Công nghệ phát hiện video deepfake với độ chính xác lên đến 96% của Intel
Intel cho biết công nghệ FakeCatcher của họ có thể hoạt động trong thời gian thực để phát hiện các video deepfake (video gắn khuôn mặt giả mạo người nổi tiếng)
Công nghệ phát hiện video deepfake với độ chính xác lên đến 96% của Intel (Ảnh: Gizmodo)
Intel cho biết công nghệ FakeCatcher của họ có thể phát hiện các video deepfake với độ chính xác cực cao, lên tới 96%, đồng thời tuyên bố thêm rằng đây là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. FakeCatcher có tỷ lệ thành công 96% trong phát hiện các hình ảnh giả và thu thập dữ liệu về cơ chế lưu lượng máu tinh vi trên khuôn mặt của một người bằng cách quét các pixel trong video. Sau đó, một AI học sâu có thể xác định xem chủ đề đó có chân thực hay không. FakeCatcher được phát triển bởi nhà nghiên cứu Intel Ilke Demir và Umur Ciftci từ Đại học Bang New York ở Binghamton bằng cách sử dụng công nghệ của Intel.
Video đang HOT
Ilke Demir, nhân viên cấp cao của Intel Labs, nghiên cứu viên Ilke Demir cho biết: “Video Deepfake hiện có ở khắp mọi nơi. Bạn có thể đã nhìn thấy chúng như video về những người nổi tiếng đang làm hoặc nói những điều họ chưa bao giờ thực sự làm”.
FakeCatcher được lưu trữ trên một máy chủ nhưng giao diện với video bằng nền tảng dựa trên web. Theo Intel, phương pháp tiếp cận của công nghệ này đối lập với các công cụ phát hiện dựa trên deep learning truyền thống, đó là thường cố gắng tìm ra những chi tiết giả mạo. Ngược lại FakeCatcher lại tìm kiếm những điểm nào là thật trong các video.
Trong một cuộc phỏng vấn với VentureBeat, Demir giải thích phương pháp tiếp cận của FakeCatcher dựa trên phương pháp chụp quang tuyến (PPG), là một phương pháp để xác định sự thay đổi của lưu lượng máu trong mô người. Nếu một người thật xuất hiện trên màn hình, mô của họ sẽ thay đổi màu sắc từ kính hiển vi rất nhẹ khi máu được bơm qua các tĩnh mạch của họ. Deepfake không thể tái tạo sự thay đổi này ở nước da (ít nhất là chưa).
Công nghệ Deepfake đã phát triển trong những năm gần đây. Mùa hè năm nay, FBI đã báo cáo với Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet về việc cơ quan này nhận được khá nhiều khiếu nại liên quan đến những người đang sử dụng deepfake để nộp đơn cho các công việc từ xa, thậm chí là giả mạo cả giọng nói. Vào tháng 8, CCO Patrick Hillman của Binance đã tuyên bố trong một bài đăng trên blog rằng, tin tặc đang sao chép hình ảnh kỹ thuật số của ông để mạo danh ông trong các cuộc họp.
Trí tuệ nhân tạo của Intel nhận biết video mạo danh với độ chính xác tới 96%
Các đoạn video giả mạo (deepfake) đang gây ra nhiều rắc rối trong đời sống chính trị, xã hội khắp thế giới.
Khi Photoshop xuất hiện, cách con người tiếp nhận tin tức đã hoàn toàn thay đổi Những hình ảnh người dùng thấy hoàn toàn có thể là sản phẩm của một quá trình cắt ghép kỳ công. Điều này không chỉ khiến họ hoài nghi vào độ chính xác của hình ảnh, mà đồng thời đặt niềm tin nhiều hơn vào các đoạn video hay ghi âm, cho rằng đây là những thứ gần như không thể giả mạo.
Nhưng một lần nữa, deepfake (giả mạo sâu) xuất hiện và đã nhanh chóng "đâm thủng" thành trì tiếp theo của thế giới internet. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của deepfake, đặc biệt là phụ nữ, người nổi tiếng và chính trị gia. Chỉ trong vòng vài năm, những video bị chỉnh sửa đã phát triển, và xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các đoạn phim hài ngắn, cho tới các đoạn video có mục đích làm sai lệch thông tin, giả mạo, thậm chí cả nội dung khiêu dâm.
Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển, deepfake có khả năng trở nên thuyết phục hơn. Mối đe dọa từ các giải pháp tinh vi và nguy hiểm hơn khiến một số công ty, trong đó có Intel tìm cách xây dựng các kỹ thuật phát hiện. Theo hãng bán dẫn Mỹ, FakeCatcher có thể phân biệt các đoạn video của người thật với deepfake với độ chính xác 96% chỉ trong vài mili giây.
Để có được đạt độ chính xác đáng ngạc nhiên, FakeCatcher đã tận dụng một thứ ít ai nghĩ tới: Máu. Cụ thể, FakeCatcher tìm kiếm các dấu hiệu rất nhỏ của lưu lượng máu trong các điểm ảnh trên mỗi đoạn video mà nó cho là deepfake. Về nguyên tắc, khi trái tim bơm máu, tĩnh mạch cũng thay đổi màu sắc. Hiện tượng này thường được tận dụng trong công nghệ chụp quang tuyến (PPG) - kỹ thuật cho phép theo dõi lưu lượng máu trong y tế.
Sử dụng công nghệ tương tự PPG, FakeCatcher ghi lại tín hiệu lưu lượng máu từ khuôn mặt của đối tượng xuất hiện trong video. Sau đó, công cụ này sẽ chuyển các tín hiệu đó thành bản đồ số, trong đó các thuật toán học sâu sẽ so sánh với diễn biến PPG của con người, qua đó xác định xem chủ đề của video là thật hay giả.
Để tăng độ chính xác cho FakeCatcher, các kỹ sư của Intel đã sử dụng một số công nghệ độc quyền, như bộ xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ thứ 3, cho phép công cụ này phân tích tối đa 72 luồng dữ liệu riêng biệt cùng lúc.
Phát kiến công nghệ mới của Intel được giới chuyên môn quan tâm. Bởi lẽ, tùy thuộc vào cách thức và địa điểm triển khai FakeCatcher, vũ khí mới này có thể giúp dập tắt các thuyết âm mưu, lừa đảo và nội dung độc hại trước khi chúng có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
Lúc này, Intel không đơn vị duy nhất đang ra sức chống lại nội dung giả mạo deepfake. Đầu năm nay, Google đã đưa ra quyết định cấm các nội dung hướng dẫn sử dụng deepfake trên dịch vụ của mình. Liên minh châu Âu cũng siết chặt các quy định riêng, thông báo sẽ có hành động chống lại Meta, Twitter và những gã khổng lồ công nghệ khác nếu họ không có những nỗ lực rõ ràng để chống lại deepfake.
Intel Core thế hệ thứ 13 chính thức ra mắt, tăng cường hiệu năng hướng tới đối tượng game thủ, người làm nội dung Intel cho biết CPU mới này có hiệu suất cao hơn tới 41% khi xử lý đa nhân so với các CPU thế hệ trước. Ngày 18/11 vừa qua, Intel đã chính thức giới thiệu đến thị trường Việt Nam bộ vi xử lý dành cho máy tính bàn Intel Core thế hệ thứ 13 với tên mã Raptor Lake. Sở hữu 22...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh

Apple sắp cho Siri 'về vườn' sau hơn một thập kỷ?

One UI 8 là câu chuyện 'buồn vui lẫn lộn' cho người dùng Galaxy S22

Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?

Apple hé lộ tính năng AI đột phá Matrix3D

Microsoft đưa tính năng bí mật lên Windows 11

Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin
Có thể bạn quan tâm

1 nữ Rapper bị Wren Evans 'hại', tổn thất nặng nề, thẳng tay làm 1 hành động sốc
Sao việt
14:24:59 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
14:08:37 21/05/2025
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?
Phim việt
14:07:44 21/05/2025
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo
Hậu trường phim
13:49:32 21/05/2025
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025
Xe máy
13:44:53 21/05/2025
Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng
Du lịch
13:43:04 21/05/2025