Công dụng của rau răm có thể bạn chưa biết
Rau răm là một loại rau gia vị phổ biến, ngoài ra còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng,…rất hiệu quả.
Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Vị cay tính ấm. Có tinh dầu. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn.
Rau răm không độc. Theo đông y, rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng chữa bệnh của rau răm trong đông y:
- Đầy hơi trướng bụn, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
- Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
- Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày
Video đang HOT
- Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
- Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Rau răm dùng phổ biến cho một số món ăn sau:
- Trướng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn.
- Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa.
- Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.
-Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụng tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
- Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi.
- Bún thang Hà Nội: Thêm rau răm tạo mùi hấp dẫn
- Canh thịt bò: Tăng khẩu vị.
- Món gỏi: Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Theo các bác sĩ đông y, các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Theo Thanhnien
Uống sả có hết dị ứng?
Tôi 40 tuổi, mỗi lúc tôi bị dị ứng gia đình cho uống nước củ sả thì hết. Xin cho hỏi uống nước sả có tác dụng gì và sử dụng mỗi ngày trong thời gian dài thì có ảnh hưởng gì không? (Duy Hải).
Ảnh: Phan Dương.
Trả lời:
Sả là một gia vị quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Nó được dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho các món ăn chế biến từ thịt lợn, thịt chó, thịt bò...
Ngoài để ăn, sả còn nhiều tác dụng khác như dùng để gội đầu, làm hương liệu. Trong Đông y, sả là một loại cây thuốc thuộc loài hương thảo, có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.
Công dụng thường biết đến của sả là chữa cảm cúm, đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, nôn mửa, trị rối loạn kinh nguyệt, chữa đau nhức. Sả trồng quanh nhà để xua côn trùng, ruồi, muỗi.
Do đặc điểm sát khuẩn, chống nấm, sả còn được dùng chữa chàm mặt, bôi lên các nốt muỗi đốt, chữa ghẻ. Nó cũng là một hương liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tinh dầu sả được chứng minh có thể cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt, giúp da săn chắc.
Trường hợp của bạn, sử dụng nước sả uống hàng ngày trị dị ứng và có kết quả tốt là do tính kháng viêm, chống dị ứng của sả. Tuy nhiên, theo tôi bạn chỉ nên dùng đến lúc hết dị ứng, không nên quá lạm dụng. Chúc bạn khỏe.
Thạc sĩ đông y đa khoa Vũ Quốc Trung
Theo VNE
Cẩn trọng với rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa (rLTH) là một hội chứng thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hội chứng này còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí cho biết một bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể đang có vấn đề. 50% bệnh nhân tới khám bị rối loạn tiêu hóa Theo BS Hồ Tấn Phát,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết

Lợi ích tuyệt vời khi uống nước ấm mỗi sáng bạn đã biết chưa?

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 12/5: Bạch Dương khó khăn, Thiên Bình chậm trễ
Trắc nghiệm
13:03:44 12/05/2025
Diễn viên "Mùi ngò gai" giải nghệ lấy chồng đại gia: Hiện sống giàu sang, dạy con cũng khéo
Sao việt
12:53:29 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
Nhạc việt
12:32:04 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
Thế giới
12:21:50 12/05/2025
Dàn cựu lãnh đạo Vinafood II hầu tòa vì chuyển giao đất "vàng" cho tư nhân
Pháp luật
12:16:48 12/05/2025
Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
Thế giới số
12:03:03 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
Triệu Lộ Tư 'xuống tóc' lấy lại hào quang nữ chính, mất 1s làm fan xao xuyến
Sao châu á
11:32:04 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025