữa mới ra được tham nhũng. Tôi cho rằng, như vậy là trả một cái giá quá đắt, bởi nhà báo đương đầu với nhiều rủi ro: Rủi ro với bản thân khi bị chính các đối tượng tham nhũng tìm cách bưng bít thông tin; Rủi ro với dư luận xã hội nếu nhà báo không làm tốt sẽ phải đối mặt với dư luận là làm việc không đâu vào đâu hoặc là "chọc ngoáy".
Không ít tờ báo giật tít không đúng bản chất sự việc nhằm câu like, câu view, đã làm ảnh hưởng xấu đến nền báo chí nói chung. Quan điểm của ông thế nào?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Báo chí có đặc điểm, muốn người đọc quan tâm đến bài viết thì hay sử dụng các thủ pháp như giật tít. Nếu giật tít hơi khác lạ, hấp dẫn nhưng phản ánh đúng bản chất, đúng sự thật thì không sao. Nhưng nếu giật tít với mục tiêu mờ ám, động cơ không trong sáng nhằm mục đích hại ai đó thì chúng ta phải kiên quyết xem xét. Điển hình như việc giật tít về một vấn đề tôi từng nói. Khi tôi phát biểu "phải xem xét về vấn đề nợ thuế của những người chết", thì có báo lại giật tít: "Người chết cũng phải nộp thuế". Tôi có nói thế đâu, câu đó không phải của tôi. Tôi nói theo Luật Dân sự, Luật Thừa kế thì người nào thừa kế tài sản thì đồng thời phải thừa kế nghĩa vụ. Anh được hưởng tài sản thì anh phải trả nợ cho người ta. Người nợ thuế là nợ đồng tiền xương máu của đất nước, của nhân dân thì phải xem xét xem đối tượng này, còn người nào có thể đứng ra để nộp thuế thay hay không. Cách giật tít sai này làm cho người đọc lại nghĩ là ông ấy ác, ông ấy bắt cả người chết cũng phải đi nộp thuế. Vì thế, hãy luôn luôn cẩn thận đối với việc giật tít. Các cơ quan quản lý báo chí cũng phải có uốn nắn kịp thời. Bản thân các nhà báo cũng phải tự rèn luyện.
Hiện nay, tỷ lệ viết về gương người tốt việc tốt còn ít, vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Viết về gương người tốt việc tốt đã trở thành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Song viết về gương người tốt việc tốt không dễ, nếu không cẩn thận dễ lố. Nếu không cẩn thận điều tra thì có thể hôm trước họ là người tốt, hôm sau lại là người xấu; Hôm trước tôn vinh họ là anh hùng có khi hôm sau đã trở thành tội phạm. Vì vậy, viết về gương người tốt việc tốt phải xem xét, điều tra đánh giá hết sức cẩn thận.
Các bài báo viết về gương người tốt việc tốt chiếm rất ít trên mặt báo thì người lãnh đạo trong các cơ quan báo chí phải có sự điều hòa, cân đối các nội dung để sao cho phù hợp.
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Ánh Phương/Báo VOV
'Anh Đoàn Ngọc Hải không muốn làm thì nên cho nghỉ' Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang nêu quan điểm cá nhân là nếu ông Đoàn Ngọc Hải không muốn làm thì nên cho nghỉ vì giữ lại sẽ khó hoàn thành tốt công việc được giao. Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang (thứ 2 từ trái sang) trò chuyện với cử tri Q.1...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội

Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Nữ Trung tá quân đội lên NSND năm 40 tuổi hiện là đồng nghiệp xuất sắc của Tự Long
Sao việt
20:02:24 06/05/2025
So sánh các khuôn khổ hòa bình của phương Tây cho cuộc xung đột Nga - Ukraine
Thế giới
20:00:52 06/05/2025
1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ
Sao châu á
19:46:47 06/05/2025
Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng
Nhạc việt
19:42:07 06/05/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'
Hậu trường phim
19:39:43 06/05/2025
Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi nhắc đến con
Tv show
19:35:56 06/05/2025
"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm
Phim âu mỹ
19:16:16 06/05/2025
Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet
Thế giới số
19:14:07 06/05/2025
Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi
Nhạc quốc tế
19:11:45 06/05/2025
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?
Sao thể thao
18:13:46 06/05/2025