Cù lao Gò Gia – nơi sống của hơn 100 hộ dân
Không điện, không nước ngọt, cù lao Gò Gia, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, là nơi sống của hơn 100 hộ dân với nghề nuôi hàu, đánh bắt cá, tôm, ghẹ.
Nằm giữa hạ lưu ba con sông Gò Gia, Cái Mép và Thị Vải, cù lao Gò Gia có diện tích 3.398 ha. Mảnh đất như hình “cái chân bò” là nơi chồng lấn trên bản đồ hành chính của TP HCM và Đồng Nai từ những năm 1980, dẫn đến “tranh chấp” dai dẳng.
Ngôi nhà của ông Hoàng lọt thỏm giữa rừng ở cù lao Gò Gia. Ảnh: Phước Tuấn.
Hơn 30 năm sống ở cù lao, ông Nguyễn Văn Hoàng, 55 tuổi, tường tận từng ngóc ngách của vùng đất này. Ông kể, hàng chục năm trước nơi đây chỉ là một gò đất nổi giữa sông trước khi chính quyền triển khai trồng rừng. Khi đó, bố mẹ, anh, chị của ông là những người cắm những mầm cây đước đầu tiên xuống đất ngập mặn như cấy lúa và được trả công bằng gạo, mì khô.
Sau hàng chục năm, những mầm đước vươn mình, bao phủ từng mét đất cù lao. Giữa những bộ rể cây um tùm, cao qua đầu người là căn nhà lợp bằng lá dừa, nơi vợ chồng ông Hoàng tá túc. Người đàn ông với mái tóc lấm tấm sợi bạc cho biết, năm 2012, sau nhiều năm sống lênh đênh trên các con sông quanh cù lao, vợ chồng ông đã lên mỏm đất của cù lao để cất nhà. Hàng ngày, ông lái vỏ lãi rong ruổi nhiều nơi để đóng đáy bắt tôm, cá kiếm sống, có hôm kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Điều kiện trên cù lao thiếu thốn, không điện, không nước ngọt nên hai người con trai và con gái của ông phải chuyển lên bờ sống, còn vợ chồng ông vẫn bám trụ vì “ở riết quen”. Nước ngọt ông phải mua, có khi 200.000 đồng một khối. Điện từ tấm pin mặt trời tích trữ nhưng ông chỉ đủ xem tivi hai tiếng vào buổi tối và chạy máy quạt nhỏ để đuổi muỗi. “Sống ở đây không làm giàu được, chỉ đủ ăn qua ngày, nhưng chúng tôi cảm thấy thoải mái”, ông Hoàng nói.
Ông Hoàng đứng trong cánh rừng đước được người trong gia đình ông trồng hàng chục năm trước. Ảnh: Phước Tuấn.
Cách nhà ông Hoàng một quãng sông gần 2 km, anh Đỗ Tuấn Thành, 41 tuổi, cùng vợ sống trên bè gỗ rộng chừng 20 m2. Là người coi sóc rừng, 5h mỗi ngày, anh chạy ghe hơn chục hải lý quanh cù lao để ngăn những trường hợp phá rừng. Anh kể, nhiều năm trước nhiều người thường xuôi theo các dòng sông chặt cây đước về làm than, nhà cửa nhưng đến nay đã giảm bớt rất nhiều.
Video đang HOT
Xong việc giữ rừng, người đàn ông với nước da rám nắng rắn rỏi men theo vùng nước nông đặt lú bắt tôm, cá cho bữa ăn, phần dư thì bán cho những người đi ghe vãng lai. Trong căn nhà, đồ dùng quan trọng nhất với anh là chiếc loa chạy bằng điện ắc quy để nghe nhạc cho khuây khỏa vào mỗi tối. Những món đồ dùng thiết yếu còn lại, anh phải lái ghe vào đất liền hơn 30 phút mới có thể mua được.
Những lúc bị bệnh vặt, vợ chồng anh thường tự chữa trị bằng những bài thuốc có sẵn từ khu rừng. “Khi bị đau bụng, nhức người, tôi chỉ cần bẻ một vài đọt cây bần, cây mắm giã nát hòa với nước muối uống là hết”, anh Thành nói.
Để hai con gái 9 tuổi và 4 tuổi không phải chịu cảnh sống lênh đênh như mình, vợ chồng anh phải gửi ở nhà chị ruột ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch cho đi học. “Cuối tuần, gia đình tôi lại đoàn tụ. Nhà tôi đúng nghĩa nửa Sài Gòn, nửa Đồng Nai như cù lao này vậy”, anh ví von.
Gia đình anh Thành sống lênh đênh trên nhà bè rộng chừng 20 m2 ở cù lao Gò Gia. Ảnh: Đình Văn.
Theo ông Nguyễn Giang Nam, Trưởng trạm kiểm lâm Gò Gia, ông Hoàng và anh Thành là hai người giữ rừng nằm trong Tiểu khu 23, thuộc Khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ, mỗi tháng hơn 4 triệu đồng. Ngoài cây đước, vùng đất này còn có hệ sinh thái khá phong phú với hàng chục loại cây khác nhau có tác dụng các bệnh như lở loét, đau xương khớp, dạ dày.
“Tại vùng đầm lầy còn có con vật quý hiếm như rái cá, kỳ đà. Do đó, chúng tôi phải giữ rừng để chúng sinh sống, cũng là lá phổi xanh của thành phố”, ông Nam nói.
Gần nửa thế kỷ, tỉnh Đồng Nai cho rằng cù lao này thuộc ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch do thuộc huyện Duyên Hải. Nhưng từ 12/1978, huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) của Đồng Nai sát nhập vào TP HCM. Vì vậy, chính quyền TP HCM khẳng định vùng đất này nằm trong xã Thạnh An.
Đến ngày 5/12/2019, Chính phủ quyết định cù lao Gò Gia thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM. Từ đó, UBND thành phố gửi hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận Thạnh An là xã đảo. Mới đây, ngày 1/4, Thủ tướng đã ký quyết định công nhận Thạnh An là xã đảo, có hiệu lực từ đầu tháng 7 năm nay.
Cù lao Gò Gia (khu vực đường đứt đoạn) từng là tranh chấp giữa TP HCM và Đồng Nai. Ảnh: Tư liệu.
Chủ tịch xã Thạnh An Nguyễn Văn Hiếu cho biết, cù lao Gò Gia có 107 hộ dân với hơn 200 người sinh sống, chiếm khoảng 5% dân số của toàn xã. Trong đó dân TP HCM có 10 hộ, dân Đồng Nai có 38 hộ (sinh sống từ 1982) và 59 hộ từ nơi khác đến. Ngoài một số hộ giữ rừng, các gia đình hầu hết sống trên các nhà bè lênh đênh theo dòng nước để mưu sinh bằng nghề nuôi hàu, cá hoặc kéo lưới đánh bắt tôm, cua, ghẹ. Do có địa hình trũng thấp, hơn 4.500 người ở xã thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do triều cường, mưa bão, áp thấp nhiệt đới.
“Điều kiện sống của họ thiếu thốn, toàn xã có đến 30% hộ dân nghèo và cận nghèo. Hy vọng sau khi được Chính phủ công nhận xã đảo, cùng với những cơ chế hỗ trợ, cuộc sống của người dân sẽ ổn định hơn”, ông Hiếu nói.
Đồng Nai muốn "cải tổ" hệ thống cảng biển
Tính toán lại việc quy hoạch và đầu tư hệ thống cảng nhằm đồng bộ hạ tầng cao tốc, quốc lộ, Sân bay Quốc tế Long Thành, Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực.
Việc kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tại Đồng Nai thời gian qua gặp không ít khó khăn.
Phát triển manh mún
Theo đánh giá của Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Đồng Nai, hệ thống cảng biển tỉnh này đang trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, kết nối hạ tầng giao thông kém.
Quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) được duyệt, đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 46 cảng biển được đầu tư xây dựng, gồm 20 bến cảng tổng hợp và 26 bến cảng chuyên dùng. Sau 4 năm thực hiện quy hoạch, Đồng Nai hiện có 17 bến cảng biển đang hoạt động, gồm 5 bến tổng hợp và 12 bến chuyên dùng. Việc kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tại Đồng Nai thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn.
Do đó, để "vươn ra biển lớn" và hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực trong 5 năm tới đây, tỉnh Đồng Nai muốn điều chỉnh quy hoạch, "cải tổ" hệ thống cảng biển.
Theo đề xuất điều chỉnh quy hoạch, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch sẽ phát triển 5 cụm cảng tổng hợp, gồm: Cụm cảng trên sông Đồng Nai (78 ha), Cảng Việt Thuận Thành (69 ha), Cảng tổng hợp Vĩnh Hưng (26 ha), Cảng tổng hợp Phước Khánh (bến 1, diện tích hơn 22 ha) và Cảng tổng hợp Phước Khánh (bến 3, diện tích 10 ha). Cùng với đó là 4 cụm cảng chuyên dùng (3 cụm cảng chuyên dùng xăng dầu và 1 cụm cảng chuyên dùng ngành gỗ).
Huyện Nhơn Trạch có số lượng cảng biển được quy hoạch nhiều nhất, với 35 cảng biển. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống cảng biển chưa được đầu tư còn khá nhiều, chủ yếu do không kêu gọi được nhà đầu tư vì hệ thống giao thông kết nối kém.
Ông Lê Quang Bình, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, hệ thống giao thông đường bộ kết nối cảng biển còn nhiều hạn chế. Đồng Nai sở hữu hệ thống sông tốt, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 tấn, nhưng đường bộ kết nối cảng biển chưa tốt, nên ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của cảng biển.
Không những vậy, việc đầu tư, phát triển hệ thống cảng biển cũng đang tồn tại nhiều bất cập, như tình trạng manh mún. Số liệu thống kê cho thấy, trong số 17 cảng biển đang hoạt động, chỉ có 2 cảng biển có quy mô diện tích trên 30 ha.
Tăng quy mô, năng lực cụm cảng
Theo tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông - Vận tải đang thực hiện quy hoạch lại tổng thể hệ thống cảng biển, trong đó có hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về cơ bản, trong quy hoạch mới, số lượng và định hướng phát triển cho giai đoạn sau năm 2020 vẫn giữ nguyên theo quy hoạch đã được duyệt năm 2017 và chỉ thay đổi tên gọi nhóm cảng từ nhóm 5 thành nhóm 4.
Theo quy hoạch mới đang hoàn thiện, những cảng biển đã triển khai và có chủ trương thực hiện thì sẽ tiếp tục thực hiện. Với các cảng biển chưa triển khai thực hiện, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải cho phát triển theo hướng cụm cảng, tăng quy mô để đón tàu trọng tải lớn.
Song song với việc kiến nghị điều chỉnh quy hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai đang xem xét thực hiện điều chỉnh đối với các cảng biển chưa triển khai trên địa bàn trọng điểm, huyện Nhơn Trạch thành các cụm cảng có diện tích lớn để mời gọi các nhà đầu tư tiếp cận dự án phù hợp với quy hoạch mới cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
Đối với một số vị trí khó thu hút nhà đầu tư, có lợi thế phát triển các mục tiêu khác, tỉnh Đồng Nai kiến nghị loại khỏi danh mục quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ và điều chỉnh thành mục tiêu đất dự trữ phát triển.
Cụ thể, theo đề xuất, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, thời gian tới sẽ phát triển 5 cụm bến cảng tổng hợp và 4 cụm bến cảng chuyên dùng. Các cụm cảng này có diện tích từ 9,3 đến hơn 78 ha.
Để thực hiện mục tiêu phát triển cụm cảng, theo ông Lê Quang Bình, đối với các cảng chưa triển khai đầu tư, thời gian tới, tỉnh cần có quy định về diện tích cần có để được xây dựng cảng biển. Khi có quy định, những doanh nghiệp đã có đất, nhưng chưa triển khai dự án sẽ phải thực hiện liên doanh, liên kết để tạo thành cụm cảng.
"Cảng lớn mới có thể đón được tàu có tải trọng lớn và khi đó, cảng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển và khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún", ông Bình nói.
Danh tính 3 thanh niên tử vong bên cạnh xe máy Exciter ở Đồng Nai Nguyên nhân ban đầu được xác định xe máy chở 3 thanh niên chạy với tốc độ nhanh khi đến đường cong đã lao thẳng vào nhà dân. Hiện trường vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người tử vong rạng sáng 10/11. Liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người tử vong ở huyện Nhơn Trạch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025