Cộng đồng AI tiếp cận công nghệ định danh giọng nói bằng tiếng Việt
Cuộc thi “Zalo AI Challenge 2020″ giúp cộng đồng kỹ sư tiếp cận lời giải bài toán định danh bằng giọng nói tiếng Việt.
Voice Verification (định danh bằng giọng nói) là quá trình xác minh hai câu nói có thuộc cùng cá nhân hay không, từ đó, cho phép máy định danh người nói và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trong các tác vụ tiếp theo.
Trên thế giới, định danh bằng giọng nói không còn xa lạ với người dùng. Trong các lĩnh vực như an ninh, ngân hàng, công nghệ này là phương pháp nhận diện sinh trắc học bên cạnh nhận diện khuôn mặt, vân tay hay mống mắt. Dùng giọng nói để xác minh danh tính tại ngân hàng, thực hiện các tác vụ bảo mật trên điện thoại hoặc các thiết bị thông minh là những ứng dụng phổ biến của công nghệ này.
Với sự phát triển của các mô hình học sâu (deep learning) và nguồn dữ liệu phong phú, công nghệ xác thực giọng nói trong tiếng Anh có độ chuẩn xác cao. Tuy nhiên, với cộng đồng công nghệ Việt Nam, bài toán xác định danh tính bằng giọng nói tiếng Việt vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, chưa có cách tiếp cận tối ưu với sự đa dạng của phương ngữ.
Trong cuộc thi “Zalo AI Challenge 2020″, các đội thi phải giải bài toán mới và có tính bản địa cao thông qua bảng đấu Voice Verification – xác thực danh tính bằng giọng nói tiếng Việt. Ở bảng này, các đội xây dựng mô hình máy học nhằm rút trích đặc trưng trong giọng nói người Việt, từ đó so sánh hai câu nói nhằm xác thực danh tính người nói.
Bảng thi đấu Voice Verification lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Đến với cuộc thi, các đội chơi được cung cấp bộ dữ liệu gồm hơn 10.000 câu nói tiếng Việt của hơn 500 người Việt được trích xuất từ các video phỏng vấn. Đây là nguồn dữ liệu giúp các đội huấn luyện các mô hình máy học nhằm phân biệt được giọng nói của hai người. Ngoài bộ dữ liệu cung cấp sẵn, các đội thi được khuyến khích tận dụng nguồn dữ liệu bên ngoài để gia tăng độ chính xác cho mô hình huấn luyện.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Huy, thành viên Zalo AI Lab, đồng thời là cố vấn cuộc thi, cho biết: “Sau 1 tuần mở cổng đăng ký, bảng đấu Voice Verification thu hút hơn 120 đội thi. Hiện tại, kết quả của các đội dẫn đầu rất sát sao với điểm chênh lệch 0,1%. Bảng xếp hạng cũng biến động từng ngày, các nhân tố bứt phá xuất hiện mỗi ngày, khiến cuộc đua trở nên thú vị hơn”.
Thứ hạng trên bảng đấu biến đổi từng ngày với kết quả sát sao.
Video đang HOT
Dân công nghệ vốn quen với nhiều hình thức định danh khác nhau, từ mật khẩu, vân tay, khuôn mặt đến mống mắt. Trong thời gian tới, người Việt sẽ có thể xác thực nhanh chóng thông qua giọng nói bằng tiếng mẹ đẻ.
Bảng thi Voice Verification mang ý nghĩa mấu chốt với cộng đồng AI Việt Nam và được kỳ vọng là tiền đề giúp kỹ sư AI Việt tiếp cận và phát triển thêm nhiều ứng dụng từ công nghệ này.
“Zalo AI Challenge” là sự kiện hàng năm nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. Với quan niệm công nghệ trước hết để phục vụ cuộc sống, đề bài của “Zalo AI Challenge” luôn được đánh giá cao ở tính thực tiễn, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Zalo AI Challenge 2020 gồm 3 bảng đấu là News Summarization – tóm tắt nội dung tin tức tiếng Việt; Traffic Sign Detection – phát hiện và đọc nội dung biển báo giao thông Việt Nam và Voice Verification – xác thực danh tính bằng giọng nói tiếng Việt.
Ngoài giải thưởng tiền mặt 300 triệu đồng, mỗi đội quán quân và nhì bảng nhận được tài khoản AWS Activate Credits trị giá 10.000 USD với thời hạn sử dụng 2 năm, cùng 1 năm dịch vụ miễn phí từ đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp của AWS, giá trị 1.500 USD. Bên cạnh đó, top 15 của mỗi bảng thi cũng nhận được tài khoản tương tự với giá trị 1.000 USD/đội.
Nhà mạng "đếm từng ngày" để triển khai Mobile Money
Mobile Money sẽ được triển khai trong tháng 6 này. Mô hình hứa hẹn sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, tạo ra bước ngoặt cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile Money) là đề án đang được Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến nhằm triển khai rộng khắp tại thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Một khi Mobile Money được cấp phép triển khai, người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.
Nhà mạng tin tưởng Mobile Money sẽ thành công tại thị trường Việt Nam
Trên thế giới, từng có rất nhiều trường hợp áp dụng mô hình Mobile Money thành công, có ảnh hưởng tích cực tới kinh tế, điển hình như M-pesa của Kenya, hay Mobile Money của nhà mạng NTT Docomo tại Nhật Bản,...
Điều này cho thấy một thực tế rằng thành công của mô hình này không chỉ giới hạn ở các nước kém phát triển, hoặc đang phát triển như Việt Nam, mà ngay cả ở nước phát triển như Nhật Bản, Mobile Money cũng mang lại nhiều lợi ích cho người dân sở tại.
Tuy nhiên, xét tại Việt Nam, những ưu điểm của mô hình này hứa hẹn sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, và tạo ra bước ngoặt đáng kể.
Viettel, một trong ba đơn vị sẽ đi tiên phong trong triển khai Mobile Money tại Việt Nam khẳng định Mobile Money là xu hướng chung, hoàn toàn có tiềm năng thành công và góp phần vào công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Viettel cũng cho biết đã chuẩn bị mọi nguồn lực và tận dụng những lợi thế sẵn có để triển khai thử nghiệm Mobile Money ngay khi được cấp phép, tiến tới phổ cập thanh toán số, tài chính số tại Việt Nam.
Một nhà mạng sẽ cung cấp dịch vu Mobile Money khác là Mobifone cũng nhận định rằng loại hình này sẽ mang đến nhiều lợi thế cho cả người dân lẫn các doanh nghiệp viễn thông.
Đối với cá nhân, họ sẽ có thêm công cụ thanh toán số, tài chính số nhanh, tiện và có lợi thế hơn nhiều lần so với những dịch vụ hiện tại, đảm bảo các tiêu chí đăng ký dễ dàng, sử dụng đơn giản, mạng lưới nạp/rút tiền phủ khắp toàn quốc - do phụ thuộc vào mạng viễn thông.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông như MobiFone, việc tham gia vào thị trường thanh toán sẽ đem lại nguồn doanh thu mới cho các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống hiện đã bão hòa.
Hiện tại, tỷ lệ người dân có điện thoại di động nằm ở mức rất cao, cụ thể là hơn 125 triệu thuê bao theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao.
Khác với các dịch vụ Ví điện tử đang cung cấp trên thị trường, dịch vụ Mobile Money không yêu cầu người sử dụng phải có tài khoản ngân hàng mà chỉ cần có số điện thoại di động.
Điều này cho phép Mobile Money tiếp cận được một bộ phận lớn người dân, đặc biệt với những người ở vùng sâu, vùng xa, chưa có tài khoản ngân hàng, từ đó thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại Việt Nam theo đúng định hướng của Chính phủ.
Đã sẵn sàng cho Mobile Money
Các nhà mạng đã sẵn sàng cho Mobile Money.
Chia sẻ với báo chí, các nhà mạng cho biết hiện đã chuẩn bị mọi nguồn lực - hạ tầng công nghệ, mạng lưới kênh, nguồn nhân lực,... để đáp ứng triển khai Mobile Money.
"Với lợi thế sẵn có là 70 triệu khách hàng viễn thông, 200.000 điểm giao dịch, mạng lưới kênh, nguồn nhân lực, chúng tôi sẽ ngay lập tức tối ưu được các tính năng, tiện ích của Mobile Money", đại diện của nhà mạng Viettel cho biết. Ngoài ra, Viettel cũng chuẩn bị sẵn hạ tầng về công nghệ gồm nền tảng hệ sinh thái số ViettelPay.
Đối với VNPT, dịch vụ ví điện tử của nhà mạng này (VNPT Pay) đã có gần 50.000 điểm chấp nhận thanh toán, và đang hướng tới triển khai Cổng thanh toán dịch vụ công (Payment Connect) nhằm cung cấp nền tảng thanh toán trung gian, kết nối giữa Cổng dịch vụ công quốc gia với các kênh thanh toán (ngân hàng, cổng trung gian thanh toán...). Đây là nền tảng để VNPT tự tin tham gia "cuộc chơi" mới với Mobile Money.
Mobifone cũng cho biết lợi thế đang sở hữu hàng chục nghìn điểm giao dịch trên khắp cả nước thay vì mở điểm giao dịch mới sẽ giúp nhà mạng này giảm các chi phí xã hội để phát triển hệ thống các điểm giao dịch, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Không chỉ chuẩn bị để cung cấp công cụ, giải pháp thanh toán số, hệ sinh thái số, hệ thống kênh trải dài khắp toàn quốc, các nhà mạng cũng đã chuẩn bị sẵn những chiến lược để đối phó với khó khăn, rủi ro khi triển khai dịch vụ.
Điển hình trong đó là rủi ro dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm phạm, dùng cho mục đích riêng hoặc gian lận; đại lý cung cấp dịch vụ có thể thu phí bất hợp pháp từ các giao dịch gửi, rút tiền của khách hàng; thậm chí mạo danh nhà cung cấp để lừa gạt người gửi tiền; tiền của khách hàng có thể bị mất, nếu không có phương án quản lý phù hợp...
Trước vấn đề này, khi xem xét thí điểm triển khai Mobile Money, các cơ quan quản lý nhà nước gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an... đã lường trước và đưa ra các quy định về giám sát, quản lý rủi ro rất chặt chẽ như: quy định về tài khoản đảm bảo, KYC khách hàng, giới hạn hạn mức giao dịch...để hạn chế rủi ro
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần quy định phải luôn có mã xác thực, mã PIN hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại nhằm xác minh danh tính người dùng; cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch...
Một khó khăn nữa đó là khâu hướng dẫn, giới thiệu tính năng tới người dùng cũng được các nhà mạng đặc biệt quan tâm, do đây là một mô hình hoàn toàn mới, và khác với các dịch vụ ví điện tử trước đây như Momo, ZaloPay,...
Trung Quốc không đạt mục tiêu 'Made in China 2025' về mạch tích hợp Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc sẽ chỉ đạt một phần ba mục tiêu tự túc sản xuất chất bán dẫn được đưa ra trong sáng kiến gây tranh cãi 'Made in China 2025'. Ảnh chụp màn hình Nikkei Trong một báo cáo mới, công ty nghiên cứu thị trường IC Insights của Mỹ cho biết nhu cầu về các mạch tích...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Game thủ ồ ạt chuyển sang sử dụng Windows 11

Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman ra mắt nước Mỹ

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Google ra mắt công cụ AI để học ngoại ngữ

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Smartphone có bền bỉ đến mấy, ốp lưng vẫn cần thiết

Tương lai, ai cũng có thể là chủ của AI

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

AI tham gia vào toàn bộ 'vòng đời' dự luật
Có thể bạn quan tâm

Uống trà gì để hạ huyết áp?
Sức khỏe
09:27:26 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025