Công ty mẹ TikTok tham vọng thiết kế con chip riêng biệt nhằm củng cố vị thế tự chủ công nghệ
ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang lên kế hoạch thiết kế một loại chip riêng biệt trong nỗ lực gia nhập và xây dựng vị thế tự chủ trong ngành công nghiệp chất bán dẫn.
Theo CNBC, ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang lên kế hoạch thiết kế một loại chip riêng biệt trong nỗ lực gia nhập và xây dựng vị thế tự chủ trong ngành công nghiệp chất bán dẫn. Động lực chủ yếu đến từ việc ByteDance khó có thể tìm được nhà cung cấp có thể đáp ứng mọi yêu cầu chuyên biệt.
Được biết loại chip mới được sản xuất nhằm phục vụ nhiều lĩnh vực kinh doanh của ByteDance, bao gồm nền tảng video, thông tin và ứng dụng giải trí. ByteDance cho biết sẽ không sản xuất con chip này nhằm mục đích kinh doanh hay bán lại cho bên khác.
Trên trang web tuyển dụng việc làm của ByteDance hiện đang trống 31 vị trí liên quan tới lĩnh vực sản xuất cũng như toàn bộ quá trình thiết kế chip, bao gồm thiết kế lõi, kiểm tra sở hữu trí tuệ (IP) và trích xuất hệ thống trên chip (SoC) – quy trình quan trọng để phát hiện lỗi thiết kế trước khi sản xuất hàng loạt.
Những kỹ sư thiết kế chip ứng tuyển phải có kinh nghiệm trong việc sản xuất chip tiên tiến 12 nanomet và 7 nanomet. Ngoài ra, họ cũng phải biết sử dụng thuần thục công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và thiết kế lõi IP kỹ thuật số.
Video đang HOT
Nỗ lực mới của ByteDance đã cho thấy nỗ lực ngày càng gia tăng của các công ty công nghệ nhằm tạo ra con chip có thể đáp ứng mọi mục đích, cũng như nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy ngành công nghệ cơ bản nhưng đặc biệt. Hiện tại, sự phụ thuộc của đại lục vào công nghệ nước ngoài vẫn ở mức cao, vì công cụ thiết kế chip tiên tiến chủ yếu do các công ty Mỹ phát triển.
Công ty mẹ TikTok tham vọng thiết kế con chip riêng biệt nhằm củng cố vị thế tự chủ công nghệ
Trước đó, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và tập đoàn điện toán đám mây Alibaba cũng đã phát triển con chip tự thiết kế dù bản thân không hề có nền tảng cơ bản về chất bán dẫn. Chúng được tạo ra như một cách để phục vụ nhu cầu doanh nghiệp và hạn chế chi phí mua mới từ một công ty khác.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn sẽ thuê những nhà sản xuất nước ngoài để cung ứng theo hợp đồng. Những tên tuổi lớn trên thị trường này bao gồm Broadcom, Marvell, MediaTek, Faraday và tất cả đều có trụ sở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Điều này tương tự như những gì Apple làm cho chiếc iPhone của mình.
“Các công ty kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây đang đầu tư vào chip để tiết kiệm chi phí. Thay vì sử dụng các chip đa năng của Intel, AMD và NVIDIA, họ cố gắng xây dựng các bộ tăng tốc AI với hiệu suất tốt hơn”, Sravan Kundojjala, chuyên gia phân tích cấp cao tại Strategy Analytics cho biết.
Theo CNBC, quyết định mới của ByteDance cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với các quốc gia dẫn đầu trong ngành chip nhớ, chẳng hạn như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Mỹ.
Theo dữ liệu do Hải quan Trung Quốc công bố vào tuần trước, khối lượng nhập khẩu vi mạch tích hợp của Trung Quốc giảm 10,4% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoài. Trong khi đó, giá trị của những mặt hàng nhập khẩu lại tăng 6,4% lên 210 tỷ USD.
Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc vừa tuyên bố thử nghiệm tính năng giao đồ ăn nhanh mới ngay trên nền tảng
Mới đây nhất, ByteDance cũng bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn, sau khi Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc vừa tuyên bố thử nghiệm tính năng giao đồ ăn nhanh mới ngay trên nền tảng, trong bối cảnh nền kinh tế địa phương bắt đầu phục hồi hậu phong tỏa do COVID-19. Đây được coi là bước đột phá của nền tảng thuộc sở hữu ByteDance đối với một thị trường gần như được thống trị hoàn toàn bởi Meituan và Alibaba.
ByteDance thử nghiệm mạng xã hội ảo tương tự metaverse
Chủ sở hữu TikTok đã tung ra một ứng dụng xã hội mới ở Trung Quốc, cho phép người dùng tương tác trong cộng đồng ảo thông qua hình đại diện khi sự quan tâm về metaverse tiếp tục tăng lên.
Theo South China Morning Post, ứng dụng mới có tên là Paiduidao. Mặc dù các chức năng của ứng dụng có vẻ phù hợp với mô tả chung của metaverse, đề cập đến mạng lưới thế giới ảo ba chiều nơi mọi người có thể tương tác với nhau, nhưng một đại diện của công ty cho biết nó "không liên quan đến metaverse". Người này nói thêm rằng ứng dụng hiện trong giai đoạn thử nghiệm beta bởi một nhóm nhỏ người dùng và cần phải có mã mời để truy cập.
Ứng dụng mạng xã hội mới Paiduidao của ByteDance
Paiduidao do công ty con Beijing Shi Qu Wu Xian Technology thuộc sở hữu hoàn toàn của ByteDance phát triển. Nó được ra mắt vào đầu tuần này trên các cửa hàng ứng dụng iOS và Android ở Trung Quốc. Nó có logo hình hai nhân vật hoạt hình tựa vào nhau cùng với khẩu hiệu: "no man is an island" (không có ai là một hòn đảo).
Theo công ty theo dõi dữ liệu App Annie, mặc dù không hoạt động hoàn toàn, nhưng Paiduidao là ứng dụng xã hội iOS được tải xuống nhiều thứ 77 vào ngày 28.1. Paiduidao đánh dấu nỗ lực mới nhất từ phía ByteDance nhằm phá vỡ thị trường truyền thông xã hội của Trung Quốc, đồng thời thách thức ứng dụng WeChat phổ biến của Tencent Holdings, vốn được cài đặt trên hầu hết điện thoại thông minh ở đại lục.
Các liên doanh mạng xã hội trước đây của ByteDance phần lớn bị đình trệ. Năm ngoái, ByteDance đã ngừng hoạt động của Feiliao, được ra mắt như ứng dụng nhắn tin tức thời vào năm 2019 và được biết đến trên toàn cầu với tên gọi Flipchat. Nền tảng chia sẻ ảnh Xintu giống Instagram cũng không còn tồn tại.
Việc ByteDance mua lại công ty khởi nghiệp thực tế ảo (VR) Pico Interactive có trụ sở tại Bắc Kinh vào tháng 8.2021 được nhiều người coi như là một bước tiến của công ty vào metaverse. Tuy nhiên, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, vào thời điểm đó nói rằng thỏa thuận xuất phát từ việc công ty nhận ra giá trị của công nghệ VR và thực tế tăng cường (AR), chứ không liên quan gì đến metaverse.
Bỏ việc Microsoft vì chán để khởi nghiệp, người đàn ông 38 tuổi lập nên mạng xã hội có trên 1 tỷ người dùng, vượt mặt từ Mark Zuckerberg đến Jack Ma Ông chủ TikTok sắp trở thành người giàu nhất Trung Quốc ở tuổi 38. Mới chỉ năm ngoái, ByteDance - công ty mẹ TikTok, startup giá trị nhất thế giới vẫn đang chịu áp lực từ nhiều phía. Chính quyền của ông Trump muốn công ty này phải bán bớt tài sản ở Mỹ. Trong khi đó tại quê nhà, họ phải chịu...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh

Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?

Microsoft đưa tính năng bí mật lên Windows 11

Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Giải pháp bảo mật nhận dạng mặt nạ silicon
Có thể bạn quan tâm

Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025
Thanh Thúy tiết lộ 'nguyên tắc ngầm' trong hôn nhân với Đức Thịnh
Sao việt
22:57:10 21/05/2025
Diddy bị cáo buộc tống tiền, dùng video nhạy cảm để uy hiếp Cassie
Sao âu mỹ
22:46:32 21/05/2025
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ
Góc tâm tình
22:40:41 21/05/2025
Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước
Tin nổi bật
22:38:37 21/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga
Thế giới
22:32:49 21/05/2025
Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ
Phong cách sao
22:03:53 21/05/2025
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970
Hậu trường phim
21:43:47 21/05/2025
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
21:40:28 21/05/2025
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án
Pháp luật
21:37:26 21/05/2025