Công bố tài liệu hướng dẫn cấp quốc gia về thực hành thuốc trong bệnh không lây
Đây là tài liệu hướng dẫn đầu tiên cấp quốc gia về thực hành dược lâm sàng có tính pháp lý, hướng dẫn về kiến thức và thực hành thuốc trong 3 bệnh lý không lây nổi trội hiện nay: đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
Tài liệu hướng dẫn về thực hành thuốc cũng như các kiến thức về thuốc trong 3 bệnh lý không lây nổi trội nhất hiện nay là đái tháo đường, tim mạch và ung thư – Ảnh: Nguyên Mi
Hôm nay (30.10), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã công bố tài liệu “Hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm”.
Đây là tài liệu hướng dẫn đầu tiên cấp quốc gia về thực hành dược lâm sàng có tính pháp lý được soạn thảo bởi các chuyên gia đầu ngành trên cả nước dưới sự chủ trì của Bộ Y tế.
Tài liệu cung cấp cho các dược sĩ lâm sàng những hướng dẫn về thực hành thuốc cũng như các kiến thức về thuốc trong 3 bệnh lý không lây nổi trội nhất hiện nay là đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
Video đang HOT
Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: “Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện. Tuy nhiên, việc ứng dụng dược lâm sàng của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thiếu những tài liệu tra cứu chuyên biệt, hệ thống hóa cho thực hành dược lâm sàng. Việc hệ thống hóa hướng dẫn thực hành dược lâm sàng nhằm thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí y tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh”.
Tài liệu được xây dựng bởi 38 thành viên, chuyên gia của 2 trường đại học, 17 bệnh viện và 5 hiệp hội trên cả nước, dưới sự giám sát chặt chẽ của Cục quản lý Khám, chữa bệnh. Ngoài ra, quyển sách cũng được tham khảo bởi nguồn tài liệu phong phú với tổng 157 tài liệu nước ngoài và được kiểm duyệt chặt chẽ qua 3 tầng: ban soạn thảo, ban phản biện và ban thẩm định; 12 vòng kiểm duyệt và gần 1000 ý kiến đóng góp từ các chuyên gia y tế.
Dược lâm sàng là hoạt động trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.
Theo Thanh niên
Sử dụng thuốc an toàn khi trẻ bị sốt xuất huyết
Mùa dịch sốt xuất huyết, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho con, cũng không ít phụ huynh gọi dược sĩ đến nhà truyền dịch. Những sai lầm này có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây tai biến.
Hạ sốt đúng cách
Khi trẻ sốt, cha mẹ cần hạ sốt đúng cách, tránh hạ sốt dồn dập
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C trong 2-7 ngày, nhức mỏi mình mẩy, đau sau hốc mắt, đau đầu dữ dội. Trẻ sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt chứa hoạt chất kháng viêm không steroid có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Uống các loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trong cơ thể trẻ nghiêm trọng hơn, có thể gây xuất huyết (dưới da, dạ dày, nội tạng) và toan máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc hoặc hỏi dược sĩ để tránh dùng nhầm.
Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Liều đúng là 10-15mg paracetamol/1kg cân nặng, ví dụ trẻ 10-15kg uống 1 gói Hapacol hàm lượng 150mg paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ, tức là khoảng 4-6 tiếng mới cho trẻ uống hạ sốt một lần, tối đa 4-5 lần mỗi ngày.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều phụ huynh coi kháng sinh chữa được cả sốt xuất huyết. Song trên thực tế, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Bệnh do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong một số ít trường hợp, ví dụ như trẻ vừa sốt xuất huyết vừa mắc thêm một bệnh nhiễm trùng khác (viêm amidan, viêm phế quản...). Và nếu dùng, cũng cần tránh các loại kháng sinh gây giảm tiểu cầu, hại gan, hại thận.
Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh, trẻ có vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc (tiêu chảy, phát ban, sốc...) khiến việc chữa trị phức tạp hơn nhiều.
Không tự ý truyền dịch tại nhà
Trẻ sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi. Nhiều cha mẹ thường truyền nước cho trẻ. Việc này có thể khiến trẻ sốt xuất huyết tử vong. Truyền dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con truyền dịch tại nhà hoặc phòng khám chưa được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Nên đến các cơ sở y tế lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Khi trẻ sốt cao, nên bù dịch sớm bằng đường uống như nước sôi để nguội, dung dịch oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng pha muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, pha nhiều hay ít nước hơn so với khuyến cáo đều gây hại. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không kiêng tắm rửa...
Theo anninhthudo
Dùng thuốc chuẩn tại hồi sức cấp cứu: Giảm tác dụng phụ và tỷ lệ tử vong Dược lâm sàng là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Theo đó, không chỉ là người cung cấp thuốc, dược sĩ còn tham gia trực tiếp cùng với bác sĩ và điều dưỡng trong điều trị người bệnh hàng ngày, tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. "Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025