Covid-19 bào mòn lao động nhập cư TPHCM: Mất việc, không thu nhập, lo lắng
Sau khi khu trọ được gỡ phong tỏa, anh Hòa gọi điện khắp nơi vay tiền lo sinh hoạt. Hơn một tháng ở nhà, vợ chồng anh đã tiêu hết tiền tiết kiệm, chưa biết sống ra sao trong những ngày tới.
Công nhân thẫn thờ vì thu nhập bấp bênh khi dịch lan rộng
Khó khăn bủa vây
Khu trọ của anh Hòa và anh Khẩn đang lưu trú có mức giá thuê là 1,5 triệu đồng/tháng chưa tính tiền điện, nước.
Đến khu nhà trọ dành cho công nhân tại phường Thạnh Lộc (quận 12, TPHCM) sau khi nơi đây vừa được gỡ bỏ phong tỏa theo chỉ thị 16. Xóm trọ nghèo có hơn 30 căn phòng, với giá thuê 1,5 triệu đồng/phòng/tháng.
Ngồi trong phòng nhìn ra phía cửa, anh Nguyễn Minh Hòa (28 tuổi) thở dài buồn bã. Gần một tháng qua, anh và gia đình nằm trong diện phong tỏa để phòng dịch Covid-19 nên không có thu nhập. Anh Hòa nói đã hết sạch tiền để lo chi phí sinh hoạt những ngày tiếp theo.
Khi vừa mới xin vào làm trình dược viên của một công ty dược được vài tháng thì anh phải tạm nghỉ ở nhà và không có thu nhập do dịch.
“Trước đây tôi chạy xe ôm công nghệ. Tới năm 2019, vì muốn cuộc sống gia đình ổn định hơn, tôi xin đi làm trình dược viên với lương cứng là 4 triệu đồng/tháng. Khi đó, mỗi tháng thu nhập từ lương và hoa hồng nếu đạt chỉ tiêu cũng được hơn chục triệu. Tuy vậy, vừa làm được vài tháng thì dịch bùng phát”, anh Hòa thở dài.
Từ khi dịch ập đến, công việc của anh bắt đầu bị ảnh hưởng, thu nhập vì thế bấp bênh. Hai năm qua, dù đã xoay xở rất nhiều nhưng lương của vợ chồng cũng chỉ đủ chi phí sinh hoạt gia đình.
Anh bảo vừa phải gọi điện “cầu cứu” bạn bè và người thân để lo tiền trả phòng trọ và chi phí sinh hoạt gia đình.
Vợ anh là công nhân của công ty dệt may với mức lương 9 triệu đồng/tháng nhưng nay phải tạm nghỉ việc ở nhà do dịch, không có thu nhập.
Vợ anh Hòa là công nhân một công ty dệt may, mức lương khoảng 9 triệu đồng/tháng. Cũng như chồng, từ khi dịch bùng phát, thu nhập của chị bị giảm quá nửa.
“Gần một tháng nay, dịch bệnh khiến hai vợ chồng phải nghỉ làm ở nhà, không có thu nhập. Hiện giờ, tiền trang trải chủ yếu dựa vào khoản tiết kiệm và đi mượn bạn bè, người thân”, anh Hòa kể.
Hiện tại mọi chi phí sinh hoạt trong nhà, anh Hòa đều phải dùng tiền tiết kiệm hoặc đi vay của người thân, bạn bè
Cùng hoàn cảnh với vợ chồng anh Hòa, anh Trần Văn Khẩn (41 tuổi) – nhân viên kỹ thuật của một công ty đo đạc địa chính cũng khó khăn không kém.
“Công việc của tôi cả năm chỉ có khoảng 3 tháng làm việc thực địa với mức lương cao khoảng 10 triệu đồng/tháng. Thời gian còn lại, chủ yếu làm việc tại văn phòng, lương chỉ 4,5 triệu đồng. Giờ lại phải ở nhà do dịch, không biết lấy tiền đâu mà trang trải chi phí sinh hoạt”, anh Khẩn lo lắng.
Để giảm bớt chi phí, anh Khẩn đã gửi các con về quê nội ở Hải Dương nhờ ông bà chăm sóc. Mọi chi tiêu của hai vợ chồng phải cắt giảm tối đa nhưng vẫn thiếu trước hụt sau.
Anh Trần Văn Khẩn-nhân viên kỹ thuật của công ty đo đạc địa chính, phải ở nhà vì không có việc.
“Bình thường vợ chồng tôi cố gắng gửi về quê ít tiền nhờ ông bà chăm lo cho 2 cháu. Nhưng thời gian này, cả hai đều ở nhà nên không còn dư đồng nào để gửi”, anh Khẩn nói buồn rầu.
“Nếu dịch chừng 2 tháng thì chúng tôi còn vay mượn cầm cự được. Tình hình kéo dài thế này có thể vợ chồng phải nắm tay nhau về quê làm ruộng” – vợ chồng anh Khẩn nói vui nhưng đầy tâm tư.
Biết ơn mọi sự hỗ trợ
Anh Khẩn đã gửi 2 con về quê nhờ ông bà chăm sóc nhằm giảm bớt gánh nặng mưu sinh.
Kể về quãng thời gian vừa qua, anh Khẩn nói những lúc khó khăn thế này mọi sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, từ gạo, rau củ… hay ổ bánh mì anh chị cũng biết ơn.
Thông qua báo đài, vợ chồng anh Khẩn biết về gói an sinh xã hội thứ 2 của UBND TPHCM. Tuy nhiên, anh chị đều lo lắng không biết gia đình mình có nằm trong danh sách được nhận hỗ trợ hay không.
“Vợ chồng tôi hy vọng sẽ được hỗ trợ vì gia đình thì ở trọ, hộ khẩu thì ở xa. Nếu được nhận hỗ trợ, đây chính là sự động viên tinh thần, giúp tôi vững tin vượt qua giai đoạn khó khăn này”, anh Khẩn chia sẻ.
Rồi người đàn ông quê Hải Dương tâm sự: “Nhận được hỗ trợ đương nhiên ấm lòng, nhưng điều mà tôi mong mỏi nhất bây giờ là được tiêm được vắc xin. Có như vậy người lao động, công nhân mới thêm tự tin tiếp tục đi làm đảm bảo kinh tế gia đình”.
Anh Khẩn mong mỏi sớm được tiêm được vắc xin để đi làm trở lại.
Cùng suy nghĩ như anh Khẩn, vợ chồng anh Hòa bày tỏ phấn khởi khi hay tin về gói hỗ trợ thành phố sắp triển khai.
“Đây là lần đầu tiên tôi nghe thông tin về gói hỗ trợ an sinh lần 2 này. Đây chính là thứ mà công nhân, người lao động như tôi đang cần. Việc hỗ trợ là minh chứng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đến lao động nghèo gặp khó khăn trong mùa dịch”, anh Hòa tâm sự.
Theo anh Hòa, thời gian vừa qua gia đình nhận được hỗ trợ nhiều nhu yếu phẩm từ chính quyền địa phương. Anh kỳ vọng gói an sinh xã hội lần 2 kịp thời đến với người lao động tự do, công nhân gặp khó khăn để có điều kiện ổn định cuộc sống.
TPHCM thông qua gói hỗ trợ Covid-19 886 tỷ đồng
Kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa X vừa thông qua đề xuất của UBND TPHCM về gói hỗ trợ Covid-19 với 886 tỉ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch. Gói hỗ trợ này quy định cụ thể đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ.
Theo đó, hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người lao động/lần đối với hai đối tượng người lao động tại các doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT; cơ sở giáo dục dạy nghề dân lập, tư thục tại TP.HCM.
Cụ thể:
- Người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên, từ ngày 1/5 – 31/12/2021 và đang tham gia đóng BHXH bắt buộc trước khi tạm hoãn, nghỉ việc không lương… Số người dự kiến được hỗ trợ: 80.000 người.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số người dự kiến được hỗ trợ: 20.000 người.
Riêng đối tượng người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người hoặc người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người là mẹ hoặc cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
Hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc do dịch Covid-19, giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch Covid-19. Số người dự kiến được hỗ trợ: 230.000 người.
Vì sao số ca Covid-19 tại TPHCM tăng nhanh?
Hiện nay dịch Covid-19 đang "nóng" ở TPHCM và một số tỉnh thành phía Nam. Theo GS.TS Phan Trọng Lân, virus lây lan nhanh cộng thêm các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao làm gia tăng số mắc mới.
GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết để đánh giá tình trạng lây lan của dịch cần dựa trên 3 yếu tố, virus gây bệnh, yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống.
Về virus , biến thể Delta (B.1.617, ở Ấn Độ) đã được ghi nhận ở 85 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới xếp biến thể này của SARS-CoV-2 này vào nhóm biến thể đáng quan ngại.
Đây là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan, làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ Covid-19 một cách tiêu cực, tăng độc lực virus/làm nặng lên biểu hiện lâm sàng, giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng hay giảm hiệu quả của các vắc xin, xét nghiệm chẩn đoán và liệu pháp điều trị hiện hành...
GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM.
Nghiên cứu cho thấy biến thể Alpha (B.1.1.7, ở Anh), có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ. Nghĩa là một người mắc chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người khác, với biến thể Alpha có thể lây cho đến 7 người khác. Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Alpha, và ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn từ 40-60%. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các ca nhiễm biến thể Delta cao hơn so ca nhiễm biến thể Alpha.
Theo TS Lân, tại khu vực phía Nam đã ghi nhận một số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn một ngày tiếp xúc phơi nhiễm.
Chẳng hạn, BN7488 tiếp xúc với BN7445 trưa ngày 25/5, nhưng đến tối 26/% (tức là sau 32 tiếng) đã có triệu chứng hô hấp (chuỗi lây trong gia đình ở Long An). Hay BN7539 (Đồng Tháp) tiếp xúc với BN7083 (tại Tiền Giang) lúc 18g ngày 29/5, nhưng chỉ sau 38 tiếng - đến 8g sáng ngày 31/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này đã dương tính.
Dù vậy, theo chuyên gia hiện chưa chắc chắn biến thể Delta gây bệnh cảnh nặng hơn.
Ngoài ra, sự gia tăng các ca bệnh chủ yếu còn do các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao , như ở các bữa tiệc, sự kiện "siêu lây nhiễm".
TS Lân phân tích, các chuỗi lây truyền tại khu vực phía Nam hiện nay ghi nhận chủ yếu tại các hộ gia đình, nơi ăn uống chung, văn phòng cao ốc. Gần đây có thêm lây lan trong hàng xóm, nhà máy, xí nghiệp, các khu vực chợ đông người. Đây đều là nơi diễn ra các hành vi nguy cơ cao, như: giao lưu đi lại nhiều, tụ tập đông người; ở lại lâu trong các không gian kín, kém thông khí...
Vì thế, người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Cụ thể, thực hiện nghiêm quy tắc 5K (khẩu trang- khử khuẩn-khoảng cách- không tập trung- khai báo y tế). Tuân thủ những điều này thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan. Một điều quan trọng nữa là từng bước nâng cao miễn dịch cộng đồng bằng cách tăng độ bao phủ vắc xin.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định thời gian qua tình hình dịch tại phía Nam, đặc biệt tại các địa phương như TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại. Với TPHCM, có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây. Lý do là dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm nên việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm vào các khu công nghiệp rất lớn. Bản thân các khu công nghiệp đã có ca nhiễm. Cộng thêm TPHCM, đặc biệt là Bình Dương có mật độ công nhân lao động lớn, trong khi đó điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm Covid-19 tại khu vực này.
Biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ đang gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch tại nước ta trong thời gian qua.
Theo các chuyên gia, triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân đợt dịch thứ 4 chưa có khác biệt gì. Hầu hết những người bị nhiễm virus nếu có triệu chứng thì hầu hết là các triệu chứng về đường hô hấp.
Triệu chứng hay gặp của bệnh là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Hầu hết người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng.
Ở trẻ em, đa số mắc Covid-19 có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi.
Cách ly F1 tại nhà ở TP.HCM, cần giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng Theo hướng dẫn cách ly F1 tại nhà ở TP.HCM do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, UBND cấp xã, phường chỉ cho phép cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện cách ly theo hướng dẫn và chỉ thực hiện cách ly tại nhà riêng lẻ. Người dân trong khu phong tỏa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2

"Hố tử thần" xuất hiện trên mặt đường quốc lộ sau trận mưa lớn

Giải cứu 11 học sinh mắc kẹt khi tắm suối gặp cơn mưa lớn ở Hòa Bình

Thông tin mới vụ hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm vào nhóm chung của trường
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine
Thế giới
23:49:29 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025
Mải cà phê, săn hàng hạ giá, sinh viên giật mình khi cuối tháng "trắng ví"
Netizen
22:41:52 20/05/2025