CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành chào bán 10 triệu cổ phần ra công chúng
Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 24/9 tới, sẽ tổ chức phiên đấu giá bán 10 triệu cổ phần của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG), với giá khởi điểm là 10 nghìn đồng/cổ phần.
(Ảnh minh họa)
TEG được thành lập từ năm 2011, với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, sau 10 năm đi vào hoạt động, vốn điều lệ của công ty tăng lên 323,8 tỷ đồng.
TEG hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là xây lắp dự án điện mặt trời, bất động sản và xây dựng.
Ngoài 2 lĩnh vực hoạt động trên, TEG còn thực hiện các hoạt động đầu tư cổ phần, đầu tư dự án… với vai trò là chủ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió).
Đợt chào bán cổ phần ra công chúng trong kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển của TEG, cùng với chào bán 21,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Video đang HOT
Số tiền thu được từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu và chào bán công khai ước tính 315,89 tỷ đồng sẽ dùng đầu tư và gia tăng sở hữu cổ phần tại CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP) từ 26,28% lên 90,14% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp kêu 'mất cơ hội vì vướng giải phóng mặt bằng'
Đại diện TNI Holdings Việt Nam cho biết, giải phóng mặt bằng là "cục nghẹn" của giới đầu tư hạ tầng bất động sản công nghiệp, một số thậm chí vì nó mà mất đơn hàng.
Thông tin trên được bà Vũ Thu Hằng, Trưởng ban kinh doanh, TNI Holdings Việt Nam chia sẻ tại toạ đàm về nhận diện xu hướng mới trong phát triển khu công nghiệp 20/9.
Bà Hằng cho biết, với quỹ đất rất lớn của khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng buộc phải đền bù theo giai đoạn, cũng như chia nhỏ từng phần. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý cũng như quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, quá trình này bị kéo dài.
Điều này đã tạo ra thách thức, áp lực với quá trình hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp; giảm niên hạn còn lại cho nhà đầu tư tại dự án, dẫn đến giảm giá trị của khu công nghiệp.
"Doanh nghiệp đã mất đi rất nhiều thời cơ, đặc biệt trong thời gian vừa qua khi có nhiều đơn hàng đến nhưng không thể đảm bảo được đúng tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch", bà Hằng nói.
Bên cạnh đó, vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam liên tục nóng lên trước làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc của nhiều tập đoàn lớn. Thị trường bất động sản công nghiệp bùng nổ trong năm nay khi thu hút được nhiều đầu tư, khiến nhu cầu nguồn cung, giá thuê đều được đẩy lên.
Do vênh cung cầu, các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá rất cao để được ký hợp đồng thuê, xong thủ tục cấp phép sớm để đi vào hoạt động. Nhưng giải phóng mặt bằng lâu nay, được bà Hằng ví là "cục nghẹn" với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp.
Đơn cử, số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM hồi tháng 5 cho biết, hiện thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất bị vướng mắc hơn 100 ha cùng hàng trăm hộ dân chưa di dời. Thậm chí, có doanh nghiệp 20 năm vẫn vướng tranh chấp, phải nhờ thành phố "giải cứu".
Do đó, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp như TNI Holdings là được tháo gỡ các khó khăn này, giảm các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuẩn bị hạ tầng, đón luồng đầu tư trên toàn thế giới.
Bên cạnh vấn đề nguồn cung, nhiều ý kiến tại toạ đàm cũng đánh giá mô hình khu công nghiệp cần có những thay đổi nhất là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị sống chung với dịch.
Ông Hong Sun, Phó chủ tịch Korcham Việt Nam đánh giá, các khu công nghiệp tại Việt Nam thường theo mô hình truyền thống - tức chỉ có nhà máy, không có nhà ở. "Khu công nghiệp đơn thuần là cơ sở sản xuất thôi", ông nói.
Trong khi đó, xu thế phát triển khu công nghiệp ở nhiều nước, đặc biệt ở Hàn Quốc, là hỗn hợp, kết hợp khu đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện... giống một đô thị thu nhỏ.
"Trong Covid-19, nhiều nhà máy tại Việt Nam đã áp dụng 3 tại chỗ. Nếu Việt Nam phát triển mô hình khu công nghiệp hỗn hợp, việc sống và làm việc tại chỗ sẽ thuận tiện hơn nhiều", ông nói.
Mặt khác, với nguồn lực đất ngày càng hạn chế, ông cho biết, nhiều nước đang xây dựng nhà máy đa tầng, để tận dụng được đất đai. Số tầng xây cũng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất.
"Hy vọng các ban ngành, địa phương liên quan sẽ sớm điều chỉnh để áp dụng theo mô hình các nước phát triển đã và đang làm. Nếu chỉ là nhà máy truyền thống thì sẽ khó bền vững, đặc biệt sau dịch", ông nói.
Ông Ko Tae Yeon, Tổng giám đốc Công ty Heesung Electronics Vietnam tại Hải Phòng, cũng đồng tình với ý kiến cần có nơi lưu trú (nhà ở, ký túc xá) tại khu công nghiệp nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động. Ngoài ra, trước bối cảnh Covid-19, ông lưu ý thêm các khu công nghiệp cần được xây dựng "thông minh" hơn trong việc kết nối thông tin, giao tiếp, quản lý lao động.
"Số lượng 12 khu công nghiệp tại Hải Phòng là chưa đủ. Tỷ lệ lấp đầy đang rất cao. Vài tháng tới, khi tình hình Covid-19 khả quan hơn, thị trường sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mới, do vậy, cần có sự chuẩn bị tốt hơn", ông nói.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến việc các khu công nghiệp cần được chuyên môn hoá. Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng, nơi doanh nghiệp có nhà máy được xem là một địa điểm có tính chuyên môn hoá, nhờ sự có mặt của LG Electronic, kéo theo nhiều nhà cung cấp, đối tác. Nhưng nhiều khu công nghiệp khác tại Hải Phòng lại chưa làm được điều này.
Hiện Việt Nam có ba loại hình khu công nghiệp cơ bản là: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp đô thị dịch vụ và khu công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, trên thực tế có hai mô hình, gồm: đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất tổ chức sản xuất kinh doanh; mô hình được đầu tư đồng bộ thành một khu công nghiệp. Các khu công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn vẫn phát triển theo hướng đa ngành, thiên về tạo ra quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh.
Nhật Bản dẫn đầu rót vốn FDI ở miền Trung Tính đến nay, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, dẫn đầu là Nhật Bản, theo sau là Đài Loan, Singapore. Một góc Khu tinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: nhadautu.vn Theo Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/8/2021,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025