Cử nhân bỏ việc về làng khởi nghiệp với đất
Tốt nghiệp ĐH Sân khấu Điện ảnh, làm việc tại Đài truyền hình VTC, Nguyễn Đức Toàn bỏ công việc nhẹ nhàng, về làng khởi nghiệp với những hòn đất để giữ nghề truyền thống.
Tới nay, Toàn tự mở cho mình một xưởng sản xuất gốm riêng với 15 nhân công chuyên sản xuất sản phẩm gốm tâm linh với dòng men ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần quý hiếm.
Sinh ra ở làng gốm Bát Tràng truyền thống, Toàn cho biết hòn đất và ngọn lửa của nghề gốm đã gắn bó với mình từ khi còn rất nhỏ. “Cũng chẳng biết từ bao giờ, tình yêu với gồm sứ đã tồn tại trong mình, thôi thúc mình giữ gìn nghề gốm quý báu mà cha ông để lại”.
Là sinh viên Khoa Công nghệ điện ảnh truyền hình của ĐH Sân khấu Điện ảnh, chàng trai mới 27 tuổi tốt nghiệp vào năm 2011. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Đài truyền hình VTC, Toàn quyết định quay về làng mở một xưởng gốm riêng.
Toàn kể khi quay về mới thực sự học nghề gốm. Người thầy của chàng trai chính là nghệ nhân Trần Văn Độ, người được xem là giữ hồn gốm cổ của Bát Tràng.
Toàn cho biết là người trẻ mới theo học nghề gốm, chính nghệ nhân Độ đã chỉ dạy cho mình rất nhiều về công nghệ sản xuất gốm sứ.
“Ông cũng là người chỉ dạy cho tôi những bài men quý báu mà ông mất hàng chục năm để nghiên cứu” – Toàn kể – “Ngoài những kinh nghiệm về nghề, tôi còn học được ở ông đức tính cần cù, chịu khó. Nhiều đêm ông thức trắng để nghiên cứu, chế thử và tìm tòi những bài men từ lâu đã mai một”.
Hai dòng men độc đáo là ngọc thời Lý và men rạn ngà hoa nâu thời Lý – Trần hiện Toàn theo đuổi để tạo nên các sản phẩm của mình, chính là 2 trong số 73 bài men quý mà nghệ nhân Trần Văn Độ đã phục dựng.
Điều đặc biệt Toàn vừa là học trò, đồng thời là con rể của nghệ nhân Trần Văn Độ.
Video đang HOT
Toàn kể vợ mình, Trần Thị Thu Hà, cũng sinh năm 1989 vốn là bạn hồi cấp 3. Sau này khi bắt đầu quay về Bát Tràng học nghề gốm với nghệ nhân Trần Độ, Toàn gặp lại bạn cùng lớp. Đôi bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu nhau rồi tiến đến hôn nhân.
Toàn đang thực hiện một sản phẩm gốm tại xưởng sản xuất của mình. Ảnh: VietNamNet.
Toàn cho biết Hà ban đầu cũng làm công chức nhưng sau một thời gian, vì cũng là cái duyên với nghề gốm, hai vợ chồng quyết định trở về làng khởi nghiệp với một xưởng sản xuất gốm sứ riêng.
“Mong muốn của mình là gốm sứ Bát Tràng nói chung và dòng gốm của chúng tôi nói riêng được thị trường trong nước chấp nhận và tương lai sẽ vươn ra thị trường quốc tế”, Toàn nói.
Toàn cho biết hiện tại với 15 công nhân, xưởng gốm của mình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Công ty phục vụ theo hình thức đặt hàng là chính. Dù vậy, cho tới nay, Toàn cũng nhận được những đơn hàng trị giá lên cả tỷ đồng.
“Tương lai mình cũng sẽ mở rộng sản xuất các mặt hàng gốm sứ trưng bày như bình, lọ cao cấp để hướng ra thị trường thế giới”.
Là người trẻ, Toàn được công nhận là thợ giỏi và vững tay nghề. Chàng trai nhận được danh hiệu thợ giỏi trong hội nghệ nhân thợ giỏi thành phố Hà Nội. Mới đây, Toàn cũng là một trong 10 thợ trẻ, giỏi được Hội liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội vinh danh.
Toàn kể tới nay theo đuổi nghề gốm chưa lâu nhưng đã tạo được nhiều sản phẩm ưng ý. Trong số đó, sản phẩm Toàn ưng ý nhất chính là cặp lục bình Long Phụng có kích thước cao 1,3 m, đường kính 45 cm được đắp nổi bằng tay hoàn toàn.
Thời gian để làm cặp lục bình này là một tháng. Tác phẩm đã đoạt giải nhì trong cuộc thi sản phẩm gốm đẹp được tổ chức tại Festival Huế năm 2016.
Tôi hỏi Toàn rằng quyết định theo đuổi nghề gốm có lấy mất của em điều gì không? Cậu trả lời quả quyết rằng những thanh niên mới khởi nghiệp như mình thì không vội đề cập đến chuyện được mất. “Cái cốt lõi phải cùng nhau giữ được cái nghề mà cha ông ta để lại”.
Trong khi đó, Toàn cho rằng, nghề gốm đem lại cho mình nhiều thứ hơn. “Nhờ có nghề gốm mà những người con Bát Tràng như chúng tôi có thể phát triển kinh tế, xã hội cũng như tri thức. Ngoài ra, nghề gốm cũng giúp tôi thỏa sức sáng tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê với hòn đất”.
“Có nhiều người cho rằng đại học mới là con đường nhanh nhất để thành công nhưng theo mình thì suy nghĩ đó chỉ đúng một phần. Quan trọng là những người trẻ có quyết tâm để theo đuổi đam mê của mình hay không và có định hướng đúng về sở thích của mình hay không”, Toán nói.
“Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng khi khởi nghiệp cần có những người bạn đồng hành, đồng nghiệp thực sự gắn bó với mình. Họ sẽ giúp cho mình rất nhiều trong công việc cũng như giải quyết được những khó khăn gặp phải”.
Theo Lê Văn / VietNamNet
Cô giáo lấy phải nhà chồng "chợ búa"
Tôi năm nay 30 tuổi đã lập gia đình và có một con gái 8 tuổi. Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên. Tôi và chồng tôi đến với nhau với sự đồng cảm do gặp chuyện buồn trong gia đình: bố mẹ tôi đã chia tay còn bố mẹ anh thì thường xuyên cãi cọ và từng li thân.
Từ lúc yêu nhau cho tới khi lập gia đình nhiều lúc không tránh khỏi những tranh cãi trong cuộc sống nhưng với tôi tình cảm giữa hai vợ chồng là tốt. Về cơ bản những quan niệm sống của chúng tôi là hòa hợp nhưng điều bất hạnh của tôi là với gia đình nhà chồng.
Nhà chồng tôi thuộc loại có của ăn của để ở phố mặt đường. Mẹ chồng tôi buôn bán từ lâu, bố chồng chạy xe chở hàng giờ đã nghỉ. Không biết có phải do "có học mà ngu" như lời mẹ chồng vẫn chửi hai vợ chồng tôi không mà cả hai đứa đều không sao hòa hợp với gia đình bên nội.
Ảnh minh họa
Bạn bè nhận xét tôi là người hiền lành, ít nói, không chơi bời, chăm lo gia đình, khả năng nhẫn nhịn cao, có chuyên môn khá rất được tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp. Tuy vậy tất cả những đức tính ấy không giúp tôi hòa hợp được với gia đình chồng. Tôi tự thấy mình là người sống không khôn khéo, không biết nịnh chỉ nói thẳng nhưng là người sống biết điều. Với bố mẹ chồng tôi cũng rất chú ý những lễ nghi cơ bản. Chúng tôi ở riêng nên ngày lễ Tết khi thì tôi gửi tiền nhờ mẹ chồng mua lễ, khi thì tôi mua quà, mua lễ, ngày tất niên hay mùng một, giỗ chạp,... gia đình vẫn sum họp cùng nhau . Nhà tôi và nhà chồng cách nhau chưa đến 1km nên hầu như ngày nào đi chợ tôi đều cho con qua nhà ông bà chơi, tôi nghĩ dù ở riêng vẫn nên qua lại cho có tình cảm. Thỉnh thoảng qua chợ tôi cũng mua ít hoa quả biếu bố mẹ chồng, khi được người ta cho quà, tôi đều chia đôi mang sang nhà nội một nửa. Những khi mẹ chồng ốm hai vợ chồng tôi cùng sang: tôi thì cạo gió, chồng mua cháo... Có lần chồng tôi mâu thuẫn với mẹ mà không sang nhưng tôi nghĩ chồng đã vậy mình càng phải sang. Tôi cũng không biết mình có sai phạm gì mà tôi bị gia đình nhà chồng đối xử bất công đến như vậy.
Phải nói thêm rằng dù vẫn thực hiện bổn phận và trách nhiệm của con cái song tôi thấy không hợp với cách sống và quan niệm sống của những người bên nhà chồng. Thứ nhất ở sự chi li trong chi tiêu. Nhà có điều kiện nhưng chi tiêu trong nhà vô cùng tằn tiện. Mẹ chồng tôi là người chịu khó kham khổ từ hai bàn tay trắng làm nên, bà tham việc lắm dù ốm, dù lễ Tết vẫn bán hàng. Chúng tôi vì bận công việc nhìn chung ít giúp được bà, chỉ thỉnh thoảng khi bà bận gọi thì tôi sang giúp. Nhìn chung cơ ngơi gia đình là do mẹ chồng tôi làm ra là chủ yếu. Bây giờ dù có tiền bà cũng không dám ăn không dám mặc. Ban đầu ở chung có ngày mẹ chồng đưa tôi có 10.000 đồng - 20.000 đồng bảo đi chợ mua món gì thay đổi cho đỡ chán. 5 con người - 20.000 đồng, tôi loay hoay ra chợ rồi cũng chỉ biết mua rau và đậu sốt như 350 ngày/năm, thỉnh thoảng có tí thịt. Bà mà đi chợ còn hết ít hơn vì chỉ mua thức ăn sẵn, một khúc cá kho ăn hai bữa, rau luộc. Ngày tôi có bầu vì vậy mà phải tranh thủ về nhà mẹ đẻ ăn thêm.
Sự không hòa hợp thứ hai là trong cách cư xử với mọi người xung quanh. Ngày mới về làm dâu tôi thấy lạ, tôi chào hỏi không bao giờ thấy bố chồng trả lời, tôi dơ mặt quá hỏi chồng anh ấy bảo tính ông như vậy, lâu rồi thành quen: tôi vẫn chào và ông vẫn không nói gì. Gia đình chồng tôi toàn người nói to, nói nhiều và phải nói rằng "ghê gớm" theo cảm nhận của tôi. Ngày Tết không bao giờ thấy nhà chồng tôi qua hàng xóm chơi. Em chồng tôi đều bị mọi người nói là ghê gớm, nhiều lần nói trống không với tôi song tôi không chấp.
Thời gian chồng tôi đi học tôi chuyển công tác, lương hai vợ chồng giáo viên chỉ được có 3 triệu đồng không hơn, đóng học cho con, tiền điện tiền nước, tiền ăn, tiền ma chay, cưới hỏi, quỹ tập thể... dù tiết kiệm mấy tôi cũng không đủ. Mẹ tôi mỗi tháng phải cho thêm 500.000 trong khi gia đình chồng có hơn 10 gian nhà trọ, tôi nói chuyện muốn xin một phòng đang để không cho thuê trang trải thêm nhưng mẹ chồng và em chồng bàn bạc nói tôi giả nghèo khổ và không cho.
Đã vậy chồng tôi sang nói chuyện không hiểu thế nào lại thành cãi nhau to hơn. Sau một thời gian, chồng tôi có đưa con sang và đã nói chuyện bình thường còn tôi vì uất ức từ hôm đó tôi không sang nữa dù trước đây ngày nào tôi cũng sang. Tôi cứ nghĩ đến khuôn mặt ấy, những lời đay nghiến ấy thì không sao chịu được.
Tôi thấy mình nhẫn nhịn 9 năm nay đến giờ phút này thấy nản chí quá. Tôi đã vì con mà cố gắng nhưng thiết nghĩ có cố nữa cùng không được vì nhà chồng tôi là như vậy không cần biết tôi đã làm gì, sống như thế nào, bản chất ra sao chỉ một lần không làm hài lòng họ thì sẽ bị chửi rủa như một kẻ hư hỏng. Tôi đã vậy còn mẹ tôi nữa chứ. Ai không muốn mình được gia đình chồng yêu quý, nhưng với gia đình như nhà chồng tôi thì phải sống như thế nào đây?
Theo Vietnamnet











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025